Nghị
quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị được ban hành với quan điểm chỉ đạo: đảm
bảo an ninh năng lượng quốc gia là nền tảng đồng thời là tiền đề quan trọng để
phát triển kinh tế - xã hội; phát triển năng lượng quốc gia phải phù hợp với
thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xu thế hội nhập quốc
tế; phát triển đồng bộ, hợp lý và đa dạng hóa các loại hình năng lượng; ưu tiên
ứng dụng thành quả của cuộc cách mạng cộng nghiệp lần thứ tư trong tất cả các
ngành, lĩnh vực năng lượng; sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả đi đôi với
bảo vệ môi trường phải được xem là quốc sách quan trọng và trách nhiệm của toàn
xã hội.
Nhà máy Điện gió ở Mũi Dinh, Ninh Thuận: Nguồn: Internet
Với
quan điểm chỉ đạo này cũng với các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể được
nêu ra, Nghị quyết đã xóa bỏ rào cản, tạo môi trường thuận lợi, minh bạch,
thông thoáng cho tất cả các ngành kinh tế tham gia bảo đảm an ninh năng lượng.
Đồng thời, xác định rõ, nguyên tắc để phát triển các nguồn năng lượng một cách
hiệu quả là dựa trên yếu tố của giá cả, công nghệ, an toàn. Bên cạnh đó,
Nghị quyết 55 tiếp tục mở ra những cơ hội mới, to lớn và tiềm năng cho khu vực
tư nhân trong tham gia phát triển năng lượng thời gian tới.
Trong
lĩnh vực năng lượng tái tạo, tiếp tục rà soát, có cơ chế chính sách mang tính
đột phá để tạo điều kiện cho tư nhân tham gia. Ở đây, cũng phải kể đến quan
điểm rất mới, mang tính quyết sách của Đảng là tiếp tục xem xét và hình thành
những trung tâm năng lượng tái tạo dựa trên nền tảng lợi thế của công nghệ, vị
trí địa lý và tiềm năng.
Công nhân đang vận hành Nhà máy điện Nhơn Trạch 2. Nguồn: Internet
Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam cùng với các tổ chức đoàn thể, chính trị - xã hội tham
gia vào chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2025 tầm nhìn đến năm
2045 với nhiệm vụ: tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của ngành
năng lượng và mục tiêu an ninh năng lượng quốc gia; tuyên truyền, vận
động, khuyến khích các tầng lớp nhân dân phát huy sáng kiến, tham gia phát
triển và giám sát các hoạt động phát triển năng lượng, nhất là, nhiệm vụ giám
sát việc tổ chức thực hiện Nghị quyết. Trong đó, có giám sát việc thực hiện quy
hoạch và phát triển hệ thống thủy điện; giám sát việc đảm bảo theo quy định về
mức độ khói, bụi, khí thải ở các nhà máy nhiệt điện; giám sát việc xây dựng
chính sách hỗ trợ và cơ chế đột phá cho phát triển điện gió ngoài khơi; giám
sát việc thực hiện quy trình xã lũ để không gây ảnh hưởng đến tài sản, tính
mạng của người dân song song với việc góp ý, phản biện xã hội các dự thảo liên quan
đến chương trình phát triển bền vững năng lượng quốc gia.
Tựu
chung lại, Nghị quyết 55 đã mở ra những cánh cửa mới cho ngành năng lượng trên tinh thần tiếp tục huy động các nguồn lực, đặc biệt là tư nhân tham gia sâu hơn vào
phát triển năng lượng quốc gia. Nghị quyết cho phép chúng ta hoàn toàn tin
tưởng vào một chiến lược dài hơi với những cơ chế chính sách mới, kể cả khung
khổ luật pháp để định hướng trong phát triển, đảm bảo an ninh năng lượng của
đất nước trong thời gian tới,
Tố Nga