ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TỈNH ĐỒNG NAI
 
Chưa có thông tin
 

Nội dung bản tin

 
Đồng Nai 15 năm thực hiện Pháp lệnh Động viên công nghiệp: Góp phần thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới
Đăng ngày: 23-03-2018 11:15
asp:Label ID="lblSummary" runat="server"
Pháp lệnh Động viên công nghiệp (ĐVCN) được Quốc hội ban hành năm 2003 nhằm tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước và phát huy tinh thần yêu nước của nhân dân, đề cao trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về động viên công nghiệp.
Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Pháp lệnh ĐVCN được UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức hôm nay (23-3) nhằm đánh giá kết quả, phân tích những thuận lợi, khó khăn và tìm các giải pháp thực hiện tốt Pháp lệnh trong thời gian tới, từng bước đáp ứng nhu cầu sản xuất, sửa chữa, trang bị bảo đảm cho quân đội, góp phần thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Thực trạng công tác ĐVCN trên địa bàn

Thực hiện Pháp lệnh ĐVCN, các cấp, ngành trên địa bàn đã tích cực vào cuộc. Phó tham mưu trưởng, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh, Thượng tá Trần Quốc Khẩn cho biết: “Bộ CHQS tỉnh – cơ quan thường trực đã tham mưu cho tỉnh triển khai, quán triệt đầy đủ nội dung Pháp lệnh và các văn bản hướng dẫn đến toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhằm nâng nhận thức về động viên công nghiệp, chủ động thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất, sửa chữa, trang bị bảo đảm, sẵn sàng đối phó khi có tình huống xảy ra. Nhờ vậy, công tác ĐVCN của tỉnh đạt kết quả thiết thực, góp phần xây dựng tiềm lực quân sự quốc phòng địa phương, đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”.

IMG_8934.JPG
Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Vĩnh trao BK năm 2017 cho các tập thể làm tốt ĐVCN

Thực hiện nhiệm vụ này, Ban Quản lý Các khu công nghiệp tỉnh phối hợp,  tham gia với Bộ CHQS tỉnh, Sở Công thương thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công trong việc tổ chức khảo sát năng lực sản xuất, sửa chữa của các doanh nghiệp công nghiệp trong các khu công nghiệp trên địa bàn. Theo đó, có 7,9% số doanh nghiệp, dự án đang hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp thuộc các ngành cơ khí, điện tử, hóa chất nhằm chuẩn bị sẵn sàng cho huy động khi cần thiết.

Theo ông Cao Tiến Sĩ, Trưởng ban Quản lý KCN: “Thuận lợi cơ bản khi thực hiện Pháp lệnh, cấp ủy đảng, lãnh đạo các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị luôn quan tâm, tạo điều kiện cho đoàn khảo sát theo kế hoạch của UBND tỉnh. Tuy nhiên, đối tượng khảo sát động viên công nghiệp là các doanh nghiệp trong nước, đăng ký hoạt động đa ngành nghề, lĩnh vực, trong đó có ngành nghề thuộc lĩnh vực động viên công nghiệp nhưng trên thực tế lại chưa triển khai thực hiện các ngành nghề thuộc lĩnh vực quốc phòng cần; việc nắm bắt thông tin, giám sát tình hình triển khai hoạt động của các doanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh chưa sát, chưa thường xuyên nên ít nhiều gặp khó khăn”.

Theo lãnh đạo Sở Kế hoạch và đầu tư, đến nay, toàn tỉnh có khoảng 29.000 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh trên hệ thống thông tin doanh nghiệp Quốc gia. Trong đó có khoảng 6.652 doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh chính thuộc 4 lĩnh vực: cơ khí, luyện kim, hóa chất và điện tử. Luật Doanh nghiệp ra đời và chính sách “đồng hành cùng doanh nghiệp”, đẩy mạnh cải cách hành chính của tỉnh đã tạo thuận lợi cho công tác ĐVCN.

Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện Pháp lệnh, nhiệm vụ ĐVCN vẫn còn một số khó khăn như các doanh nghiệp khi đăng ký ngành nghề kinh doanh (có 4 nhóm lĩnh vực cần phục vụ quốc phòng) nhưng thực tế lại không sản xuất kinh doanh theo giấy phép đăng ký do một số nguyên nhân như chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, khả năng tài chính, quy hoạch, không tìm được thị trường.... nên ảnh hưởng đến việc lựa chọn doanh nghiệp để khảo sát ĐVCN...

