40 năm sau, nhìn lại cuộc
kháng chiến bảo vệ biên giới Tây Nam và giúp nước bạn Campuchia giải phóng,
thoát khỏi chế độ diệt chủng, những cán bộ chiến sĩ và các chuyên gia quân sự
ngày ấy vẫn tiếp tục kể lại nhiều câu chuyện về chặng đường gian khó, nhường
cơm, sẻ áo, hy sinh về người, về của để giúp bạn. Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai,
khu di tích Đoàn 125- tiền thân của lực lượng vũ trang (LLVT) cách mạng đoàn kết
cứu nước Campuchia thành lập 12-5-1978) khánh thành năm 2012 tại xã Long Giao,
Cẩm Mỹ là minh chứng rõ nhất cho tình hữu nghị, đoàn kết giữa 2 đất nước, 2 dân
tộc trong những thời khắc đau thương nhất mà bọn diệt chủng Khơ me đỏ gây ra. Tội
của chúng “trời không dung, đất không tha” đã buộc dân tộc Việt Nam, những người
yêu nước chân chính phải cầm vũ khí đánh giặc, tiêu diệt chế độ diệt chủng, bảo
vệ Tổ quốc, mang lại bình yên cho nhân dân và giúp bạn thoát khỏi chế độ diệt
chúng, hồi sinh đất nước…
Kẻ
thù buộc ta phải vùng dậy
.JPG)
Lãnh đạo Quân khu 7 gặp mặt các đại biểu nhân kỷ niệm 40 năm
Trung tướng Triệu Xuân
Hòa, Anh hùng LLVT nhân dân, nguyên Tư lệnh Quân khu 7 kể lại, Lực lượng Khơ me
đỏ đã tiến hành nhiều hoạt động xâm nhập, pháo kích, đánh phá, tàn sát dân thường
và lấn chiếm đất đai trên toàn tuyến biên giới Tây Nam của Việt Nam. Chúng đã tổ
chức hai cuộc xâm nhập quy mô lớn vào Việt Nam. Cuộc tấn công lớn đầu tiên diễn
ra ngày 30-4-1977, quân chính quy Khơ me đỏ tiến sâu 10km vào lãnh thổ Việt
Nam, chiếm một số vùng ở tỉnh An Giang và tàn sát nhiều dân thường Việt Nam. Cuộc
tấn công thứ hai diễn ra vào ngày 25-9-1977, lần này cả 4 sư đoàn quân Khơ me đỏ
đã đánh chiếm các huyện Tân Biên, Bến Cầu, Châu Thành (Tây Ninh)…
Trong các đợt tấn công
đó, Khơ me đỏ đã thảm sát đối với người Việt Nam, điển hình là vụ thảm sát Ba
Chúc vào tháng 4-1978 làm 3.157 người dân thường bị giết hại. Từ 1975- 1978, có
tới 30 ngàn người Việt Nam bị Khơ me đỏ sát hại trong các cuộc chiến tranh xâm
lược biên giới. Ngày 13-12-1978, được sự hậu thuẫn của các thế lực nước ngoài,
quân Khơ me đỏ đã huy động 10 sư đoàn (khoảng 50 đến 60 ngàn quân) tiến công
xâm lược Việt Nam trên toàn tuyến biên giới. Ba sư đoàn đánh vào Bến Sỏi với mục
tiêu chiếm thị xã Tây Ninh, 2 sư đoàn đánh vào Hồng Ngự (Đồng Tháp), 2 sư đoàn
đánh vào khu vực Bảy Núi (An Giang), 1 sư đoàn đánh Trà Phô, Trà Tiến (Kiên
Giang)...
