Sáng tạo trong vận động
Thống Nhất hiện có 28.331 phụ nữ
tôn giáo đang sinh hoạt trong tổ chức Hội Phụ nữ, đạt tỷ lệ 87,5% (tăng trên
20% tỷ lệ tập hợp so với 5 năm trước). Chị Trần Thị Kim Loan, Chủ tịch Hội LHPN
huyện cho hay: “Để vận động phụ nữ có đạo vào tổ chức, các cấp hội thường xuyên
nắm bắt nhu cầu hội viên theo phương châm “hướng về cơ sở”, lấy hội viên làm
nòng cốt. Qua tìm hiểu, biết phụ nữ có nhu cầu vay vốn, giải quyết việc làm, Hội
LHPN đã phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội hỗ trợ cho phụ nữ có đạo được
vay vốn ưu đãi. Đến nay, các cấp Hội Phụ nữ trong huyện đang quản lý 64 tổ với
trên 2.900 hộ vay với tổng số tiền trên 65 tỷ đồng, giúp nhiều hộ thoát nghèo bền
vững”.
Cũng theo chị Kim Loan, xây dựng
tổ chức hội trong đồng bào có đạo phải gắn với tâm tư nguyện vọng, tìm hiểu nhu
cầu của chị em phụ nữ để tổ chức các hoạt động thiết thực phù hợp với họ. Ngoài
hỗ trợ vay vốn, Hội phụ nữ trong huyện đã phối hợp với các đơn vị chức năng hướng
dẫn 10.645 chị kiến thức trồng trọt, chăn nuôi; tổ chức dạy nghề cho trên 3000
chị, giới thiệu cho 4.317 chị vào làm việc ổn định tại các doanh nghiệp, cơ sở
sản xuất tư nhân, các tổ hợp may gia công trên địa bàn. Cùng đó, phong trào phụ
nữ giúp nhau thoát nghèo đã tiết kiệm trên 600 triệu đồng mỗi năm, hỗ trợ hàng
chục lượt chị thoát nghèo...
Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Lê Thị Ngọc Loan tặng quà cho phụ nữ tôn giáo
Chia sẻ kinh nghiệm vận động phụ
nữ có đạo, Chủ tịch Hội LHPN xã Bình Minh (Trảng Bom) Nguyễn Thụy Phương Thơm
cho rằng, để tập hợp được chị em vào tổ chức, thực hiện tốt các phong trào, cuộc
vận động của trên, Hội LHPN xã thường tổ chức sinh hoạt trước hoặc sau thời
gian hội viên đi lễ ở nhà thờ; phối hợp với các giáo xứ trên địa bàn và các hội
viên có đạo nòng cốt để vận động thông qua các nhóm nhỏ, tư vấn trực tiếp đến từng
đối tượng. Nhờ vậy, các nội dung liên quan đến chủ trương, đường lối của Đảng,
pháp luật của Nhà nước, các cuộc vận động của Hội đến với hầu hết hội viên và
phụ nữ có đạo trên địa bàn nên đã tập hợp hơn 92% phụ nữ có đạo vào tổ chức.
Huyện Long Thành lại có cách làm
sáng tạo bằng việc phhát huy vai trò của các nữ tu, nữ chức sắc, chức việc tôn
giáo. Chủ tịch Hội LHPN huyện Long Thành Bùi Thu Bình cho biết: “Ban chấp hành
Hội LHPN từ huyện đến cơ sở luôn đảm bảo có nữ tu, nữ chức sắc, chức việc các
tôn giáo để cùng gánh vác nhiệm vụ của hội ở khu vực có đạo. Trong nhiệm kỳ 2016-2021,
có 3/27 nữ tôn giáo trong ban chấp hành cấp huyện và 50/189 chị cấp xã. Các nữ
tu, nữ chức sắc, chức việc đều làm tròn vai trò cầu nối quan trọng giữa cấp ủy,
chính quyền, tổ chức Hội với các tầng lớp phụ nữ tôn giáo nên các phong trào
thi đua yêu nước trên địa bàn Long Thành luôn đạt mục tiêu đề ra, góp phần tích
cực vào huyện đạt chuẩn nông thôn mới.
