ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TỈNH ĐỒNG NAI
 
Chưa có thông tin
 

Nội dung bản tin

 
Tham gia CPTPP: Doanh nghiệp vừa và nhỏ cần phải liên kết thành lực lượng doanh nghiệp mạnh
Đăng ngày: 14-03-2018 06:33
asp:Label ID="lblSummary" runat="server"
Hôm qua (13-3), Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị trực tuyến tới 11 địa phương nhằm cập nhật kiến thức mới cho cán bộ chủ chốt của tỉnh, các huyện, TX. Long Khánh và TP. Biên Hòa. Trong buổi sáng, TS Trần Đình Thiên, Viện Kinh tế Việt Nam đã trao đổi những vấn đề về kinh tế Việt Nam 2017-2018: Xu thế và triển vọng. Trong dịp này, TS. Trần Đình Thiên đã dành cho chúng tôi cuộc trao đổi xung quanh nội dung này.
PV: Thưa TS. T​rần Đình Thiên, xin ông cho biết những nét lớn về triển vọng kinh tế năm 2018 - những điểm đáng quan tâm?

TS. Trần Đình Thiên (ảnh)

IMG_1428.JPG

Có lẽ điểm đáng quan tâm
đầu tiên là Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) làm động thái khác trong tự do hóa ngược lại với xu thế bảo hộ làm cho các nước ngoài 11 nước tham gia ký kết phải suy nghĩ. Nếu tác động từ CPTPP mạnh lên sẽ tạo động lực phát triển cho 11 nước đã ký kết cả về cơ hội và thách thức. Đứng trước sự tác động mạnh mẽ này, những cường quốc lớn, nhất là Tổng thống Mỹ Donal Trump và nước Mỹ không thể ngồi yên nên đã thực hiện động thái mạnh trong thu hút đầu tư bằng 2 chiêu thức là giảm mạnh thuế thu nhập doanh nghiệp và tăng thuế nhập khẩu. Với chiêu thức này sẽ có nhiều doanh nghiệp đầu tư vào Mỹ.

Tuy nhiên, khi Donal Trump đánh thuế nặng về nhập khẩu dễ dẫn đến việc trả đũa tăng lên vì hầu hết các nước không thể ngồi im. Và nếu thực tế diễn ra thì cuộc chiến tranh thương mại sẽ bùng nổ, kinh tế thế giới sẽ có nhiều chuyển biến khó lường. