Tham dự Hội nghị có ông Bùi
Quang Huy, TUV, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh - Chủ trì
Hội nghị; ông Phạm Ngọc Tuấn - Phó chủ tịch Hội đồng nhân
dân tỉnh; các đồng chí đại diện lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh uỷ, đại diện lãnh đạo
Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; đại diện lãnh đạo Sở Công thương;
đại diện lãnh đạo các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh, các thành viên Hội đồng
tư vấn Kinh tế - Văn hóa - Xã hội, Dân chủ - Pháp luật Ủy ban MTTQ Việt Nam
tỉnh; đại diện lãnh đạo Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh; đại
diện lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam các huyện, thành phố Biên Hòa và Long Khánh
và ông Trần Vũ Hoài Hạ - Phó Giám đốc - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh (cơ quan
soạn thảo văn bản).

Ông Trần Vũ Hoài Hạ - Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh trình bày dự thảo Nghị quyết
Chủ trì Hội nghị phản biện, ông Bùi Quang Huy
khẳng định tầm quan trọng của Đề án Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn
tỉnh Đồng Nai đến năm 2025, đồng thời thông qua kết quả Tọa đàm lấy ý kiến các
Doanh nghiệp nhỏ và vừa và lấy phiếu khảo sát đối với dự thảo Nghị quyết của
Hội đồng nhân dân tỉnh về Chủ trương ban hành Đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và
vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2025 (văn bản dự thảo). Tại hội nghị, đồng
chí chủ trì đề nghị các đại biểu tham dự thảo luận về
tính cấp thiết, tính phù hợp, khả thi, tác động khi dự thảo văn bản ban hành và
các nội dung hỗ trợ trong văn bản dự thảo.

Chủ trì Hội nghị Bùi Quang Huy điều hành thảo luận
Hội nghị đã nghe 4 tham luận của đại diện Sở
Công thương, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, thành viên Hội đồng tư vấn Kinh tế -
Văn hóa - Xã hội, Dân chủ - Pháp luật Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và 02 ý kiến
trao đổi của ông Phạm Ngọc Tuấn - Phó chủ tịch
Hội đồng nhân dân tỉnh và đại diện Hội Doanh nhân trẻ tỉnh. Các đại biểu tham
dự Hội nghị phản biện cơ bản nhất trí sự cần thiết, tính cấp thiết cần phải ban
hành văn bản dự thảo; sự phù hợp của văn bản dự thảo với chủ trương, đường lối
của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Tuy nhiên, một số nội dung trong văn bản dự thảo
còn chung chung, chưa sát với thực tiễn hoạt động của DNNVV tại Đồng Nai nếu
được thông qua thì Nghị quyết sẽ không thực hiện được. Đề nghị Ủy ban nhân dân
tỉnh chưa trình dự thảo Nghị quyết này ra Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp thứ
16, khóa IX, bên cạnh đó cần chỉ đạo cơ
quan soạn thảo (Sở Kế hoạch - Đầu tư) nghiên cứu, rà soát, cập nhật, chỉnh sửa
các nội dung trong dự thảo Đề án hỗ trợ DNNVV trên địa bàn tỉnh để khi triển
khai thực hiện các DNNVV được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

Ông Châu Minh Nguyện – Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh trình bày tham luận
Để dự thảo Nghị quyết sát với thực tiễn hoạt
động của DNNVV trên địa bàn tỉnh, đề nghị trong dự thảo Đề án cần bổ sung một
số nội dung:
- Về nội
dung “Hỗ trợ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV”
trong đề án: Đề nghị trong Đề án cần quy định chi tiết các
điều kiện cụ thể để các DNNVV
được hỗ trợ từ Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV tỉnh (Quỹ) vì nếu quy định chung
chung như dự thảo thì doanh nghiệp không biết cần phải có thủ tục, điều kiện
như thế nào để được hỗ trợ; đề nghị xem xét bổ
sung thêm trong đề án việc hỗ trợ cấp bù lãi suất cho doanh nghiệp từ Quỹ; kiến
nghị Nhà nước xem xét bổ sung Quy định về Quy chế
hoạt động của Quỹ; đề nghị Nhà
nước xem xét thành lập các Quỹ hỗ trợ DNNVV (ngoài hệ thống ngân
hàng thương mại); đề xuất Nhà nước có thể đứng ra kết nối các Quỹ Đầu tư tạo
điều kiện để doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ.
- Về nội
dung “Hỗ trợ mặt bằng sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành
công nghiệp hỗ trợ”: Đề
nghị trong Đề án cần quy định cụ thể các chính sách hỗ trợ thuê mặt bằng, hỗ
trợ giá thuê, thời gian thuê, theo diện tích và điều kiện để doanh nghiệp tiếp
cận, đầu tư cơ sở vật chất yên tâm sản xuất; đề nghị Nhà nước đầu tư cụm, khu
công nghiệp chỉ cho DNNVV và ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai, để các doanh nghiệp Đồng Nai có thể vào đó tái tổ chức, sản xuất…; đề nghị
mở rộng nhóm doanh nghiệp ngoài nhóm DNNVV ngành công nghiệp hỗ trợ được hỗ trợ
thuê mặt bằng hoặc hỗ trợ chi phí thuê mặt bằng; kiến nghị HĐND và UBND tỉnh nghiên cứu có chính sách hỗ trợ
mặt bằng sản xuất kinh doanh cho DNNVV, nhất là doanh nghiệp thuộc diện di
dời theo quy hoạch phát triển đô thị; đề nghị bổ sung chính sách được quy
định tại Luật hỗ trợ DNNVV Điều 11. Hỗ trợ mặt bằng sản xuất theo đó tại khoản
1 và khoản 2 cho phép UBND cấp tỉnh “căn
cứ vào điều kiện quỹ đất ở địa phương và điều kiện ngân sách địa phương trình
Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định bố trí quỹ đất để hình thành phát triển cụm
công nghiệp, khu chế biến nông lâm thuỷ sản, hải sản tập trung cho DNNVV phù
hợp với quy hoạch đất đã được phê duyệt” và “hỗ trợ giá thuê mặt bằng cho DNNVV tại các khu công nghiệp, khu công
nghệ cao, cụm công nghiệp trên đia bàn. Thời gian hỗ trợ tối đa là 05 năm kể từ
ngày ký hợp đồng thuê mặt bằng” thay vì chỉ hỗ trợ cho DNNVV trong ngành
công nghịêp hỗ trợ (như chỉ căn cứ vào các quy định của Nghị định số
39/208/NĐ-CP).
- Về nội
dung “Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho DNNVV”: đề nghị trong lĩnh vực đào tạo phát triển nguồn nhân
lực cần xây dựng đội ngũ cố vấn chuyên môn trong từng lĩnh vực: Tài chính, kế
toán, maketting, tư vấn luật…; đề nghị
Sở Kế hoạch - Đầu tư nhanh chóng xác nhận và công bố mạng lưới tư
vấn viên để doanh nghiệp tiếp cận chính sách hỗ trợ.
- Đối với nội dung “Hỗ
trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo” và nội dung “Hỗ trợ DNNVV tham gia cụm liên kết
ngành, chuỗi giá trị”: do hiện nay các Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học và Công nghệ đang xây dựng đề án triển khai, chưa
có hướng dẫn cụ thể vậy đề nghị cần xem xét lại, không nên các nội dung hỗ trợ
trên vào Đề án…
Phong trào Ủy ban
MTTQVN tỉnh