ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TỈNH ĐỒNG NAI
 
Chưa có thông tin
 

Nội dung bản tin

 
Phối hợp quản lý chắc chắn tình hình lao động việc làm và ATVSLĐ
Đăng ngày: 26-03-2018 06:32
asp:Label ID="lblSummary" runat="server"
Phát biểu trong buổi giám sát kết quả thực hiện chính sách, pháp luật về lao động, việc làm, an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) năm 2017 và những tháng đầu năm 2018, Trưởng ban Văn hóa xã hội- Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Đồng Nai Nguyễn Thị Thu Hiền đề nghị,
​Trong thời gian tới, ngành Lao động thương binh và xã hội (LĐ-TBXH) cần chủ động phối hợp với Ban quản lý các khu công nghiệp, các ngành chức năng và các địa phương quản lý chắc chắn tình hình lao động việc làm và ATVSLĐ cũng như việc thực hiện các quy định của pháp luật về lao động việc làm, BHTN hiện nay. Trưởng ban Văn hóa xã hội lưu ý, việc quản lý, nắm chắc những đơn vị hoạt động cho thuê lao động sẽ hạn chế những vi phạm đáng tiếc xảy ra; các cơ quan chức năng cần lưu ý đến việc kiểm tra xây dựng thang, bảng lương, hợp đồng lao động, chế độ chi, trả phụ cấp độc hại cho người lao động.

IMG_1795.JPG
Trưởng đoàn giám sát phát biểu

Nêu ý kiến trong buổi giám sát, Phó chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Ngọc Tuấn nhấn mạnh: “Lĩnh vực lao động việc làm, ATVSLĐ, BHTN... là những vấn đề rất phức tạp, liên quan đến quyền, lợi ích của doanh nghiệp và người lao động. Do vậy, các cơ quan chức năng cần phối hợp chặt chẽ để xử lý linh hoạt, khéo léo và tế nhị. Việc thanh, kiểm tra doanh nghiệp không được chồng chéo theo tinh thần Chỉ thị 20 của Thủ tướng nhưng không vì thế mà buông lỏng quản lý để xảy ra những vi phạm đáng tiếc...”.

IMG_1812.JPG 
Đại diện MTTQ phát biểu tại cuộc giám sát

Theo báo cáo, hằng năm toàn tỉnh có trên 90 ngàn lượt người được giải quyết việc làm nhưng chỉ khoảng 30% số đó có sự can thiệp của cơ quan Nhà nước, còn lại do người lao động tự thân vận động; hiệu quả hoạt động của Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh chưa cao; công tác thanh, kiểm tra tại doanh nghiệp tuy có chuyển biến nhưng vẫn còn nhiều bất cập; tình trạng nợ bảo hiểm khéo dài, khiến người lao động vẫn là những người chịu thiệt thòi nhiều nhất. Công tác ATVSLĐ đã có Luật nhưng vấn đề chấp hành tại doanh nghiệp còn nhiều khó khăn, khi xảy ra hậu quả đáng tiếc như chết người, tai nạn lao động nặng mới báo về cơ quan quản lý./.

Nguyệt Hà

 

 
In nội dung
Các tin đã đăng ngày:
 
Về đầu