ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TỈNH ĐỒNG NAI
 
Chưa có thông tin
 

Nội dung bản tin

 
Tuyên truyền Bình đẳng giới trong vùng đồng bào dân tộc thiếu số tỉnh Đồng Nai
Đăng ngày: 04-09-2020 04:13
asp:Label ID="lblSummary" runat="server"
Với vai trò là cơ quan chủ trì thực hiện các đề án tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho đồng bào dân tộc thiểu số. Trong thời gian qua Ban Dân tộc tỉnh Đồng Nai đã triển khai thực hiện tốt công tác tuyên truyền PBGDPL về Bình đẳng giới cho đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh, góp phần nâng cao hiểu biết về pháp luật trong nhân dân

Trên cơ sở Quyết định số 1898/QĐ-TTg ngày 28/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2018 – 2025” và Kế hoạch số 3465/KH-UBND ngày 18/01/2019 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Đề án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng DTTS giai đoạn 2018 - 2025”. Ban Dân tộc tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 09/KH-BDT ngày 18/01/2019 nhằm cụ thể hóa đối với nội dung này, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bình đẳng giới được đẩy mạnh đến mọi đối tượng từ cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể, cán bộ phụ trách công tác dân tộc và đến mọi người dân trên địa bàn tỉnh.

Trong năm 2019, Ban Dân tộc tỉnh đã chủ động tham mưu, phối hợp với các sở, ngành, địa phương có liên quan thực hiện công tác tuyên truyền Luật Bình đẳng giới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tính thời điểm từ tháng 5 đến tháng 9/2019, Ban Dân tộc tỉnh đã phối hợp với 09 huyện, thành phố tổ chức 41 điểm tuyên truyền về Luật Bình đẳng giới cho hơn 3.900 lượt người tham dự, đối tượng được tuyên truyền là những người làm công tác dân tộc cấp huyện, cấp xã, trưởng ấp (khu phố), người có uy tín và người dân là đồng bào dân tộc thiểu số.

day manh tt.png 

Tuyên truyền Luật bình đẳng giới cho đồng bào DTTS huyện Tân Phú

Thông qua công tác tuyên truyền, các mô hình tư vấn, hỗ trợ về bình đẳng giới đã nhận được sự đồng tình ủng hộ của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở. Từ đó, tạo điều kiện để đồng bào dân tộc nói chung và phụ nữ dân tộc thiểu số nói riêng được tìm hiểu về pháp luật, biết bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình. Khi nhận thức trong đồng bào DTTS được nâng lên trên tất cả các lĩnh vực, nhờ đó phụ nữ dần dần thể hiện được quyền bình đẳng trong đời sống xã hội, tham gia nhiều hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau của xã hội. Thông qua hình thức tuyên truyền, giáo dục về bình đẳng giới đã giúp cho các cơ quan, tổ chức, cán bộ công chức và người dân thấy rõ nguy cơ, thực trạng của vấn đề bất bình đẳng giới đang ngăn cản sự phát triển của đất nước, và cần có sự nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của bình đẳng giới đối với sự phát triển của xã hội, cộng đồng hiện nay.


Tuyên truyền Luật bình đẳng giới cho đồng bào DTTS huyện 
Xuân Lộc

Bên cạnh một số kết quả đạt được, nhận thức pháp luật và ý thức tuân thủ pháp luật, trong đó có pháp luật về bình đẳng giới của đồng bào DTTS còn hạn chế, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng còn khó khăn, một bộ phận không nhỏ người dân vẫn chưa nhận thức đúng về vai trò của pháp luật. Sự bất bình đẳng giới vẫn tồn tại trong nhiều lĩnh vực như: quyền lợi, nghĩa vụ, phân công lao động, cơ hội việc làm, tiền lương, thu nhập, cơ hội thăng tiến giữa nam và nữ. Ngay cả những người phụ nữ việc nhận thức về quyền lợi của mình còn nhiều hạn chế, dẫn tới sự thiệt thòi hơn so với nam giới trên hầu hết mọi phương diện, bị hạn chế trong việc tiếp cận những dịch vụ xã hội cơ bản đối với phụ nữ... Bên cạnh đó, sự quan tâm của một số cấp ủy đảng, chính quyền về giới và công tác bình đẳng giới chưa đầy đủ, kịp thời. Đây cũng là vấn đề khó khăn, hạn chế trong việc đưa Luật Bình đẳng giới đi vào cuộc sống xã hội.

Năm 2020, Ban Dân tộc tỉnh tiếp tục phối hợp cùng các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong đồng bào DTTS và Đề án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng DTTS giai đoạn 2018 - 2025” trên địa bàn tỉnh, nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền Luật Bình đẳng giới và các văn bản thi hành luật để nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm trong thực hiện bình đẳng giới cho cộng đồng, giúp họ hiểu được trách nhiệm thực hiện bình đẳng giới không chỉ là của mỗi cá nhân mà là trách nhiệm của mỗi gia đình và toàn xã hội.

Nguyễn Dung 

 

In nội dung
Các tin đã đăng ngày:
 
Về đầu