ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TỈNH ĐỒNG NAI
 
Chưa có thông tin
 

Nội dung bản tin

 
Xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh để bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc
Đăng ngày: 18-02-2020 03:19
asp:Label ID="lblSummary" runat="server"
Đó là nội dung cốt lỗi được thảo luận tại cuộc họp góp ý bổ sung, hoàn thiện dự thảo Đề án tổ chức thực hiện cuộc vận động “Làng dân tộc đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” do Ban Dân vận Tỉnh ủy chủ trì phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức vào sáng ngày 18/2. Ông Nguyễn Văn Khang, Phó Ban Dân vận Tỉnh ủy – Chủ trì cuộc họp.
 

​Dự họp có ông Vũ Đình Trung – Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; ông Lê Văn Gọi – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh; bà Nguyễn Thị Mộng Bình – Phó Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh và đại diện các sở, ban, ngành có liên quan.

 IMG_1901.jpg

Ông Vũ Đình Trung – Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh thông qua nội dung dự thảo Đề án

Đề án tổ chức thực hiện cuộc vận động “Làng dân tộc đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” được Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh xây dựng trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, trọng tâm là các nội dung, tiêu chí của Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và trên cơ sở khảo sát về thực trạng kinh tế, văn hóa, xã hội của 17 làng dân tộc trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

IMG_1905.jpg

Ông Nguyễn Văn Khang, Phó Ban Dân vận Tỉnh ủy trao đổi một số vấn đề cần quan tâm để triển khai thực hiện Đề án

Tại cuộc họp, các ý kiến đều khẳng định tính cấp thiết của Đề án, để góp phần cùng với các chính sách chung của tỉnh nâng cao chất lượng của các làng dân tộc thiểu số, nhất là việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc đang bị mai một như: Tiếng nói, chữ viết, ngữ văn dân gian, nghệ thuật trình diễn dân gian, tập quán xã hội, lễ hội truyền thống, nghề thủ công truyền thống, tri thức dân gian… Đồng thời, để việc triển khai thực hiện Đề án được hiệu quả, thiết thực cần: Chọn các làng dân tộc tiêu biểu để triển khai thực hiện mô hình điểm; cần phân công trách nhiệm cụ thể của từng ngành, từng cấp, gắn với việc thành lập các Ban Chỉ đạo, Ban Vận động thực hiện Đề án ở các cấp, để công tác theo dõi, đôn đốc thực hiện, báo cáo, đề xuất (khó khăn, vướng mắc)... được kịp thời, hiệu quả; thực hiện tốt công tác vận động các nguồn lực của xã hội để việc xây dựng nông thôn mới thực sự là của dân, do dân và vì dân; việc xây dựng các tiêu chí cần cụ thể, lượng hóa, tránh các tiêu chí chung; gắn việc thực hiện các nội dung của Đề án với việc định hướng, phát triển các loại hình du lịch mang tính đặc trưng của từng làng dân tộc...

Tiếp thu các ý kiến góp ý tại cuộc họp, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh sẽ tiếp tục phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy và các ngành có liên quan hoàn chỉnh các nội dung của dự thảo Đề án tổ chức thực hiện cuộc vận độngLàng dân tộc đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” để sớm triển khai thực hiện, nhằm tiếp tục nâng cao đời sống vật chất, đi đôi với bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, góp phần làm giàu bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam.

Minh Anh

In nội dung
Các tin đã đăng ngày:
 
Về đầu