ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TỈNH ĐỒNG NAI
 
Chưa có thông tin
 

Nội dung bản tin

 
Một số nội dung công việc cần thực hiện sau hội nghị hiệp thương lần thứ 3 đối với Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp.
Đăng ngày: 19-04-2021 03:20
asp:Label ID="lblSummary" runat="server"
Ủy ban MTTQ các cấp phối hợp tổ chúc thành công các hội nghị tiếp xúc cử tri để những người ứng cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp tiếp xúc vận động bầu cử theo luật định
 

Các công việc do Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chuẩn bị

1. Ban giao hồ sơ, biên bản hội nghị hiệp thương lần thứ 3 và danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026 cho Ủy ban bầu cử tỉnh. Từ ngày 19-22/4.

 2. Phối hợp với UBND tỉnh xây dựng kế hoạch tổ chức các Hội nghị để những người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân tỉnh khóa X (nhiệm kỳ 2021 - 2026) tiếp xúc cử tri vận động bầu cử và thông báo thời gian, địa điểm lịch tiếp xúc cử tri vận động bầu cử cụ thể đến các huyện, thành phố được biết để tổ chức.

3. Thông báo đến các ứng cử viên đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh được biết thời gian, địa điểm tiếp xúc cử tri vận động bầu cử; để các ứng cử viên được biết và tham dự theo quy định; đồng thời thông báo đến Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các huyện, thành phố được biết để tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri.

4. Tham dự các hội nghị tiếp xúc cử tri vận động bầu cử đối với đại biểu Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân tỉnh khóa X.

5. Thời gian tổ chức tiếp xúc cử tri vận động bầu cử thực hiện từ ngày 28/4-21/5 theo quy định.

6. Xây dựng báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị, tâm tư, nguyện vọng của cử tri thuộc thẩm quyền giải quyết của Trung ương và tỉnh tại các hội nghị tiếp xúc cử tri vận động bầu cử để thông báo tại kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh khóa X và gửi Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.

7. Có văn bản ủy quyền đối với Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các huyện, thành phố chủ trì các hội nghị tiếp xúc cử tri đối với ứng cử viên đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh.

8. Gửi bản tiểu sử tóm tắt của những ứng cử viên đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh đến Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các huyện, thành phố.

9. Tổ chức các đoàn giám sát công tác bầu cử tại một số Ủy ban bầu cử theo kế hoạch đã ban hành.

Các công việc do Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các huyện, thành phố thực hiện:

1. Ban giao hồ sơ, biên bản hội nghị hiệp thương lần thứ 3 và danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện nhiệm kỳ 2021-2026 cho Ủy ban bầu cử cùng cấp.

2. Phối hợp với UBND cùng cấp xây dựng kế hoạch tổ chức các Hội nghị để những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện (nhiệm kỳ 2021 - 2026) tiếp xúc cử tri vận động bầu cử.

3. Đề nghị Ủy ban bầu cử các huyện, thành phố cung cấp tiểu sử tóm tắt những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu HĐND cấp huyện nhiệm kỳ 2021-2026.

4. Thông báo đến các ứng cử viên đại biểu Hội đồng nhân dân cùng cấp được biết thời gian, địa điểm tiếp xúc cử tri vận động bầu cử; để các ứng cử viên được biết và tham dự theo quy định.

5. Chủ trì các hội nghị tiếp xúc cử tri vận động bầu cử đối với ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân tỉnh khóa X ( Lưu ý: Những người ứng cử đại biểu Quốc hội được tổ chức tiếp xúc cử tri riêng; còn đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện tổ chức chung)

6. Nội dung hội nghị tiếp xúc cử tri thực hiện theo Điều 66 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015.

7. Xây dựng báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị, tâm tư, nguyện vọng của cử tri và nhân dân tại các hội nghị và gửi về Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và Ủy ban bầu cử cùng cấp.

8. Phối hợp với UBND cùng cấp chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức thành công các hội nghị tiếp xúc cử tri với những người ứng cử.

9. Phối hợp với Ủy ban nhân dân nơi tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri có trách nhiệm thông báo về thời gian, địa điểm tổ chức hội nghị để cử tri tham dự đông đủ.

10. Hướng dẫn Ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, phường, thị trấn tăng cường công tác giám sát về bầu cử; trong đó lưu ý về danh sách cử tri; những người ứng cử tham gia các tổ chức phụ trách bầu cử….giám sát trong ngày bầu cử.

11. Phối hợp với các cơ quan có liên quan tuyên truyền để người dân được biết và tham dự các hội nghị cử tri và tham gia bầu cử.

Các công việc do Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, phường, thị trấn thực hiện:

1. Ban giao hồ sơ, biên bản hội nghị hiệp thương lần thứ 3 và danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã nhiệm kỳ 2021-2026 cho Ủy ban bầu cử cùng cấp.

2. Phối hợp với UBND cùng cấp xây dựng kế hoạch tổ chức các Hội nghị để những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện (nhiệm kỳ 2021 - 2026) tiếp xúc cử tri vận động bầu cử.

3. Đề nghị Ủy ban bầu cử cấp xã cung cấp tiểu sử tóm tắt những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu HĐND cấp xã nhiệm kỳ 2021-2026.

4. Thông báo đến các ứng cử viên đại biểu Hội đồng nhân dân cùng cấp được biết thời gian, địa điểm tiếp xúc cử tri vận động bầu cử; để các ứng cử viên được biết và tham dự theo quy định.

5. Chủ trì các hội nghị tiếp xúc cử tri vận động bầu cử đối với ứng cử viên đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã nhiệm kỳ 2021-2026.

6. Phối hợp với Ủy ban nhân dân nơi tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri có trách nhiệm thông báo về thời gian, địa điểm tổ chức hội nghị để cử tri tham dự đông đủ

7. Nội dung hội nghị tiếp xúc cử tri thực hiện theo Điều 66 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015.

8. Xây dựng báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị, tâm tư, nguyện vọng của cử tri và nhân dân tại các hội nghị và gửi về Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp huyện và Ủy ban bầu cử cùng cấp.

9. Tăng cường công tác giám sát về bầu cử; trong đó lưu ý về danh sách cử tri; những người ứng cử tham gia các tổ chức phụ trách bầu cử: Ban, tổ bầu cử….giám sát trong ngày bầu cử.

 

 

(Xuân Tuấn)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

In nội dung
Các tin đã đăng ngày:
 
Về đầu