ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TỈNH ĐỒNG NAI
 
Chưa có thông tin
 

Nội dung bản tin

 
Một số kết quả đạt được 6 tháng đầu năm 2019 đối với hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp tỉnh Đồng Nai.
Đăng ngày: 24-06-2019 09:34
asp:Label ID="lblSummary" runat="server"
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tăng cường thực hiện giám sát, phản biện xã hội đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân.
 

Đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp nhân dân là một trong những quyền, trách nhiệm quan trọng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được khẳng định trong các nghị quyết của Đảng và được cụ thể hóa tại Hiến pháp năm 2013 và Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2015. Để góp phần thực hiện trách nhiệm đó, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp cần làm tốt hơn nữa công tác giám sát, phản biện xã hội, góp phần thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh.

Trong 6 tháng 2019 Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp tổ chức giám được 48 cuộc với các nội dung như:  về công tác chi, hỗ trợ tết cho gia đình chính sách; giám sát công tác tiếp công dân, hòa giải và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; hiệu quả thực hiện Dự án mô hình giảm nghèo; việc huy động xã hội hóa trong nhân dân để đầu tư xây dựng cơ bản; công tác bảo vệ môi trường; việc hỗ trợ kinh phí hoạt động Chi hội ở ấp, khu phố và việc thực thi Pháp luật về bảo vệ Phụ nữ, trẻ em; công tác quản lý, kiểm tra giám sát các hoạt động dạy thêm, học thêm tại các trường năm học 2018-2019... qua giám sát, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đã có những kiến nghị chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại hạn chế của các đơn vị, địa phương chịu sự giám sát; đồng thời có 122 kiến nghị các giải pháp thực hiện trong thời gian tới đối với các cơ quan chuyên môn trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

Về phối hợp với các cơ quan chức năng trong hoạt động giám sát: Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh phối hợp với Thường trực, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh, các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh tổ chức 25 cuộc khảo sát, giám sát về các nội dung theo chương trình như: Cải cách thủ tục hành chính, cơ chế một cửa, một cửa liên thông hiện đại; tiếp công dân giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; công tác quản lý nhà nước về môi trường và triển khai dự án Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp và nguy hại; công tác thực hiện quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp; quản lý nhà nước về môi trường trong lĩnh vực chăn nuôi; các Nghị quyết của HĐND tỉnh liên quan đến các chế độ, chính sách đối với lực lượng Công an, Quân sự cấp xã và cán bộ bán chuyên trách cấp xã, ấp; giám sát các đối tượng chính sách nhân dịp Tết kỷ hợi…Thông qua khảo sát, giám sát, có những kiến nghị chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại hạn chế của các đơn vị, địa phương chịu sự giám sát; đồng thời, kiến nghị các giải pháp thực hiện trong thời gian tới. 

Đối với Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp huyện, cấp xã trong 6 tháng đầu năm 2019 đã phối hợp với Hội đồng nhân dân và các đoàn thể chính trị - xã hội cùng cấp tổ chức khảo sát, giám sát trên 162 cuộc về tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, liên quan đến quyền và lợi ích của đoàn viên, hội viên và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp.

Về hoạt động giám sát của Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng: Ban Thanh tra nhân dân đã giám sát 232 cuộc, Qua giám sát, Ban Thanh tra nhân dân đã phát hiện một số sai phạm và có 27 kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý và có biện pháp khắc phục. Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng đã tổ chức giám sát 601 dự án triển khai trên địa bàn, qua giám sát đã phát hiện một số sai phạm nhỏ trong thi công xây dựng và có 55 kiến nghị xử lý; các kiến nghị đã được các cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư, nhà thầu, chủ đầu tư xử lý, giải quyết và khắc phục.

Về thực hiện Quy định số 12-QĐ/TU ngày 24/4/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “về giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên trên địa bàn tỉnh Đồng Nai”.

