Dự án được triển
khai từ nay đến tháng 8-2020 với nhiều nội dung hoạt động cụ thể nhằm hỗ trợ
trang bị và tăng cường các kỹ năng mềm cho học sinh sinh viên (HSSV) và lao động
yếu thế, nhập cư, xa nhà trên địa bàn tỉnh.
Còn thiếu kỹ
năng mềm
Giám đốc Tài chính và dịch vụ hỗ trợ Dự án Lê Thị
Thanh Hương cho biết, các kết quả khảo sát thị trường lao động và nhu cầu của
HSSV, thanh niên trong những năm qua cho thấy, thực trạng thiếu kỹ năng mềm
đang là rào cản khiến nhiều người không thể kiếm được việc làm phù hợp. “Tình
trạng hàng trăm ngàn sinh viên tốt nghiệp đại học, thậm chí cả thạc sĩ và sinh
viên tốt nghiệp giỏi phải giấu bằng để xin làm công nhân hoặc quay trở lại học
nghề, kiếm việc làm phù hợp là tình trạng báo động về việc thiếu kỹ năng mềm.
Do vậy, hơn lúc nào hết, dự án triển khai với hy vọng sẽ hỗ trợ phần nào kinh
nghiệm cũng như cung cấp nguồn liên kết, kết nối công việc của HSSV và lao động
yếu thế trong cuộc sống”, bà Hương nhấn mạnh.
Cũng theo phân tích của bà Hương, việc chọn nghề của
HSSV hiện còn phụ thuộc nhiều vào quyết định của phụ huynh. Bởi tâm lý muốn che
chở, bao bọc con, các bậc cha mẹ thường thiên về những ngành “an toàn”, mang lại
danh tiếng như kỹ sư, bác sĩ mà không quan tâm đến năng lực của con, em mình.
Bên cạnh đó, xu hướng thị trường cũng là điều đáng nói như một số bạn trẻ có “mốt”
chạy theo nghề “hot”, đua theo bạn bè chứ không thực sự đam mê và đúng sở trường.
Chính vì chọn ngành không phù hợp nên nhiều HSSV sau khi tốt nghiệp dễ rơi vào
tình trạng thụ động, lười tìm kiếm thông tin.

Bà Hương phát biểu tại Hội nghị
“Học thu động là cách học lỗi thời, chờ đợi kiến thức
từ giáo viên đưa xuống, không chuẩn bị kỹ môn học trước khi đến lớp, lười tìm
kiếm thông tin để trao đổi, thảo luận và dĩ nhiên lười áp dụng kiến thức vào thực
tế nên rất khó thành công”, bà Hương nói. Bên cạnh những nội dung này, bà Hương
đề cập đến năng lực ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh của HSSV. Thực ra HSSV đều được
học tiếng Anh nhưng do thái độ thụ động, không vận dụng thực tế nên đưa đến hạn
chế kỹ năng về ngoại ngữ. Với cách học này, HSSV không những không nắm được kiến
thức chuyên môn mà còn quen với việc lười nhác, thiếu chủ động trong tất cả các
công việc sau này, đặc biệt là với HSSV yếu thế, ít có điều kiện, sống xa nhà.
Từ những phân tích trên, bà Hương khẳng định: “Thiếu
kiến thức chuyên môn, thụ động trong tiếp nhận thông tin, lười nhác trong tìm
hiểu và vận dụng thực tiễn đã đưa đến thiếu hàng loạt kỹ năng mềm như: thuyết
phục, làm việc nhóm, cập nhật kiến thức mới, kiểm soát cái tôi, giải quyết vấn
đề và thiếu sự quyết tâm đạt mục tiêu công việc tìm kiếm nên ít thành công”.
Box: Thống kê
chưa đầy đủ của Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam do Bộ LĐ-TBXH
công bố cuối tháng 12 năm 2017 cho thấy đến hết quý 3 năm 2017, cả nước có trên
1,07 triệu lao động trong độ tuổi thất nghiệp, giảm 6,8 ngàn người so quý 2; có
khoảng hơn 200 ngàn cử nhân thất nghiệp. Tỷ lệ lao động trong độ tuổi thất nghiệp
giảm 2,2%. Tuy nhiên, số người thất nghiệp có trình độ Đại học trở lên là 237
ngàn người, tăng 53,9 ngàn so quý 2 năm 2017 và tỷ lệ thất nghiệp của nhóm này
là 4,51%, tăng 3,63% so quý 2-2017.
