Đây là kênh hỗ trợ tích cực để nhiều trẻ
khuyết tật được phát hiện sớm (PHS), can thiệp sớm (CTS) về giáo dục, được học
nghề, giải quyết việc làm và mở rộng nhiều nhu cầu của người khuyết tật…
Chọn
thí điểm thực hiện
Phó
giám đốc Sở LĐ-TBXH Nguyễn Thị Kiều Oanh cho biết: “Bước đầu thực hiện dự án sẽ
lựa chọn thí điểm 2 địa phương là TP. Biên Hòa và TX. Long Khánh để thực hiện.
Đây là 2 địa phương có trên 7000 trẻ khuyết tật, chiếm nhiều nhất trong tổng số
trẻ bị khuyết tật cũng như di chứng và nghi bị khuyết tật của toàn tỉnh. Mặt
khác đây cũng là hai địa phương từng là trọng điểm trong thời kỳ kháng chiến chống
Mỹ nên ảnh hưởng khá lớn từ hậu quả chất độc hóa học do Mỹ dải thảm tại Việt
Nam”.

Đại diện Sở LĐTBXH Đồng Nai và Viethealth phối hợp thực hiện hiệu quả dự án
Theo
những mục tiêu dự án đề ra, trong giai đoạn từ nay đến tháng 9-2021, USAID sẽ
tài trợ nguồn vốn khoảng trên 17,4 tỷ đồng để thực hiện các nội dung: Nâng cao
năng lực cho đội ngũ cán bộ về PHS, CTS cho trẻ khuyết tật từ 0 đến 6 tuổi tại
TX. Long Khánh và TP. Biên Hòa; triển khai các mô hình phát hiện sớm, can thiệp
sớm và nhân rộng cho trẻ khuyết tật dưới 6 tuổi; nâng cao nhận thức cộng đồng về
khuyết tật trẻ em và những mô hình của dự án….nhằm nâng cao chất lượng sống cho
trẻ khuyết tật dưới 6 tuổi và gia đình các em thông qua những mô hình toàn diện
của dự án.
Theo
bà Đinh Thị Thụy, Phó chánh văn phòng Ủy ban quốc gia về người khuyết tật Việt
Nam, từ năm 2005 đến nay, USAID đã cung cấp hỗ trợ liên tục thông qua chương
trình hòa nhập người khuyết tật Việt Nam nói chung (trong đó có trẻ khuyết tật
dưới 6 tuổi) và chương trình hỗ trợ tích hợp và toàn diện cho người khuyết tật
từ năm 2012. Cũng từ năm 2012, USAID và các đối tác đã thí điểm triển khai dự
án công nghệ thông tin (ICT) nhằm nâng chất giáo dục cho trẻ em khuyết tật. Đồng
thời triển khai một hỗ trợ chuyển tiếp “từ trường học đến cơ sở làm việc”, cung
cấp hướng nghiệp và đào tạo nghề cho thanh niên tại các trường giáo dục đặc biệt.
Các chương trình này đã giúp đáp ứng nhu cầu về y tế, giáo dục, việc làm và các
nhu cầu rộng hơn của người khuyết tật trong xã hội Việt Nam.
“Theo
kết quả lượng giá, 71% của những người hưởng lợi từ dự án cho rằng, họ “hài
lòng” hoặc “rất hài lòng” với các nhà cung cấp dịch vụ; 67% đã được “hài lòng”
hoặc “rất hài lòng” với sự hỗ trợ về giáo dục mà họ nhận được. Có khoảng 500.000
trẻ em khuyết tật ở các tỉnh thực hiện dự án như Ninh Bình, Quảng Nam, Đà Nẵng,
TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội đã được đi học, trong đó có khoảng 57.000 trẻ là học
sinh tiểu học; gần 10.000 giáo viên được bồi dưỡng, tập huấn và khoảng 1.400
thanh niên khuyết tật được học nghề với tỷ lệ có việc làm đạt trên 60%”, bà Thụy
nói.
