Năm 2020, hoạt động giám sát, phản biện xã hội của MTTQ và
các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã được triển khai
toàn diện, hiệu quả. Thông qua việc thường xuyên nắm bắt tình hình nhân dân,
Mặt trận các cấp đã lựa chọn những vấn đề dư luận xã hội, nhân dân quan tâm để
tập trung giám sát và phản biện xã hội.
TUV/ Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh Bùi Quang Huy chủ trì hội nghị phản biện xã hội
Xác
định, công tác tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh là một
trong những nhiệm vụ trọng tâm, thời gian qua, Mặt trận các cấp đã phối hợp với
các tổ chức thành viên góp ý thường xuyên, định kỳ và đột xuất bằng nhiều hình
thức khác nhau với hàng trăm ý kiến đối với các cấp ủy đảng, chính quyền về
những vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của
nhân dân.
Những
con số thống kê cho thấy, hoạt động giám sát của Mặt trận các cấp trên địa bàn
tỉnh đã được triển khai toàn diện và ngày càng hiệu quả. Thông qua việc thường
xuyên nắm bắt tình hình nhân dân, Mặt trận các cấp đã lựa chọn những vấn đề dư
luận xã hội quan tâm để tập trung giám sát và phản biện xã hội.
Trong năm 2020, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh đã xây dựng
chương trình giám sát với các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức giám sát việc
thực hiện các Dự án tái định cư; Giám sát việc thực hiện pháp luật về quản lý, sản
xuất, kinh doanh, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn
chăn nuôi, giống cây trồng, giống vật nuôi; Giám sát việc quán triệt,
triển khai, ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác của Hội Cựu
chiến binh theo Nghị quyết 09-NQ/TW ngày 08/01/2002 của Bộ Chính trị và quy định
của Pháp lệnh Cựu chiến binh; Giám sát kết quả thực hiện chính sách, pháp luật
về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với Cựu chiến binh và người có công trên
địa bàn tỉnh; Giám sát việc chấp hành pháp luật Luật lao động, Luật Công đoàn
bao gồm: việc chấp hành pháp luật về an toàn vệ sinh lao động; thực hiện Quy chế
dân chủ theo Nghị định số 149/2018/NĐ-CP của Chính phủ (ký kết thỏa ước lao động
tập thể trong doanh nghiệp, quy chế dân chủ cơ sở trong doanh nghiệp); thực hiện
các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm và chất lượng dinh dưỡng bữa ăn giữa
ca trong doanh nghiệp; Giám sát việc tổ chức triển khai thực hiện chương trình,
kế hoạch phòng ngừa xâm hại trẻ em và phòng, chống tai nạn đuối nước đối với trẻ
em cùng các nội dung khác theo quy định của pháp luật theo quy định của Luật trẻ
em; Giám sát việc thực hiện Quyết định số 13/2013/QĐ-TTg ngày 06/02/2013 cảu Thủ
tướng Chính phủ “Về chế độ, chính sách đối với cán bộ Đoàn thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh, Hội sinh viên Việt Nam, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam trong
các cơ sở giáo dục và cơ sở dạy nghề”.
Song song
với đó, tại các địa phương, Ban Thường trực Ủy ban
MTTQ Việt Nam cấp huyện, cấp xã trong năm 2020 đã phối hợp với Hội đồng
nhân dân và các đoàn thể chính trị - xã hội cùng cấp tổ chức khảo sát, giám
sát 854 cuộc về tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của địa phương; liên quan đến quyền và lợi ích của đoàn viên, hội
viên và việc thực hiện nghị
quyết của Hội đồng nhân dân các cấp.
Sau giám
sát, Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội đã ban hành báo cáo và gửi kiến
nghị tới các cơ quan có thẩm quyền chỉ đạo các ngành chức năng giải quyết, đồng
thời theo dõi, giám sát việc giải quyết. Qua thực tế cho thấy các ngành chức
năng đã cơ bản thực hiện nghiêm túc việc giải quyết các kiến nghị.
