Trong những năm
qua, thực hiện Nghị quyết số 26 -NQ/TW của Hội
nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa X) về nông nghiệp, nông dân,
nông thôn và các Nghị quyết của Tỉnh ủy, Thị ủy về xây dựng nông thôn mới, dưới
sự lãnh đạo của Đảng ủy xã, cả hệ thống chính trị xã đã tập trung phấn đấu xây
dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2014. Không
dừng lại ở đó, từ năm 2014 đến nay, Đảng ủy xã tiếp tục có Nghị quyết chuyên đề
để duy trì và phát triển nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới trên địa
bàn; tiếp tục ra sức phấn đấu xây dựng xã đạt nông thôn mới nâng
cao với quyết tâm đạt 19/19 chỉ tiêu và 53/53 tiêu chí theo Quyết định số
1753/QĐ-UBND ngày 23/5/2018 của UBND Tỉnh Đồng Nai vào cuối năm 2018.
Trụ sở UBND xã Bảo Quang
Để đạt được mục tiêu đó, Ủy ban
MTTQ Việt Nam xã xác định công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, yêu cầu
xây dựng nông thôn mới nâng cao là hết sức quan trọng; đồng thời, xác định người
dân chính là vai trò chủ thể trong xây dựng trong xây dựng nông thôn mới nâng
cao với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, phát huy tối đa và hiệu quả
nội lực của cộng đồng dân cư là chính, có sự hỗ trợ một phần từ ngân sách Nhà
nước, đảm bảo nguyên tắc "Dân biết,
dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân thụ hưởng”. Do vậy, từ năm 2015 đến nay, Ban Thường trực MTTQ xã đã phối
hợp UBND xã tuyên truyền bằng nhiều hình thức như: phát thanh trên loa, bằng
trực quan (pano, áp phích), phát tờ rơi...; phối hợp các đoàn thể xã tuyền
truyền lồng ghép trong các cuộc họp, sinh hoạt của các đoàn thể xã, các Chi Tổ
hội ấp, Tổ nhân dân để nâng cao nhận thức của người dân về mục đích, ý nghĩa
của việc xây dựng nông thôn mới nâng cao trên địa bàn. Nhân
dịp các ngày lễ kỷ niệm của đất nước, Ủy ban MTTQ Việt Nam xã đã phối hợp UBND
xã và các tổ chức thành viên phát động các phong trào thi đua lập thành tích
chào mừng các ngày lễ lớn, các sự kiện; đồng thời vận động cán bộ và nhân dân tích cực
hưởng ứng thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí
xây dựng nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tạo
không khí thi đua sôi nổi và đạt được nhiều kết quả khá toàn diện.
Nổi
bật là đã vận động nhân dân đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, chuyển đổi cơ
cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế, trồng các loại cây chủ lực của địa
phương, như: tiêu, bưởi, cà phê, mít …. áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật
vào sản xuất để tăng thu nhập. Từ đó, đã nâng mức thu nhập của người dân trên địa
bàn bình quân đạt 58,8 triệu đồng/người/năm (cao hơn 24,3 triệu đồng/người/năm
so với năm 2014), đã có hộ cho thu nhập từ trồng bưởi trên 800 triệu/ha/1 năm.
Vận động nhân dân thành lập 16 Tổ hợp tác và 3 Hợp tác xã, nâng tỷ lệ hộ nông
dân tham gia các hình thức kinh tế tập thể đạt tỷ lệ 52,81% (977 hộ/1850 hộ). Xây dựng 04 chuỗi liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị hàng
hóa đối với sản phẩm chủ lực của xã: tiêu, heo, rau, lúa. Vận động nhân dân đóng góp kinh phí 34 tỷ 674 triệu để xây dựng đường bê
tông xi măng, đường đất kẹp đá, đường trục ấp, liên ấp với chiều dài 22,39 km;
hạ thế điện, lắp đèn chiếu sáng 45 km. Mặc dù đời sống còn khó khăn nhưng nhiều
hộ đã tự nguyện đóng góp kinh phí từ 30 đến trên 50 triệu để làm
đường bê tông xi măng và có hộ hiến đến 22.400m2 đất để làm đường nội
đồng; nhiều hộ đóng góp quỹ chung tay đến 50 triệu đồng và đặc biệt có một mạnh
thường quân đã đóng góp số tiền 27 tỷ để xây dựng trường Mầm non Bảo Quang.
