ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TỈNH ĐỒNG NAI
 
Chưa có thông tin
 

Nội dung bản tin

 
Tăng cường vụ xử lý vi phạm trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh
Đăng ngày: 16-06-2021 04:07
asp:Label ID="lblSummary" runat="server"
Vừa qua, Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Nai đã triển khai Kế hoạch đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn năm 2021-2025.

 

Đối tượng là các cơ sở sản xuất, kinh doanh giày dép, quần áo, thực phẩm, thực phẩm chức năng, phụ kiện trang sức, đồng hồ, mỹ phẩm, túi, ví, thiết bị điện tử, dụng cụ, đồ dùng thể thao, mũ bảo hiểm, dược phẩm, dược liệu và các loại hàng hóa thườ​ng xuyên bị làm giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai bao gồm thương mại truyền thống và trên nền tảng số. Thời gian thực hiện từ ngày 15 tháng 4 năm 2021 đến hết tháng 12 năm 2025.

Mục tiêu kế hoạch là vận động, tuyên truyền, hướng dẫn pháp luật kết hợp với việc ký cam kết đối với các cơ sở kinh doanh truyền thống cũng như trong thương mại điện tử; các cơ quan, tổ chức quản lý chợ - trung tâm thương mại, tuyến phố, phường, xã, thôn, xóm, làng nghề, hội, hiệp hội ngành nghề... nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm và ý thức tự giác chấp hành pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. 

Thông qua các hoạt động kiểm tra, xử lý ngăn chặn triệt để tình trạng sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; đấu tranh phòng chống hiệu quả tình trạng tái phạm góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, doanh nghiệp, làm lành mạnh môi trường đầu tư, kinh doanh, du lịch, tạo ấn tượng tốt về hình ảnh đẩt nước Việt Nam trên trường quốc tế nói chung, tỉnh Đồng Nai nói riêng. Gắn trách nhiệm quản lý theo địa bàn của công chức, các Đội QLTT trên địa bàn tỉnh và nhất là vai trò, trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu đơn vị QLTT; phát huy và làm tốt công tác phối hợp vớì các lực lượng chức năng liên quan, chính quyền địa phương và các tố chức, cá nhân có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan khác trong đấu tranh phòng chổng vi phạm, tái phạm về hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Vận động, tuyên truyền hướng dẫn pháp luật kết hợp với việc ký cam kết đối với các cơ sở kinh doanh truyền thống cũng như trong thương mại điện tử. Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các chương trình, kế hoạch, văn bản chỉ đạo của Bộ Công Thương, UBND tỉnh và Tổng Cục QLTT, xác định rõ đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của Cục QLTT tỉnh.

 
Lực lượng quản lý thị trường tỉnh Đồng Nai tham gia Hội nghị tập huấn nghiệp vụ xử lý vi phạm hành chính

Kế hoạch đã đề ra mục tiêu cụ thể và tiến độ thực hiện từng năm, theo đó đến hết năm 2021:

+ 100% các siêu thị, trung tâm thương mại tại các huyện, thành phố thuộc tỉnh Đồng Nai không kinh doanh, bày bán công khai hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

+ 100% cơ sở kinh doanh tại các chợ truyền thống, cơ sở sản xuất trong các làng nghề trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đều ký cam kết không sản xuất và bày bán hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

+ 80% các cơ sở kinh doanh tại các khu vực trong các trạm dừng chân phục vụ khách hàng và khách du lịch... trên địa bàn tỉnh Đồng Nai không bày bán công khai hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

+ 60% cơ sở kinh doanh được tuyên truyền, vận động, phổ biến pháp luật, ký cam kết không kinh doanh hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và không tái phạm.

+ 60% ban quản lý chợ, trung tâm thương mại, tuyến phố, phường, xã được tuyên truyền, phố biến pháp luật, ký quy chế phối hợp không để hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bày bán công khai, vi phạm tái diễn.

Đến hết năm 2025:

+ 100% các cơ sở kinh doanh có hành vi vi phạm trong năm 2024 về kinh doanh hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ không tái phạm.

+ 100% các cơ sở kinh doanh tại các huyện, thành phố trực thuộc tỉnh không bày bán công khai hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

+ 100% cơ sở sản xuất trong các làng nghề tại tỉnh Đồng Nai không sản xuất và không bày bán công khai hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

+ 100% các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên nền tảng số được tuyên truyền, vận động ký cam kết không bày bán hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Để thực hiện kế hoạch, Cục QLTT tỉnh Đồng Nai chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh, các cơ quan báo chí truyền thông, các doanh nghiệp, hiệp hội, sàn thương mại điện tử xây dựng kế hoạch, triển khai các hoạt động tuyên truyền, vận động, phổ biến pháp luật, ký cam kết; giám sát, khảo sát, thu thập, xác minh, điều tra cơ bản đánh giá tình hình diễn biến vi phạm; đấu tranh phòng ngừa, kiểm tra, xử lý triệt để vi phạm, tái phạm. Các Đội QLTT chủ động phối hợp với các doanh nghiệp, đại diện chủ thế quyền, các sàn thương mại điện tử cung cấp đường dây nóng, đầu mối liên hệ để hỗ trợ các cơ sở kinh doanh phân biệt hàng thật - hàng giả, chủ động đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gổc xuất xứ, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, chủ động tố giác các cơ sở vi phạm.

Sau khi triển khai các hoạt động tuyên truyền, vận động, ký cam kết, các Đội QLTT đóng trên địa bàn tỉnh triển khai công tác phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng liên quan trên địa bàn, các hiệp hội, doanh nghiệp chủ thể quyền, các sàn thương mại điện tử thực hiện việc tổ chức khảo sát, đánh giá, rà soát, sàng lọc các chủng loại mặt hàng, nhãn hiệu bị làm giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, không rõ nguồn gốc xuất xứ trên địa bàn. Tổ chức thu thập, xác minh, điều tra cơ bản kết hợp với việc khảo sát, đánh giá các yếu tố đặc thù tại các địa bàn như yếu tố làng nghề, chuyên doanh, chống đối thi hành công vụ, bất cập về nhận thức, hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật... để xây dựng kế hoạch, phương án kiểm tra, xử lý vi phạm phù hợp, hiệu quả và bảo đảm an ninh trật tự. Hoạt động kiểm tra cần bảo đảm công tác bảo mật thông tin, triển khai thực hiện đồng loạt, xử lý triệt để vi phạm, đấu tranh phòng chổng hiệu quả tình trạng chống đối thi hành công vụ, vi phạm tái diễn. Phối hợp với lực lượng công an và các lực lượng chức năng liên quan triệt phá các tụ điểm, ổ nhóm vi phạm nghiêm trọng. Chuyển hồ sơ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự theo quy định của pháp luật.

Minh Như


In nội dung
Các tin đã đăng ngày:
 
Về đầu