Hỗ trợ kỹ năng
thành công cho HSSV
Tại Hội thảo, các trường nằm trong dự án và đại biểu
tham dự đều khẳng định ngoài việc trang bị kiến thức, kỹ năng chuyên môn thì kỹ
năng mềm, kiến thức xã hội, giao tiếp phải được trang bị cho HSSV mới giúp họ,
nhất là HSSV yếu thế có điều kiện dễ tìm việc, ổn định cuộc sống.

Đại diện các trường trong dự án trao đổi ý kiến
Ông Cao Thanh Tuấn, Hiệu trưởng, Trường Trung cấp KTKT
cho hay, nhà trường đã được một dự án của Nhật hỗ trợ đào tạo được 4 khóa kỹ
năng mềm với gần 200 HSSV tham gia, trong đó chủ yếu là kỹ năng giao tiếp, thuyết
trình trước công chúng, một số kiến thức về xã hội…tạo điều kiện để HSSV nhà
trường khi tốt nghiệp tự tin đi xin việc. Nhờ vậy, hơn 85% sinh viên nhà trường
tốt nghiệp đều có việc làm ngay. “Nay được nằm trong dự án, chúng tôi hy vọng
HSSV, nhất là các em xa nhà, yếu thế sẽ thuận lợi hơn trong học tập và tự tin
khi đi tìm việc”…
Chị Đặng Thanh Phương, Phụ trách công tác HSSV Trường
Cao đẳng Công nghệ cao Đồng Nai cho rằng, một thực tế đáng buồn là phần phần lớn
sinh viên ra trường hiện nay không đáp ứng được những yêu cầu của nhà tuyển dụng
không phải họ thiếu chuyên môn, tay nghề mà chủ yếu thiếu kỹ năng mềm, giao tiếp,
ứng xử hoặc trao đổi công việc cũng như làm việc nhóm. “Từ thực tế này, nhà trường
đã phối hợp với nhiều doanh nghiệp trong việc trực tiếp xây dựng các chương
trình đào tạo nghề theo xu hướng đáp ứng yêu cầu sản xuất; đồng thời mời các
chuyên gia của doanh nghiệp đến trao đổi, tư vấn các kỹ năng mềm, hỗ trợ HSSV
khi tốt nghiệp dễ tìm việc làm”, bà Phương nói.
Ông Nguyễn Thanh Phong, Phó hiệu trưởng, Trường Cao đẳng
Kỹ thuật Đồng Nai cho rằng, ngoài quan tâm chuyên môn nghề cho học viên thì đào
tạo tác phong công nghiệp, tính chuyên nghiệp cũng được nhà trường quan tâm
trong quá trình học nghề. Cụ thể, mỗi tuần trường sẽ tổ chức đào tạo một giờ thực
hành về kỹ năng giao tiếp, trao đổi nghiệp vụ khi phỏng vấn, phương pháp làm việc
chuyên nghiệp cho toàn thể HSSV năm cuối; một quý mời chuyên gia là các đại diện
doanh nghiệp về trường nói chuyện thực hành giao tiếp khi phỏng vấn…nên tạo điều
kiện gần 90% học viên khi tốt nghiệp có việc làm. Ông Phong nhấn mạnh: “Được
tham gia trong dự án lần này, nhà trường sẽ lựa chọn các em HSSV yếu thế, xa
nhà, đang phải ở trọ trong ký túc xá và các khu nhà dân lân cận để tham gia dự
án, tạo điều kiện giúp các em tự tin sau khi tốt nghiệp”.
Box: Theo dự
kiến, sau khi dự án kết thúc vào tháng 8-2020, sẽ có 1.500 HSSV nhập cư, yếu thế, trong đó có 1000 bạn học trực tiếp; 500 bạn học trực
tuyến; 600 lao động thời vụ các
doanh nghiệp mà dự án khảo sát được hỗ trợ; kết nối việc làm cho 60% sinh viên nhập cư; trong đó có 48
nhóm đối tượng hưởng lợi là nữ với khoảng
200 và tập huấn giảng viên nguồn cho khoảng hơn 100 người để sau khi dự án rút, các đơn vị chủ động tiếp tục và
nhân rộng trong tỉnh./.
Vĩnh Hà