Trường Mầm non Bảo Quang do mạnh thường
quân đóng góp số tiền 27 tỷ đồng để xây dựng
Bên cạnh đó, Ban
Thường trực MTTQ Việt Nam xã còn gặp gỡ trực tiếp những người uy tín trong cộng
đồng dân cư, các chức sắc tôn giáo, các mạnh thường quân... để trao đổi, nắm
bắt tâm tư, tình cảm và tranh thủ sự đóng góp ủng hộ tạo nguồn lực vật chất và
tinh thần để xây dựng nông thôn mới nâng cao; đồng thời chủ động xây dựng các
Kế hoạch hiệp thương phối hợp với UBND xã và các tổ chức thành viên, hai ngành
Công an, Quân sự xã, các tổ chức tôn giáo trên địa bàn để thực hiện công tác
chăm lo hộ nghèo, cận nghèo; đảm bảo tình hình an ninh trật tự, an toàn giao
thông; bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu...Đã
vận động thành lập được nhiều Mô hình mới có sức lan tỏa ở cộng đồng dân cư mang lại
nhiều hiệu quả thiết thực cho nhân dân, đó là Mô hình “Mặt trận Tổ quốc xã chăm
lo giúp đỡ hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn”, Mô hình “Cộng đồng các dân tộc thiểu số tiếp
sức các em đến trường”, 10 Mô hình “Tổ tự quản bảo vệ môi trường gắn với tuyến
đường kiểu mẫu” xanh, sạch, đẹp; Mô hình
“Nhân dân ấp Bàu Cối và Phật tử Chùa Huyền Trang tham gia bảo vệ môi trường,
ứng phó với biến đổi khí hậu”; Mô hình “Cộng đoàn Giáo họ Vinh Sơn và nhân dân
Tổ 4 ấp 18 Gia Đình và Tổ 6 ấp Ruộng Tre tham gia bảo vệ môi trường và xây dựng
tuyến đường kiểu mẫu”; 04 Mô hình “Tiếng
kẻng đoàn kết và giữ gìn an ninh trật tự”;
02 Mô hình “Khu dân cư đảm bảo an toàn giao thông” ấp Thọ An và Mô hình
“Tuyến đường tự quản về an toàn giao thông” ấp Lác Chiếu. Các mô hình trên đã
góp phần duy trì và thực hiện đạt các tiêu chí nông thôn mới nâng cao trên địa
bàn, thu hút 1.019 người tham gia làm thành viên, nhân dân, mạnh thường quân và
các cơ sở tôn giáo đóng góp số tiền gần 1 tỷ 900 triệu đồng để xây dựng, sửa
chữa nhà tình thương, hỗ trợ đột xuất khi ốm đau, hoạn nạn, hỗ trợ học bổng,
chi phí học tập, ủng hộ đồng bào bị thiên tai; trồng hoa, lắp đặt trụ cờ Tổ
quốc; trang bị camera, kẻng phòng chống tội phạm.Thông qua các mô hình nói trên
đã tạo mối đoàn kết gắn bó giữa đồng bào các tôn giáo, dân tộc và nhân dân trên
địa bàn đã đồng lòng chung sức cùng với địa phương thực hiện tốt phong trào thi
đua xây dựng nông thôn mới nâng cao do Mặt trận xã phát động.