Điểm đáng ghi nhận đó là hoạt động giám sát thường xuyên
được MTTQ các cấp coi trọng thông qua Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu
tư của cộng đồng. Trong năm qua, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ các cấp đã chỉ
đạo, hướng dẫn kiện toàn Ban Thanh tra nhân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng.
Trong năm 2020, Ban Thanh tra nhân dân đã giám
sát 315 cuộc, qua giám sát, Ban Thanh tra nhân dân đã phát hiện một số sai phạm
và có 109 kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý và có biện pháp khắc phục
những hạn chế trong thực hiện nhiệm vụ. Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng đã tổ
chức giám sát 1.387 dự án triển khai trên địa bàn, qua giám sát đã phát
hiện một số sai phạm nhỏ trong thi công xây dựng và có 56 kiến nghị xử lý;
các kiến nghị đã được các cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư, nhà thầu, chủ
đầu tư xem xét xử lý, giải quyết và khắc phục theo quy định.
Đối
với công tác phản biện xã hội, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và 11
huyện, thành phố và xã đã tổ chức 98 Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo
Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, xã, phường,
thị trấn về “Mục tiêu, nhiệm vụ và giải
pháp chủ yếu năm 2020 về phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của
địa phương”. Trong đó Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã phản biện 5 dự thảo Nghị quyết:
dự thảo Nghị quyết quy định hỗ trợ một phần kinh phí khám, chữa bệnh cho người
nghèo, người thuộc đối tượng bảo trợ xã hội, người mắc bệnh hiểm nghèo có hoàn
cảnh khó khăn, người nhiễm HIV trên địa bàn tỉnh; dự thảo Nghị quyết điều chỉnh
Nghị quyết 77/2017/NQ-HĐND, ngày 07/7/2020 về quy định số lượng, chức danh, chế
độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách cấp xã, ấp trên
địa bàn tỉnh và dự thảo Nghị quyết về chủ trương ban hành “Đề án hỗ trợ doanh
nghiệp nhỏ và vừa đến năm 2025”; dự thảo Nghị quyết về danh mục dự án thu hồi đất
năm 2021; các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất đối với đất trồng lúa, đất
rừng phòng hộ, rừng đặc dụng năm 2021 trên địa bàn tỉnh và dự thảo Nghị quyết về
chính sách thu hút, hỗ trợ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế tỉnh Đồng
Nai. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp huyện và xã đã tổ chức phản biện
xã hội đối với dự thảo Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, xã, phường,
thị trấn về “Mục tiêu, nhiệm vụ và giải
pháp chủ yếu năm 2020 về phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của
địa phương”; về chủ trương đầu tư xây dựng đường 25C đoạn từ Hương lộ 19 (xã
Long Thọ, huyện Nhơn Trạch) đến Quốc lộ 51 (xã Long Phước, huyện Long Thành); dự
thảo báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ huyện, xã.
Qua các hội nghị phản biện xã hội, Ban Thường trực Ủy
ban MTTQ Việt Nam các cấp và các Hội đồng tư vấn Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã
có các phản biện, kiến nghị, đề xuất cơ quan soạn thảo dự thảo Nghị quyết xem
xét, nghiên cứu và bổ sung những ý kiến phản biện phù hợp với tình hình thực tế
của địa phương, có tính thuyết phục cao vào dự thảo Nghị quyết để trình Hội đồng
nhân dan các cấp xem xét thông qua.
Để
nâng cao hơn nữa chất lượng công tác giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng
Đảng, xây dựng chính quyền trong thời gian tới, MTTQ các cấp và các tổ chức
chính trị - xã hội cần quan tâm đến việc nắm bắt tình hình nhân dân, dư luận xã
hội để lựa chọn nội dung giám sát, phản biện phù hợp với tình hình thực tế của
địa phương, cơ sở. Việc thực hiện giám sát phải đảm bảo quy trình, đưa ra các
kiến nghị, đề xuất có sức thuyết phục cao. Đặc biệt cần giám sát kết quả tiếp
thu, giải quyết của cơ quan chức năng đối với các nội dung mà Mặt trận kiến
nghị, đề xuất.
(Xuân
Tuấn)