ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TỈNH ĐỒNG NAI
 
Chưa có thông tin
 

Nội dung bản tin

 
Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Trảng Bom điểm sáng trong hoạt động giám sát và phản biện xã hội
Đăng ngày: 10-05-2019 02:36
asp:Label ID="lblSummary" runat="server"
Giám sát và phản biện xã hội là trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đối với nhân dân, với Đảng, chính quyền. Hoạt động giám sát là một nội dung quan trọng trong công tác tham gia xây dựng, củng cố chính quyền của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp; Phản biện xã hội sẽ góp phần nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc xây dựng, tập hợp khối đại đoàn kết dân tộc, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nâng cao năng lực, sức chiến đấu của Đảng, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
 WP_20160719_005.jpg
Ủy ban MTTQ huyện Trảng Bom chủ trì Hội nghị phản biện xã hội

Ngay sau khi Quyết định 217-QĐ/TW và Quyết định 801-QĐ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận và các đoàn thể chính trị xã hội. Ủy ban MTTQ huyện phối hợp với Ban Dân vận Huyện uỷ, tham mưu với Ban Thường vụ Huyện uỷ tổ chức Hội nghị phổ biến, quán triệt, triển khai thực hiện Quy chế, Quy định sâu rộng đến toàn thể cán bộ lãnh đạo các cấp; đồng thời tuyên truyền đông đảo cán bộ, hội viên, đoàn viên và các tầng lớp nhân dân về vai trò, trách nhiệm của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội trong việc thực hiện giám sát và phản biện xã hội. Quan tâm tổ chức tập huấn, biên soạn tài liệu, hướng dẫn chi tiết cách thức triển khai, tổ chức thực hiện công tác giám sát, phản biện, góp ý đến cán bộ MTTQ các cấp.

Sau 5 năm đã tổ chức giám sát được 134 tổ chức đơn vị với 10 nội dung chủ yếu về: cải cách hành chính; thực hiện quy hoạch, thực hiện các dự án, các công trình được đầu tư trên địa bàn; việc thu và sử dụng các khoản đóng góp của người dân đối với các công trình phúc lợi xã hội tại địa phương (xây cầu, làm đường giao thông nông thôn, xây nhà ở cho đối tượng chính sách, hộ nghèo,…), việc thực hiện chính sách đối với người có công, đông bào dân tôc thiểu số; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; xây dựng nông thôn mới; giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân...

Ngoài ra, MTTQ huyện tích cực phối hợp với HĐND, đoàn thể,  Viện kiểm sát giám sát huyện tham gia giám sát 75 cuộc về các lĩnh vực kinh tế, văn hoá - xã hội, thực hiện chính sách, pháp luật... đồng thời thực hiện các hoạt động giám sát thường xuyên, giám sát thông qua hoạt động của Ban giám sát đầu tư của cộng đồng, Ban TTND.

Sau giám sát, đã kiến nghị với cấp ủy, chính quyền và các đơn vị được giám sát, trong đó đã được tiếp thu, giải quyết thực hiện nhiều nội dung, như các giải pháp đẩy mạnh cải cách hành chính; các biện pháp, cách làm về công khai, minh bạch, dân chủ, phát huy giám sát đầu tư của cộng đồng trong xây dựng các công trình nông thôn mới… Cũng thông qua hoạt động giám sát, góp ý của MTTQ và các đoàn thể, chính quyền các cấp, các cơ quan, các ngành đã thấy rõ hơn nhiệm vụ phải làm, kịp thời có kế hoạch, biện pháp khắc phục những hạn chế, tồn tại, triển khai rõ hơn nhiệm vụ trong thời gian tới.

Về hoạt động phản biện xã hội, MTTQ  huyện Trảng Bom là đơn vị cấp huyện đầu tiên trên địa bàn tỉnh tổ chức hội nghị phản biện xã hội. Trước mỗi kỳ họp HĐND huyện, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ huyện phối hợp với Thường trực HĐND, UBND huyện tiến hành xác định nội dung dự thảo Nghị quyết có liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích chính đáng của các tầng lớp nhân dân, đến tổ chức bộ máy và cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị, những chính sách cụ thể đối với các giai cấp, các tầng lớp xã hội để tổ chức hội nghị phản biện xã hội.