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh đã xây dựng kế hoạch phối hợp triển khai thực hiện và hướng dẫn Ủy ban MTTQ Việt Nam các huyện, thị, thành phố xây dựng kế hoạch phối hợp triển khai thực hiện đến địa bàn khu dân cư. Quy định được ban hành đến thời điểm này đã được hơn 1 năm nhưng công tác tập huấn, hướng dẫn của Trung ương để Ủy ban MTTQ, các đoàn thể chính trị xã hội các cấp và nhân dân tham gia giám sát thì vẫn chưa được thực hiện, trong khi đây là một nội dung giám sát rất khó và rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín cũng như sinh mệnh chính trị của một cán bộ, Đảng viên chính vì vậy những kiến nghị của Mặt trận, các đoàn thể và nhân dân phải chính xác, khách quan và trung thực.

Đây là vấn đề giám sát mới và khó vì hình thức giám sát theo như quy định thì rất khó để thực hiện và đem lại hiệu quả cao. Sau 1 năm triển khai thực hiện đến nay Ủy ban MTTQ tỉnh chưa nhận được thông tin báo cáo, phản ánh của các tổ chức, cá nhân; dư luận xã hội, phương tiện thông tin đại chúng về biểu hiện sự suy thoái tư tưởng chính trị, về đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt, cán bộ, đảng viên sinh hoạt, cư trú trên địa bàn được xác định trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng để có kiến nghị với cấp ủy xem xét theo quy định.

Trong 6 tháng đầu năm 2019, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã tham gia góp ý 6 Luật của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh và 26 văn bản của các cơ quan như: Ủy ban nhân dân tỉnh, Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Đảng Tỉnh ủy, các sở ngành liên quan. Đối với cấp huyện, cấp xã trong 6 tháng đầu năm 2019 đã tham gia góp ý 362 văn bản của cấp ủy và chính quyền, các cơ quan địa phương.

Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện, đã tổ chức 03 Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết như: Dự thảo Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Trảng Bom, Xuân Lộc về “Mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm 2019”; Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Đề án điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung xây dựng thành phố Long Khánh đến năm 2035 và tầm nhìn đến năm 2050 của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ thành phố Long Khánh. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, phường, thị trấn đã tổ chức 13 Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo các Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ xã, phường, thị trấn  về “Mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu năm 2019 về phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của địa phương

Tuy nhiên hoạt động này vẫn còn một số hạn chế như: Công tác giám sát và phản biện xã hội nhiều nơi còn lúng túng trong lựa chọn nội dung; có nơi chưa chọn nội dung phù hợp để giám sát và phản biện xã hội; kết quả giám sát và phản biện xã hội chưa đều, phản biện còn ít; một số nơi làm hình thức, thụ động; còn biểu hiện nể nang, né tránh, ngại va chạm; kỹ năng, năng lực trình độ cán bộ còn hạn chế; việc theo dõi thực hiện sau giám sát và phản biện nhiều nơi làm chưa tốt... 

Nguyên nhân hạn chế, do phạm vi giám sát và phản biện xã hội rộng, yêu cầu cao trong khi nguồn lực con người và điều kiện vật chất của MTTQ có hạn; nhận thức của cán bộ Mặt trận và đối tượng được giám sát, của Cấp ủy, chính quyền còn nhiều biểu hiện chưa đúng, chưa đầy đủ; Thực hiện thông báo kết luận sau giám sát và ý kiến phản biện xã hội còn chung chung; việc triển khai ở một số nơi còn nhiều nội dung, kiến nghị dàn trải; một số cấp, ngành chưa quan tâm thực hiện kiến nghị... Vì vậy, để làm tốt vai trò quan trọng này, không chỉ Mặt trận mà toàn bộ hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng cần phải nhận thức đầy đủ và tạo mọi điều kiện để việc giám sát và phản biện của Mặt trận Tổ quốc đi vào cuộc sống thiết thực.

Xuân Tuấn


 

 
In nội dung
Các tin đã đăng ngày:
 
Về đầu