Góp phần thực hiện nhiệm vụ BVTQ

Theo lãnh đạo Bộ CHQS tỉnh, hiện toàn tỉnh tập trung rà soát hàng ngàn doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực cơ khí, luyện kim, hóa chất, điện tử; đưa vào quản lý những doanh nghiệp đủ điều kiện khảo sát và lựa chọn những doanh nghiệp có khả năng sản xuất, sửa chữa trang thiết bị phục vụ quân đội; trong đó có nhiều doanh nghiệp đủ điều kiện được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt động viên công nghiệp theo Quyết định 135 năm 2012. Hằng năm, tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành phối hợp với các địa phương tổ chức phúc tra, đối chiếu số liệu, ngành nghề hoạt động của các doanh nghiệp công nghiệp, nắm chắc các trang, thiết bị, công nghệ dây chuyền sản xuất vũ khí thiết bị, đảm bảo yêu cầu nhiệm vụ đề ra, sẵn sàng chủ động trong mọi tình huống.

IMG_3017.JPG

Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Đại tá Trần Ngọc Khải tặng BK của UBND tỉnh cho các cá nhân

Cơ quan Quân sự các cấp đã phối hợp với các ngành, địa phương, cơ quan chức năng phát huy tinh thần, trách nhiệm trong phối hợp, hiệp đồng, tổ chức triển khai thực hiện Pháp lệnh ĐVCN, đưa nhiệm vụ này từng bước hoàn thiện và đi vào nền nếp; từng bước chủ động phối hợp trong việc huy động năng lực các doanh nghiệp công nghiệp tham gia phục vụ quốc phòng, sản xuất sửa chữa trang bị cho quân đội, nhất là các doanh nghiệp trong lĩnh vực cơ khí, luyện kim, hóa chất, điện tử....đảm bảo cho nhiệm vụ ĐVCN khi cần thiết, không để    bị động, bất ngờ trong mọi tình huống.

Box: Thực hiện Pháp lệnh, tổng ngân sách chi cho nhiệm vụ động viên công nghiệp trên 4,6 tỷ đồng (gồm ngân sách tỉnh, ngân sách quốc phòng và địa phương); tổ chức hàng chục lớp tập huấn, bồi dưỡng cán bộ làm công tác chuyên môn về ĐVCN, bảo dưỡng máy móc, thiết bị, theo dõi quá trình vận hành, phát hiện sửa chữa khi có hư hỏng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong mọi tình huống...

Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Trần Văn Vĩnh cho rằng, trong thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về ĐVCN; chỉ đạo các sở, ban, ngành, các địa phương phối hợp với các đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng nhận thức cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, người lao động, trước hết là cán bộ chủ chốt các cấp, ngành, các doanh nghiệp hiểu rõ về Pháp lệnh ĐVCN; trong quá trình xây dựng kế hoạch, chương trình mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, ngành, địa phương cần phải gắn với quy hoạch phát triển tổng thể, quy hoạch vùng, địa bàn về các ngành công nghiệp cơ khí, luyện kim, hóa chất, điện tử... tạo nguồn cho động viên công nghiệp để chủ động sẵn sàng khi có tình huống xảy ra. Quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế và đảm bảo kịp thời chế độ, chính sách với doanh nghiệp, người lao động trong thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị động viên công nghiệp. Trên cơ sở tổng kết 15 năm, phân định rõ những thuận lợi, khó khăn, kiến nghị trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung phù hợp thực tiễn cũng như đóng góp, làm cơ sở để Quốc hội xây dựng Dự thảo Luật ĐVCN trong thời gian tới.

Việc huy động các doanh nghiệp công nghiệp tham gia phục vụ quốc phòng đã phát huy ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng rất lớn trong việc thực hiện nhiệm vụ công tác quốc phòng tại địa phương, góp phần tích cực thực hiện nhiệm vụ BVTQ trong tình hình mới./.

Vĩnh Hà

 
In nội dung
Các tin đã đăng ngày:
 
Về đầu