Sau 05 năm (2014-2019), Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện đã tổ chức 10 hội nghị phản biện vào 17 dự thảo Nghị quyết và đề án, có 477 người dự đóng góp 119 ý kiến. Ngay sau khi Hội nghị góp ý kiến phản biện, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ huyện  gửi tổng hợp các ý kiến, kiến nghị của đại biểu và chính kiến của MTTQ đến Huyện ủy, Thường trực HĐND-UBND và kèm theo các đóng góp của đại biểu dự hội nghị phản biện xã hội. Bản tổng hợp của MTTQ huyện cũng gửi đến đại biểu HĐND huyện nhằm tạo điều kiện để đại biểu có căn cứ xem xét và quyết định các chính sách của huyện tại kỳ họp HĐND.

V__77F5.jpg

Đến thời điểm này, có thể nhận thấy hoạt động giám sát và phản biện xã hội của MTTQ các cấp trên địa bàn huyện Trảng Bom đã trở thành một hoạt động thường xuyên, trọng tâm và có tác động thực tế, mang tính đột phá để thực hiện nhiệm vụ tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh.

Đạt được những kết quả như trên đó chính là nhờ sự hướng dẫn của Ban thường trực UBMTTQ tỉnh, quan tâm chỉ đạo của Huyện ủy sự phối hợp của HĐND, UBND huyện và sự chủ động, tích cực của Ủy ban MTTQ huyện trong xây dựng kế hoạch giám sát và phản biện xã hội; kinh phí chi cho các hoạt động giám sát và phản biện xã hội được đảm bảo, kịp thời.

Bên cạnh những thuận lợi và kết quả đạt được, còn không ít khó khăn, hạn chế như: Sự phối hợp giữa Mặt trận với các đoàn thể chính trị - xã hội trong phối hợp xây dựng kế hoạch giám sát hàng năm chưa chặt chẽ, thường xuyên. Năng lực, kinh nghiệm của một bộ phận cán bộ Mặt trận xã, thị trấn còn hạn chế. Năng lực, khả năng giám sát và phản biện của một số thành viên tham gia đoàn và dự hội nghị phản còn nhiều hạn chế; văn bản đã được gửi trước cho các thành viên tuy nhiên một số vị chưa nghiên cứu sâu để có những ý kiến, kiến nghị, chất vấn và phản biện tại hội nghị nên chất lượng một số hội nghị phản biện chưa cao. Ủy ban MTTQ một số xã xây dựng kế hoạch giám sát còn lúng túng trong việc chọn nội dung giám sát; phản biện xã hội còn hạn chế chủ yếu là góp ý.

Sau  5 năm triển khai thực hiện nhiệm vụ giám sát và phản biện xã hội có thể rút ra một số kinh nghiệm sau: Công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQVN phải có sự quan tâm lãnh đạo thường xuyên của cấp ủy Đảng, sự phối hợp tích cực, trách nhiệm của chính quyền, sự thống nhất của các đoàn thể chính trị - xã hội, các tổ chức thành viên; cá nhân tiêu biểu, người có uy tín trong đồng bào các dân tộc, các tôn giáo, chuyên gia trên các lĩnh vực; Phát huy vai trò chủ động, chủ trì của Ban Thường trực UBMTTQVN và tổ chức chính trị xã hội ở các xã, thị trấn trong việc xác định nội dung giám sát và phản biện của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội, thống nhất với Thường trực HĐND để tránh trùng lắp, chồng chéo về nội dung và thời gian giám sát giữa các cơ quan. Kịp thời báo cáo, xin ý kiến thống nhất của cấp ủy để thực hiện. Căn cứ tình hình thực tế của từng địa phương, UBMTTQVN và các đoàn thể chính trị - xã hội từ huyện đến cơ sở lựa chọn những nội dung giám sát và phản biện xã hội phù hợp, những vấn đề mà xã hội và nhân dân đang quan tâm để tổ chức giám sát; Để giám sát và phản biện xã hội có chất lượng và hiệu quả, thì chủ thể giám sát và phản biện phải có trình độ chuyên môn, có năng lực, kinh nghiệm phân tích, đánh giá vấn đề. Vì vậy, các cấp ủy Đảng cần quan tâm làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bố trí cán bộ có tâm, có tầm làm công tác Mặt trận.

 

 Xuân Tuấn
In nội dung
Các tin đã đăng ngày:
 
Về đầu