.JPG)
Lãnh đạo Quân khu 7, Bộ Quốc phòng chụp hình với đoàn đại biểu Đồng Nai trong lễ gặp mặt
Tại những vùng chiếm
đóng, Khơ me đỏ đã thực hiện sách lược diệt chủng đối với người Việt, như đã
làm với người Campuchia. Quân đội Việt Nam đã chống trả quyết liệt và kìm bước
tiến, đồng thời tiêu hao sinh lực địch. Các hướng tấn công của chúng đều bị chặn
lại và không thể phát triển được. Trung tướng Triệu Xuân Hòa cho rằng, với truyền
thống yêu nước, chống ngoại xâm, quyết tâm bảo vệ bờ cõi thiêng liêng của Tổ quốc,
quân và dân Việt Nam, trực tiếp là các đơn vị Quân khu 5, 7, 9 và đặc biệt là Bộ
CHQS các tỉnh biên giới của ta đã chủ động, cơ động ngăn chặn địch xâm, nhập,
giúp nhân dân ở những nơi bị tàn sát khắc phục hậu quả.
Theo Thượng tướng Nguyễn
Trọng Nghĩa, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, trước hành động gây hấn và mở rộng
chiến tranh của kẻ thù, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã kiềm chế và kiên trì thực
hiện chính sách hòa bình hữu nghị với Nhà nước Campuchia dân chủ. Thượng tướng
Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh: “Chúng ta càng kiềm chế, càng giữ mối quan hệ hữu
nghị thì kẻ thù càng ngang ngược quyết tâm xâm lược, thực hiện chính sách diệt
chủng, tàn sát nhân dân Việt Nam giống những gì chúng đã làm với nhân dân
Campuchia. Vì vậy, buộc quân đội và nhân dân ta phải chọn con đường cầm vũ khí
đứng lên đánh đuổi kẻ thù, bảo vệ bờ cõi của Tổ quốc. Chiến thắng biên giới Tây
Nam vô cùng có ý nghĩa, không chỉ bảo vệ biên giới mà còn giúp Campuchia thoát
khỏi họa diệt chủng, dành quyền sống, quyền được làm người và bước vào kỷ
nguyên mới hòa bình để thực hiện công cuộc hồi sinh đất nước. Qua đó, tạo điều
kiện để khôi phục lại mối đoàn kết chiến đấu vốn có giữa hai dân tộc, hai đất
nước”…
Giúp
Campuchia hồi sinh đất nước
.JPG)
Phó đô đốc Trần Hoài Trung, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy QK7 tặng quà mẹ VNAH tại buổi gặp mặt
Đáp lại lời kêu cứu của
nhân dân Campuchia và lời kêu gọi của Mặt trận Đoàn kết Cứu quốc Campuchia,
Quân tình nguyện Việt Nam đã giúp đỡ dân tộc Campuchia giải phóng khỏi ách thống
trị của tập đoàn Pôn Pốt. Đã 40 năm trôi qua, sự giúp đỡ chí tình, chí lý của
cán bộ, chiến sĩ và quân dân Việt Nam đối với Campuchia vẫn được nhiều thế hệ
người dân Campuchia ghi nhận.
Ngài Samdech Akka Moha
Padei Techo Hunsen (Hunsen), Thủ tướng và Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia,
nguyên Trung tá, Chỉ huy trưởng Đoàn 125 nhiều lần khẳng định, nếu không có
nhân dân Việt Nam, trực tiếp là quân tình nguyện Việt Nam thì không có đất nước
Campuchia hồi sinh, phát triển tươi đẹp như hôm nay. Nhiều lần trở lại thăm Di
tích Đoàn 125, Thủ tướng Hunsen không khỏi bùi ngùi xúc động mỗi lần nhắc nhớ đến
kỷ niệm của 40 năm về trước. “Nhờ có đội quân nhà Phật- Bộ đội Cụ Hồ mà
Campuchia đã thoát khỏi thảm cảnh diệt chủng, hồi sinh và phát triển đất nước”,
Thủ tướng Hunsen khẳng định.
