Tại Hội thảo, Giám đốc Sở LĐ-TBXH
Huỳnh Văn Tịnh cho biết, việc liên kết giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp để
nâng cao hiệu quả giáo dục nghề nghiệp là một tất yếu hiện nay. Để thực hiện được
nhiệm vụ này, tỉnh sẽ tiếp tục đầu tư mạnh cho lĩnh vực đào tạo nghề như trang
thiết bị, chương trình, bồi dưỡng giảng viên, lắng nghe và điều chỉnh các chính
sách ưu tiên với các doanh nghiệp hợp tác với tỉnh cùng đào tạo nguồn nhân lực.
Hoạt động đào tạo nghề phải tập trung liên kết giữa nhà trường với nhà doanh
nghiệp để đáp ứng nhu cầu của thị trường và thực tế của doanh nghiệp; tỉnh sẽ đặc
biệt ưu tiên các doanh nghiệp trực tiếp hợp tác với các trường trong đào tạo
lao động các ngành nghề kỹ thuật cao. Các hình thức hợp tác có thể cử chuyên
gia cùng tham gia quá trình đào tạo hoặc hỗ trợ sinh viên thực tập, tham gia
đánh giá chất lượng đầu ra hoặc đầu tư máy móc, thiết bị, kinh phí cho hoạt động
đào tạo nghề....

Giám đốc Sở LĐ-TBXH Huỳnh Văn Tịnh phát biểu tại HT
Cũng tại Hội thảo, Sở LĐ-TBXH cho
hay, hiện toàn tỉnh có 67 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó có 12 trường cao
đẳng, 10 trường trung cấp, 25 trung tâm giáo dục nghề nghiệp và 20 doanh nghiệp
có đăng ký hoạt động dạy nghề. Mỗi năm, các doanh nghiệp cần tuyển khoảng 11
ngàn lao động qua đào tạo, nhưng các cơ sở mới chỉ đáp ứng từ 3.500 đến 4000
người. Việc tuyển sinh của các trường nghề đã khó, tỷ lệ bỏ học lại khá cao với
40% hệ cao đẳng, 60% hệ trung cấp; khi tuyển dụng doanh nghiệp vẫn phải đào tạo
lại; việc liên kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp chưa chặt chẽ...
Doanh nghiệp nêu giải pháp tại Hội thảo
Hội thảo nghe rất nhiều ý kiến của
các chuyên gia về đào tạo, các doanh nghiệp, nhu cầu, mong muốn của doanh nghiệp
về nhân lực chất lượng cao cũng như kinh nghiệm chia sẻ hoạt động liên kết
trong dạy nghề từ Trường Cao đẳng Công nghệ quốc tế Lilama II, Cao đẳng Cơ giới
và thủy lợi, Cao đẳng Công nghệ cao Đồng Nai...
Hà Anh