Từ
thành công tại các tỉnh thành, dự án được chọn điểm thực hiện ở Biên Hòa và
Long Khánh từ nay đến 2021 mong đạt các mục tiêu cụ thể. Nâng cao năng lực cho
315 cán bộ cộng đồng được tập huấn; 162 giáo viên mầm non được huấn luyện về
giáo dục đặc biệt và 100 cán bộ y tế được tập huấn về phục hồi chức năng. Về
phía trẻ em: sẽ có 46.000 trẻ được sàng lọc; 2.800 trẻ bị nghi ngờ khuyết tật
được phát hiện sớm; 590 trẻ được can thiệp về giáo dục đặc biệt và phục hồi chức
năng; 200 trẻ khuyết tật được hỗ trợ chuyển tuyến; 660 phụ huynh được tập huấn
về can thiệp giáo dục đặc biệt và phục hồi chức năng; 20 hộ gia đình có trẻ
khuyết tật được hỗ trợ cải tạo nhà ở…
Nhân
rộng toàn tỉnh

Hỗ trợ trẻ tự kỷ tại Trung tâm Hoàng Đức
Phó
giám đốc Sở LĐ-TBXH Nguyễn Thị Kiều Oanh cho rằng, dù đến nay dự án Distinct mới
chính thức được thực hiện tại Đồng Nai nhưng với sự nỗ lực của các ngành chức
năng trên địa bàn, tỉnh đã có nhiều chương trình nhằm hỗ trợ người khuyết tật
nói chung, trẻ khuyết tật ổn định và từng bước hòa nhập cuộc sống. Với kết quả
dự kiến như mục tiêu đặt ra của dự án khi hoàn thiện vào năm 2021 tại 2 địa
phương, Đồng Nai mong muốn được hỗ trợ để nhân rộng trên địa bàn toàn tỉnh.
Theo
Phòng Bảo trợ xã hội (Sở LĐ-TBXH), hiện toàn tỉnh có gần 30 ngàn người khuyết tật
các dạng, trong đó trẻ em chiếm gần 40%. Các Trung tâm bảo trợ xã hội trong và
ngoài công lập hỗ trợ giáo dục đặc biệt hoặc can thiệp phục hồi cho khoảng trên
3.500 trẻ; số còn lại hầu hết vẫn do gia đình tự chăm sóc hoặc gửi ở một số cơ
sở ngoài tỉnh. Một điểm đáng lưu ý hầu hết gia đình có người khuyết tật đều có
cuộc sống khó khăn hoặc rơi vào trường hợp hộ nghèo. Do vậy, dự án khi triển
khai thành công tại TX. Long Khánh và TP. Biên Hòa rất cần được nhân rộng trên
địa bàn toàn tỉnh để nhiều trẻ khuyết tật nói chung, người khuyết tật có cơ hội
được hỗ trợ, hòa nhập tốt cuộc sống.
Ông
Lê Minh Dương, Giám đốc Viethealth cho biết: “Đến nay, sau nhiều năm hợp tác
cùng USAID, Viethealth đã hướng dẫn PHS, CTS cho hàng trăm ngàn lượt trẻ em tại
34 tỉnh, thành có dự án. Hầu hết những dịch vụ được cung cấp đến người khuyết tật,
nhất là trẻ em đều được đánh giá cao, hỗ trợ tích cực, giúp nhiều trẻ vươn lên
hòa nhập cuộc sống”.
Box: Kế hoạch thực hiện Dự án
trong năm 2018 tại Long Khánh và Biên Hòa sẽ tập trung triển khai thành công mô
hình phát hiện sớm, can thiệp sớm cho trẻ em từ 0-6 tuổi; sàng lọc cho tất cả
trẻ từ 0-6 tuổi trong phạm vi dự án; tập huấn nâng cao về tầm quan trọng của mô
hình phát hiện sớm và can thiệp sớm; tổ chức hội thảo khởi động dự án; xây dựng
và quản lý hệ thống đánh giá giám sát quá trình triển khai hoạt động của dự án
tại 2 địa bàn trên.
Vĩnh Hà