Mô hình “Cộng đồng
các dân tộc thiểu số tiếp sức các em đến trường”
Mô hình “Tiếng
kẻng đoàn kết và giữ gìn an ninh trật tự”
Mô hình “Tiếng
kẻng an ninh”
Ký
kết chương trình phối hợp tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu
Mô hình “Nhân dân
ấp Bàu Cối và Phật tử Chùa Huyền Trang tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với
biến đổi khí hậu”
“Nhân dân ấp Bàu
Cối và Phật tử Chùa Huyền Trang ra quân phát quang, trồng hoa
Bằng nhiều nỗ lực và quyết tâm chính trị cao, dưới sự
lãnh đạo của Đảng ủy xã, cả hệ thống chính trị xã, trong đó Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam xã đóng vai trò nòng cốt trong công tác tuyên truyền, vận động các
tầng lớp nhân dân tiếp tục vượt qua khó khăn, chung sức, chung lòng cùng với
Đảng bộ, Chính quyền xây dựng xã đạt các tiêu chí nông thôn mới nâng cao bằng
nhiều việc làm thiết thực, hiệu quả thông qua việc tổ chức các Phong trào thi
đua xây dựng nông thôn mới nâng cao trên địa bàn. Kết quả cuối năm 2018 xã đã thực hiện đạt 19/19 tiêu chí, 53/53
chỉ tiêu theo Bộ tiêu chí nông thôn mới nâng cao của Tỉnh Đồng Nai; trong đó,
các chỉ tiêu, tiêu chí do Mặt trận phụ trách đều đạt, có 100% ấp được công nhận
giữ
vững danh hiệu ấp văn hóa, 100% ấp xây dựng và thực hiện hiệu quả hương ước, quy ước của cộng đồng; tỷ lệ
người dân, tổ chức hài lòng trong giải quyết thủ tục hành chính của Ủy ban nhân
dân xã đạt 100%; tỷ lệ đánh giá sự hài lòng của
người dân về kết quả xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã đạt 98,02%. Qua đó, góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho
nhân dân, làm cho diện mạo nông thôn mới của xã có nhiều khởi sắc, nổi bật mang
sắc thái riêng của xã Bảo Quang. Nhân dân ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo
của Đảng, sự quản lý điều hành của Chính quyền. Đồng thời nâng cao vị thế của
MTTQ Việt Nam xã với vai trò là cầu nối giữa Đảng, Chính quyền với nhân dân
trong việc vận động các tầng lớp nhân dân đồng lòng cùng với địa phương trong
xây dựng xã đạt nông thôn mới nâng cao cuối năm 2018.
Giải quyết tốt các thủ tục hành
chính cho người dân
* Một số hình ảnh về nông
thôn mới nâng cao xã Bảo Quang ngày nay:
Qua Phong trào thi
đua xây dựng nông thôn mới nâng cao trên địa bàn trong thời gian qua, Ban
Thường trực MTTQ Việt Nam xã rút ra bài học kinh nghiệm sau:
Trước tiên và quyết định nhất
đó là sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Đảng ủy xã, MTTQ xã đã chủ động
xây dựng các kế hoạch phối hợp hiệp thương với UBND xã và các đoàn thể xã để thực
hiện các tiêu chí, chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới nâng cao mang lại hiệu quả
cao.
Thứ hai, sự đoàn kết, tận
tụy, gương mẫu, nhiệt tình, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột
phá, dám chịu trách nhiệm, không ngại khó khăn của đội ngũ cán bộ Mặt trận xã,
ấp.
Thứ ba, phong trào thi đua
xây dựng nông thôn mới nâng cao của Mặt trận cần hướng về địa bàn dân cư, gần
dân, sát dân, hiểu dân để từ đó nắm bắt tâm tư nguyện vọng của nhân dân kịp
thời phản ánh, báo cáo với cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết cho nhân dân
những vấn đề phát sinh ngay từ cơ sở, từ đó tạo lòng tin trong nhân dân đối với
đội ngũ cán bộ xã nói chung và Mặt trận nói riêng.
Thứ tư, công tác tuyên
truyền cần đổi mới bằng nhiều hình thức, phải kiên trì với phương châm “mưa dầm
thấm lâu” và quan tâm đến lợi ích chính đáng của nhân dân để từ đó khơi dậy sự
đóng góp các nguồn lực vật chất và tinh thần của nhân dân để xây dựng nông thôn
mới nâng cao. Đồng thời đề nghị kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp vi
phạm pháp luật để răn đe.
Thứ năm, quá trình thực
hiện phong trào xây dựng nông thôn mới nâng cao phải đảm bảo thực hiện tốt Quy
chế dân chủ cơ sở trong việc công khai, minh bạch với phương châm “dân biết,
dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng”, nhằm tạo sự đồng thuận cao
trong nhân dân.
Thứ sáu, phải tăng cường
công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc thường xuyên trong quá trình bắt đầu tổ
chức triển khai đến quá trình thực hiện và duy trì, phát triển kết quả đã đạt
được.
Thứ bảy, có sơ tổng kết,
nhân rộng gương điển hình tiên tiến để đề nghị khen thưởng tạo động lực cho cán
bộ và nhân dân thực hiện tốt Phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới nâng cao
trên địa bàn./.