ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TỈNH ĐỒNG NAI
 
Chưa có thông tin
 

Nội dung bản tin

 
Kiểm tra, khảo sát 05 năm thực hiện Quyết định số 217, 218QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị (khóa XI) tại huyện Xuân Lộc.
Đăng ngày: 17-09-2018 07:39
asp:Label ID="lblSummary" runat="server"
Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị, xã hội huyện Xuân Lộc cần tích cực tham mưu, tranh thủ sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, đồng thời chủ trì phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị - xã hội và các cơ quan liên quan trong chọn nội dung giám sát phù hợp tình hình thực tế của địa phương, cơ quan, tổ chức mình tránh trùng lắp, về nội dung, thời gian.
 

Đó là ý kiến phát biểu chỉ đạo của đồng chí Bùi Quang Huy/ TUV- Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tại buổi kiếm tra, khảo sát 05 năm thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW và Quyết định số 218-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị (khóa XI) tại huyện Xuân Lộc vào ngày 14/9/2018. Tham gia đoàn kiểm tra còn có đại diện các đoàn thể chính trị, xã hội tỉnh.

Qung HUy.jpg
Đ/c Bùi Quang Huy/ Phó Chủ tịch UBMTTQ tỉnh phát biểu tại buổi kiểm tra

Theo báo cáo của Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện  sau 5 năm triển khai thực hiện công tác giám sát, phản biện xã hội và tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền.  Ủy ban MTTQ huyện đã tổ chức được 30 cuộc giám sát với 8 nội dung,  qua đó đã có 165 kiến nghị đối với các cơ quan được giám sát và UBND huyện Xuân Lộc. Đồng thời  đã phối hợp với Hội đồng nhân dân, các đoàn thể chính trị-xã hội của huyện tổ chức 208 cuộc giám sát trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội ở địa phương; Ủy ban MTTQ các xã, thị trấn và Ban Thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng đã tổ chức 983 cuộc giám sát về chấp hành pháp luật, cải cách thủ tục hành chính, các công trình xây dựng trên địa bàn.

Đã tổ chức 03 hội nghị phản biện xã hội, đóng góp ý kiến vào 38 văn bản của UBND huyện về dự thảo Kế hoạch, Báo cáo, các nội dung xây dựng kinh tế xã hội địa phương;Phối hợp với Ban Dân vận Huyện ủy tổ chức 02 hội nghị đối thoại giữa Bí thư Huyện ủy và Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện với Bí thư Chi bộ, Trưởng ban khu (ấp), đại diện các hộ dân tiêu biểu trên địa bàn.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác giám sát, phản biện xã hội; tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền còn một số khó khăn, hạn chế như:

Nhiều cơ sở còn lúng túng trong việc lựa chọn nội dung giám sát, phản biện xã hội, phản biện còn ít, thụ động chưa rõ vai trò của chủ thể phản biện xã hội; còn biểu hiện nể nang, né tránh, ngại va chạm, chưa dám nêu chính kiến của mình.

 

 

Xuân Tuấn

 

In nội dung
Các tin đã đăng ngày:
 
Về đầu