Theo đó, trong 01 năm không được đề nghị xét tặng 02 hình
thức khen thưởng cấp Nhà nước cho một tập thể hoặc một cá nhân (trừ trường hợp
khen thưởng đột xuất, khen thưởng quá trình cống hiến, khen thưởng theo niên
hạn).
Khi đề
nghị khen thưởng phải lưu ý đề nghị xét tặng hình thức, mức hạng đúng theo
quy định, không đề nghị khen thưởng vượt mức hạng. Không tặng nhiều hình thức
khen thưởng cho một thành tích đạt được. Trường hợp tập thể, cá nhân có thành
tích xuất sắc đột xuất thì Người đứng đầu bộ, ban, ngành, tỉnh khen thưởng theo
thẩm quyền; nếu thành tích tiêu biểu, phạm vi ảnh hưởng lớn thì đề nghị khen
thưởng Nhà nước
Điểm đáng
lưu ý tại thông tư này là quy định: Khi khen thưởng đối với tập thể có tổ chức
Đảng, đoàn thể thì tổ chức Đảng, đoàn thể phải được đánh giá “Hoàn thành xuất
sắc nhiệm vụ”.
Theo quy
định này thì việc đánh giá khen thưởng với tập thể sẽ khó khăn hơn khi quy định
để được xét khen thưởng với tập thể thì tổ chức Đảng, đoàn thể của tập thể đó
phải được đánh giá “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”. Đây là điều kiện không dễ
dàng.
Bên cạnh
đó Thông tư này cũng quy định cụ thể đối với ngành giáo dục thì xét khi kết
thúc năm học (thường là thời điểm 31/5 hàng năm) trước đây ở các văn bản khác
nhau chưa quy định cụ thể.
Bên cạnh
đó, Thông tư cũng quy định một số nội dung tổ chức phong trào thi đua gồm:
Tổ chức
phong trào thi đua gắn với nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, tổ chức.
Phong trào thi đua phải có chủ đề, tên gọi dễ nhớ, dễ hiểu, có chỉ tiêu, nội
dung, kế hoạch, phương pháp hi đua cụ thể, thiết thực, phù hợp với điều kiện,
khả năng tham gia của tập thể, cá nhân.
Triển
khai nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, viên chức và
người lao động tham gia. Thường xuyên đôn đốc, theo dõi quá trình tổ chức thực
hiện; chú trọng công tác chỉ đạo điểm, hướng dẫn, kiểm tra đối với phong trào
thi đua có thời gian dài; phát hiện nhân tố mới, điển hình tiên tiến để tuyên
truyền, biểu dương, nhân rộng. Sơ kết, tổng kết khen thưởng các tập thể, cá
nhân có thành tích trong phong trào thi đua. Tăng cường phổ biến các sáng kiến,
kinh nghiệm, cách làm hay, hiệu quả để mọi người học tập.
Tổng kết
phong trào thi đua phải đánh giá đúng kết quả, hiệu quả, tác dụng; tồn tại, hạn
chế và nguyên nhân; đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc tổ
chức phong trào thi đua. Dân chủ, khách quan công khai bình xét, công nhận danh
hiệu thi đua và khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân tiêu biểu xuất sắc.
Thông tư
có hiệu lực từ ngày 01/01/2020.
Tố Nga