Anh Đào Văn Sơn, sinh năm 1965, sinh ra và lớn lên tại Bến Tre. trong một gia đình thuần nông, từ nhỏ đã gắn bó với vườn với rẫy. Bởi thế nên chất nông dân trong người anh rất đậm: cần cù, siêng năng, dám nghĩ dám làm, năm 1999 anh đưa gia đình lên lấp nghiệp tại ấp 3 xã Thừa Đức, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai. Chính những đức tính đó đã đem lại cho anh sự thành công hôm nay.
Hiện nay, với tổng
diện diện tích 1,3 ha, trồng 200 gốc bưởi da xanh, phần còn lại anh trồng tre lấy
măng. Được biết trước đây vườn nhà anh Sơn thuộc dạng vườn tạp, trồng nhiều loại
cây ăn trái như sầu riêng, chôm chôm, mãng cầu. Nhận thấy các loại cây này cho
năng suất không cao do không phù hợp thổ nhưỡng với phần giá cả lại bấp bênh.
Lúc bấy giờ, qua các phương tiện thông tin đại chúng anh thấy có nhiều nông dân
trồng bưởi rất có kinh tế, bởi cây bưởi là cây dễ trồng, tuổi thọ cao và thị
trường tương đối ổn định. Tự tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu biết được vùng đất địa
phương mình phù hợp với cây bưởi da xanh, dám nghĩ dám làm, anh quyết định chuyển
đổi cơ cấu cây trồng. Năm 2006 anh về
quê hương của mình tại Bến Tre tìm mua giống bưởi da xanh và xuống 50 gốc thử
nghiệm. Ban đầu anh chọn đốn bỏ những cây ăn trái cho thu hoạch kém để trồng bưởi
chứ không chặt bỏ toàn bộ. Anh chia sẻ: “Thay đổi cơ cấu cây trồng là cả một vấn
đề, không khéo lại lâm vào cảnh dở khóc dở cười, bởi thế nên khởi đầu chỉ thử
nghiệm hơn vài chục gốc và nguồn giống phải đảm bảo. Đó cũng là lý do tôi phải
về tận Bến Tre để mua giống chứ không mua tại các trại cây giống ở địa phương”.
Trong quá trình
canh tác, anh nhận thấy cây bưởi mau lớn, chăm sóc cũng không mấy vất vả so với
các loại cây ăn trái hiện có trong vườn. Anh chọn sử dụng chế phẩm sinh học vì
nó có nhiều lợi ích như hạn chế ô nhiễm môi trường, không ảnh hưởng sức khỏe
con người mà lại tăng cường sức đề kháng cho cây, hạn chế được nhiều loại sâu,
bệnh, cây phát triển tốt, chất lượng trái lại cao và đồng đều
Năm 2010,
khi 50 cây bưởi thử nghiệm đi vào năm
thu hoạch thứ 2, thấy kết quả khả quan, anh Sơn quyết định chuyển đổi toàn bộ
vườn cây ăn trái cũ sang cây bưởi. Để chuẩn bị cây giống cho việc chuyển đổi
này, anh đã không ngừng học hỏi những người đi trước, cũng như nghiên cứu sách
báo, tài liệu kỹ thuật, phim Khoa học kỹ thuật về cách nhân giống, chiết ghép
cây trồng. Và anh đã thành công trong việc chiết cành nhân giống cây bưởi. Anh
chọn những cây to, không bệnh, năng suất tốt và chọn những cành khỏe để chiết tạo
nguồn giống tốt cho vườn của mình. Với phương thức này, anh tiết kiệm được rất
nhiều kinh phí trong việc mua cây giống, lại yên tâm về chất lượng. Thế là anh
tiếp tục xuống 150 gốc do anh tự chiết trên toàn bộ đất vườn còn lại.
Tính đến thời
điểm hiện tại, anh có 150 gốc bưởi cho thu hoạch ổn định. Anh Sơn cho biết thêm: “Cây bưởi thu hoạch rất
dễ, đến mùa thương lái tự động vào vườn thu mua, mình chỉ việc cân ký rồi lấy
tiền thôi à, không có gì nặng nhọc hết. Với giá bưởi da xanh từ 38.000 –
42.000đ/kg, hiện nay, mỗi năm trừ chi phí gia đình thu được gần 100 triệu đồng,
nhờ đó mà cuộc sống có khá hơn nhiều so với trước đây.” Bên cạnh đó vườn tre lấy
măng của anh cũng bắt đầu thu hoạch, hàng năm trừ chi phí các khoảng gia đình
anh cũng thu gần 100 triệu.
Những cây bưởi sai trĩu quả
Tuy là
việc trồng bưởi và tre lấy măng có thể nói là thành công nhưng anh vẫn không
chủ quan, để tiếp tục nâng cao khả năng tay nghề trong việc nhân giống cây
trồng hiện anh là tổ Trưởng tổ hợp tác cây bưởi da xanh của địa phương và đang
theo học lớp IPM trên cây có múi do trạm Bảo vệ thực vật Huyện tổ chức ngay tại
tổ hợp tác. Thông qua lớp học này anh học được rất nhiều kiến thức cần thiết từ
bài giảng cũng như học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau giữa những người cùng canh
tác giống cây bưởi.
Với mô hình này, ước tính trong vài năm nữa khi toàn bộ 200 gốc bưởi của anh đi vào thu hoạch mạnh và giá bưởi không biến động nhiều, ước thu nhập bình quân mỗi năm sẽ gần vài trăm triệu đồng.
Hoàng Thị Qúy
PCT UBMTTQ xã Thừa Đức, huyện
Cẩm Mỹ