
Đ/c Bùi Quang Huy/ TUV- Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phát biểu tại buổi kiểm tra.
Đó là ý kiến phát biểu chỉ đạo của
đồng chí Bùi Quang Huy/ TUV- Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh
tại buổi kiếm tra, khảo sát 05 năm thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW và Quyết định số 218-QĐ/TW ngày
12/12/2013 của Bộ Chính trị (khóa XI) tại huyện Long Thành vào ngày 12/9/2018. Tham gia đoàn kiểm
tra còn có đại diện các đoàn thể chính trị, xã hội tỉnh.
Theo
báo cáo của Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Long Thành sau 5 năm triển khai thực hiện
công tác giám sát, phản biện xã hội và tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền.
Ủy ban MTTQ huyện đã tổ
chức được 10 cuộc giám sát với nhiều nội dung; tham gia giám sát cùng HĐND, các
ngành tổ chức khảo sát và giám sát được 164 cuộc. Ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, thị trấn đã tổ
chức 36 cuộc, phối hợp với HĐND cùng cấp tổ chức giám sát 527 cuộc trên một số lĩnh vực.
Bên cạnh đó là các hoạt động Giám sát đầu tư của cộng đồng, hoạt động
giám sát của Ban Thanh tra nhân dân tổ chức thực hiện theo quy định của pháp luật.
Ban thanh tra nhân dân và Ban giám sát đầu tư của cộng đồng các xã, thị trấn đã
tổ chức giám sát qua 05 năm được 351 cuộc với nội dung giám sát chủ yếu là giám
sát công tác xây dựng cơ bản, công trình phúc lợi công cộng trên địa bàn.
Công tác tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền, Ủy ban MTTQ Việt Nam từ
huyện đến xã, thị trấn tham mưu Chính quyền, Đảng ủy cùng cấp tổ chức 116 cuộc
đối thoại nhân dân về những phát
sinh mâu thuẫn, bất đồng liên quan đến quyền và lợi ích của nhân dân; những
khúc mắc do liên quan đất đai kéo dài, xây dựng trái phép, lấn chiếm sông,
suối, cống, rãnh làm ảnh hưởng hệ thống thoát nước.... có 382 ý kiến đóng góp
của người dân tại buổi đối thoại.

Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Long Thành phát biểu ý kiến
Qua quá trình thực hiện thì
một số đoàn thể chính trị- xã hội,
MTTQ xã, thị trấn vẫn còn lúng
túng trong tổ chức giám sát và phản biện xã hội; nhiều vấn đề nhân dân bức xúc nhưng chưa có cơ chế cụ thể
để giám sát; thiếu những quy định cụ thể về trách nhiệm của các cơ quan nhà nước
trong việc giải quyết, trả lời những phát hiện, kiến nghị của Mặt trận. Do đó, số lượng, chất lượng
giám sát và phản biện xã hội
chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của nhân dân, có lúc, có nơi còn mang tính
hình thức. Lịch giám sát còn trùng lắp lịch công tác nhiều; thành phần trong
đoàn giám sát cử tham gia chưa đúng; phương pháp giám sát còn chưa đa dạng, chủ
yếu giám sát theo chương trình, kế hoạch
định sẵn.
Xuân Tuấn