Công tác bảo tồn và
phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số được quan tâm và có những bước
phát triển vượt bậc. Các loại hình văn hoá như lễ hội, nhạc cụ dân gian của các
dân tộc được giữ gìn, bảo tồn và phát huy. Hiện nay, đồng bào dân tộc thiểu số
trên địa bàn thành phố Long Khánh đã duy trì và tổ chức được 12 lễ hội (trong đó: đồng bào dân tộc
Hoa có Lễ hội Đấu đăng, Lễ hội Cầu An, Lễ Vía bà Quan âm, Lễ Tạ ơn cuối
năm, Lễ Tả tài phán; đồng bào dân tộc Khmer có Tết Cổ truyền Chol Chnam
Thmay, Lễ Ok-Om-Boc, Lễ hội Senđôlta; đồng bào dân tộc Chơro có Lễ hội SaYangva
(mừng lúa mới) và Lễ hội SaYangbri cúng thần rừng).

Ca múa nhạc cổ truyền
Định kỳ hai năm, UBND
tỉnh Đồng Nai tổ chức “Ngày hội văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số” đã huy
động được đông đảo đồng bào các dân tộc thiểu số tham gia. Thành phố Long Khánh
đã thành lập đoàn vận động viên đồng bào dân tộc thiểu số tham gia ngày hội Văn
hóa - Thể thao các dân tộc thiểu số tại tỉnh và đạt được nhiều giải cao. Một số
vận động viên được lựa chọn tham gia giải Toàn quốc và đã đạt được giải cao
mang về cho đoàn của tỉnh nói chung và đoàn của thành phố nói riêng.
Ngoài ra, nhằm khôi phục,
duy trì và nhân rộng các loại hình nhạc cụ dân gian cho thế hệ trẻ đồng bào dân
tộc Chơro, UBND thành phố đã đưa đồng bào có năng khiếu nhận biết các loại
nhạc cụ truyền thống tham gia tập huấn trong và ngoài tỉnh để tiếp thu, về địa phương truyền dạy cho bà con dân tộc Chơro. Đồng thời, phục
vụ cho các hoạt động sinh hoạt cộng đồng của dân tộc mình.
Có thể thấy, thời gian qua các hoạt động văn hóa tinh thần trong đồng bào dân tộc thiểu số
đã có những bước phát triển tốt, đạt được một số kết quả nhất định, việc giao
cho đồng bào tự chủ trong tổ chức các Lễ hội truyền thống của từng dân tộc, tự
biên soạn những điệu múa, những bài cồng chiêng đã phần nào hình thành được ý
chí tự chủ của đồng bào trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc mình.

Nghi thức cúng buổi chiều
Đến nay, đời sống văn hóa tinh thần của
đồng bào ngày càng phong phú, vừa duy trì, bảo tồn được nét văn hóa riêng của đồng
bào; vừa tiếp thu được những nét văn hóa khác. Các phong
trào văn hóa, văn nghệ quần chúng trong đồng bào đã phát triển mạnh, việc khai
thác sử dụng các điệu múa cồng chiêng, hình thành mô phỏng các hoạt động sinh
hoạt xưa của đồng bào để dàn dựng thành các tiết mục múa đặc sắc đã được đồng
bào quan tâm, chú trọng. Qua đó, bước đầu xây dựng được diện mạo về đời sống
văn hóa phong phú, góp phần thu hẹp khoảng cách đời sống văn hóa trong cộng đồng
dân cư, khơi dậy tinh thần bảo tồn, làm giàu và phát huy các giá trị di sản văn
hóa dân tộc Việt Nam.

Nấu cơm lam
Bên cạnh sự hỗ trợ của
Nhà nước, cũng đã hình thành, phát triển mạnh phong trào xã hội hóa các hoạt động văn hóa, đặc biệt là các hoạt động văn hóa dân gian trong lễ hội truyền thống.
Người dân, dưới sự hướng dẫn của chính quyền đã tự đứng ra tổ chức lễ hội
truyền thống, tạo thành những sân chơi văn hoá lành mạnh, bổ ích, thiết thực
trong cộng đồng các dân tộc. Phong trào "Toàn dân đoàn kết
xây dựng nông thôn mới, đô thị
văn minh" trên địa bàn có tác động to lớn và tích cực đến đời sống xã
hội, đồng bào dân tộc thiểu số đã biết áp dụng tiến bộ khoa học
kỹ thuật; kiến thức về xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm
nghèo; xây dựng nếp sống văn hoá mới, giữ gìn bản sắc dân tộc, xóa bỏ các tập
tục lạc hậu. Hàng năm, 100% hộ gia đình đồng bào dân
tộc thiểu số đăng ký xây dựng gia đình văn hóa, kết quả bình xét hàng năm có
trên 99% hộ đạt gia đình văn hóa.
Trong công tác xã hội và các
hoạt động nhân đạo từ thiện, đã xuất hiện nhiều gương điển hình thực hiện và vận động
nhân dân tham gia các hoạt động quyên góp, ủng hộ Quỹ ngày vì người nghèo, ủng
hộ đồng bào bị thiên tai bão lụt, xóa nhà tạm..., cụ thể như: Ông Vòng Nhì Sập, dân tộc Hoa, xã Bình Lộc; ông Chung
Kiều, dân tộc Hoa, phường Xuân An; ông Vòng Vĩnh Ốn, dân tộc Hoa, phường
Bàu Sen là những gương điển hình,những người tích cực trong việc
vận động, kêu gọi các nhà hảo tâm giúp đỡ, xây dựng nhà tình thương, tặng quà cho các hộ đồng bào dân
tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn tại địa phương. Đối với công tác vận động bà con đồng bào
thực hiện tốt việc cưới, việc tang, điển hình có già làngNguyễn Văn Long - dân tộc Chơro, xã Hàng Gòn; ông đã làm chủ hôn cho hầu hết các đám cưới
trong đồng bào và cũng là người tuyên truyền, đưa các chủ trương, chính sách
của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào bằng những việc làm thiết
thực, gần gũi với cộng đồng.

Trò chơi đập bóng nước
Công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho
đồng bào dân tộc thiểu số tiếp tục được quan tâm, đến nay đã cấp trên 11.200 thẻ BHYT cho đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó
khăn. Công tác giáo dục - đào tạo đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Công tác đào tạo nghề được quan tâm thực hiện, giai đoạn
2014 - 2019 đã cử đi đào tạo 75 em học sinh dân tộc thiểu số học tại Trường
Cao đẳng nghề số 8; xét 42 em vào học tại Trường Dân tộc nội trú tỉnh;
150 em vào học Trường dân tộc nội trú Điểu Xiểng. Cử tuyển hơn 20 học sinh dân
tộc thiểu số học các Trường Đại học, Cao đẳng; hơn 20 em học lớp Trung cấp lý
luận chính trị tại Trường Chính trị tỉnh. Theo đó, việc hỗ trợ chi phí học tập cho sinh viên là người dân tộc thiểu số đã được thực
hiện theo đúng quy định. Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước; con, em đồng bào
dân tộc thiểu số đã phấn đấu học tập, tỷ lệ các em đến trường qua các năm tăng
cao, tình trạng bỏ học giữa chừng giảm đáng kể; số sinh viên đại học, cao đẳng,
trung cấp nghề tăng theo nhu cầu xã hội. Các chính sách xã hội, đặc biệt là
chính sách với người và gia đình có công với cách mạng được thực hiện tốt. Công
tác giải quyết việc làm đạt tốt, tạo cơ hội và điều kiện cho người nghèo tiếp cận
các dịch vụ xã hội cơ bản, trình độ dân trí nâng cao, cải thiện đời sống, tăng
thu nhập trong đồng bào.
Từ các chính sách đầu tư của Nhà nước, với sự hỗ trợ của cộng đồng và đặc
biệt là sự nỗ lực vươn lên của đồng bào dân tộc, đã giúp bà con có điều kiện
phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, đời sống đồng bào từng bước được nâng
lên. Một lòng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, nâng cao ý thức cảnh
giác cách mạng, chống âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch, phòng
chống tội phạm, ma túy, tệ nạn xã hội; thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn
kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” trên địa bàn thành phố Long Khánh.
Mặt trận Long Khánh