Dự và phát biểu tại buổi
gặp mặt các tướng lĩnh, sĩ quan cao cấp do Quân khu 7 tổ chức hôm qua (6-1),
ngài IM HEN- Tổng lãnh sự vương quốc Campuchia khẳng định, trong sự giúp đỡ chí
lý, chí tình thì Quân khu 7 là đơn vị giúp nhân dân Campuchia nhiều nhất suốt từ
năm 1979 đến nay. “Đại thắng ngày 7-1-1979 kết thúc kỷ nguyên đen tối của
Campuchia và mở ra thời kỳ mới đầy ánh sáng và niềm tin, hy vọng. Mọi người dân
Campuchia đã từng trải qua chế độ diệt chủng cũng như lớp trẻ hôm nay mãi mãi
ghi nhớ công ơn của đất nước, người dân và quân đội Việt Nam nói chung, Quân
khu 7 nói riêng cũng như ý nghĩa to lớn của của chiến thắng lịch sử này”. Đối với
người dân Campuchia suốt 40 năm qua, họ vẫn gọi quân tình nguyện Việt Nam với
tên thân thương “Bộ đội nhà Phật” đã giúp đỡ nhân dân và dân tộc Campuchia được
hồi sinh, thoát thảm cảnh tàn sát của chế độ diệt chủng…
.JPG)
Tướng lĩnh Việt xúc động trong buổi gặp mặt
Trong hồi ký “Đất mẹ” của
ông Nguyễn Văn Thông, nguyên Trưởng đoàn chuyên gia Đồng Nai được cử sang giúp
tỉnh Kampongthom (thời kỳ 1984-1988) đã viết: “Cuối năm 1988, trước khi rút về
nước, chúng tôi đi khảo sát hết vùng sâu, vùng xa, xác định những điểm địch sẽ
chiếm lại và lên phương án cụ thể, khả thi để LLVT nước bạn đối phó lúc cần.
Chúng tôi tiếp tục làm việc với Ban Thường vụ tỉnh ủy Kampongthom các vấn đề
đánh giá đúng mặt mạnh, mặt yếu của lãnh đạo, phân tích nguyên nhân, rồi xác định
phương hướng phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm”.
Để tiếp tục xây dựng mối
đoàn kết hữu nghị giữa hai dân tộc, hai đất nước, ngày 2-1-2012, dưới sự chứng
kiến của Thủ tướng hai nước, Đài tưởng niệm khu di tích Đoàn 125 được khánh
thành và được Bộ Văn hóa thể thao và du lịch cấp bằng công nhận Khu di tích lịch
sử cấp Quốc gia. Trong quá trình làm nhiệm vụ, đã có 49 cán bộ chiến sĩ của
Đoàn 125 vì ốm đau, bệnh tật và hy sinh đã được cán bộ và nhân dân địa phương
giúp đỡ an táng. Khu di tích thực sự là biểu tượng của tình đoàn kết chiến đấu
giữa hai dân tộc, hai đất nước.

Vinh dự là những người lính được bảo vệ chăm sóc tượng đài khu Di tích Đoàn 125
Là đơn vị đóng chân trên
địa bàn và được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ khu di tích, Trung tá Trần Đức
Hòa, Phó chính ủy Trung đoàn 88, Sư đoàn 302 chia sẻ, Trung đoàn được đóng quân
ngay trên địa bàn xã Long Giao, nơi có khu di tích lịch sử Đoàn 125- biểu tượng
của tình đoàn kết chiến đấu giữa quân đội và nhân dân 2 nước, chúng tôi càng ý
thức và tự hào hơn để tiếp tục giáo dục truyền thống cho cán bộ, chiến sĩ, nhất
là chiến sĩ trẻ tiếp tục vươn lên, rèn luyện, thực hiện tốt các phong trào thi
đua, xứng đáng với truyền thống anh hùng của đơn vị và nơi có khu di tích lịch
sử…
Kỷ niệm 40 năm ngày chiến thắng chiến tranh biên giới và giúp bạn lật đổ chế độ
diệt chủng, sáng qua (6-1), Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 7 đã tổ chức gặp mă
trên 500 cựu chiến binh, tướng lĩnh đã từng chiến đấu, công tác và giúp bạn
trong 40 năm qua. Buổi gặp mặt diễn ra ấm áp nghĩa tình, các đại biểu đã ôn lại
kỷ niệm 40 năm chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam Tổ quốc và giúp bạn lật đổ chế
độ diệt chủng, hồi sinh đất nước….
Theo thống kê, trong thảm họa diệt chủng mà bọn Khơ me đỏ đã gây ra, đã có khoảng 3 triệu người dân Campuchia gồm cả người già, trẻ em, phụ nữ, những người vô tội đã bị giết hại..
Nguyệt Hà