Box: Giai đoạn 2013-2017, Hội LHPN và Ban Tôn giáo tỉnh đã phối hợp tổ
chức tuyên truyền trên 1 triệu lượt cán bộ, hội viên, phụ nữ các tôn giáo; có
trên 112 ngàn hội viên phụ nữ các tôn giáo đăng ký rèn luyện phẩm chất đạo đức
phụ nữ thời kỳ CNH-HĐH đất nước; nhiều mô hình tập hợp, tuyên truyền các tôn
giáo xuất hiện trong toàn tỉnh; tỷ lệ phụ nữ các tôn giáo được phát triển mới
tăng từ 45,3% năm 2013 lên 56,08% cuối 2017...
Tiếp tục phối hợp
Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Lê Thị Ngọc
Loan chia sẻ, qua chương trình phối hợp, Hội LHPN và cơ quan quản lý tôn giáo
các cấp đã động viên đồng bào có đạo, nhất là các tầng lớp phụ nữ cùng đoàn kết,
gắn bó trong khối đại đoàn kết toàn dân. Phụ nữ tôn giáo ngày càng hiểu, tin tưởng
và thực hiện tốt các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước, tích
cực thi đua yêu nước “sống tốt đời, đẹp đạo”. Từ chương trình phối hợp, xuất hiện
nhiều tấm gương phụ nữ tôn giáo vừa làm tròn việc đạo, vừa đóng góp tích cực
cho các hoạt động của địa phương và tổ chức Hội nên trong thời gian tới, 2 bên
tiếp tục phối hợp nhiều hơn trong các hoạt động tập hợp phụ nữ tôn giáo.
Ni sư Thích nữ Diệu Trí, trụ trì
chùa Đại Giác (TP. Biên Hòa) được 13 năm cũng là từng ấy năm làm tốt việc vận động
phật tử thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, tích cực tham gia các hoạt động xã hội
từ thiện. Từ năm 2015 đến nay, trên cương vị là Phó chủ tịch thường trực Hội Từ
thiện tỉnh, mỗi năm ni sư vận động hàng ngàn phần quà, xây dựng hàng chục căn
nhà tình thương cho người nghèo, hỗ trợ gạo ăn hằng tháng cho 10 gia đình khó
khăn trên địa bàn xã Hiệp Hòa; vận động hỗ trợ quà, tiền mặt trị giá gần 1 tỷ đồng
đến trao tận tay, chia sẻ phần nào khó khăn với người dân vùng lũ, thiên tai
các tỉnh miền Bắc, miền Trung.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hòa Hiệp chứng kiến lễ ký phối hợp giữa Hội PN và Ban TG tỉnh giai đoạn 2018-2023
Là một hội viên phụ nữ có đạo
nòng cốt, chị Lưu Thị Thúy Anh, hội viên phụ nữ xã Xuân Thọ (Xuân Lộc) chia sẻ:
“Chúng tôi luôn được các cha xứ giảng đạo muốn là một giáo dân tốt trước hết phải
là một công dân tốt, chấp hành nghiêm pháp luật của Nhà nước, tham gia tốt các quy
định của xã, ấp”. Được biết, thời gian qua, tổ phụ nữ nòng cốt có đạo ở xã Xuân
Thọ đã vận động tiết kiệm 630 kg gạo, hỗ
trợ 15 gia đình phụ nữ khó khăn (trong đó có 7 hội viên phụ nữ dân tộc, 3 hội
viên có đạo); tham gia mô hình nuôi heo đất tiết kiệm, giúp đỡ 5 chị phụ nữ có
đạo bị bệnh với tổng số hơn 20 triệu đồng; hỗ trợ 4 hộ nghèo do phụ nữ làm chủ
với số tiền trên 35 triệu đồng và và nhiều giống cây trồng, vật nuôi....
Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Lê Thị Ngọc Loan khẳng định: “Phát huy những
kết quả đạt được, giai đoạn 2018-2023, Hội LHPN và Ban Tôn giáo tỉnh tiếp tục
phối hợp trong tuyên truyền, vận động hội viên phụ nữ các tôn giáo thực hiện tốt
chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các cuộc vận động của
Hội, thi đua yêu nước, sống tốt đời đẹp đạo. “Tùy đặc điểm của từng tôn giáo để
có những phương pháp vận động sáng tạo, tập hợp nữ các tôn giáo vào tổ chức trên
tinh thần vì quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên phụ nữ tôn giáo trên địa
bàn”, bà Loan nhấn mạnh.
Vĩnh An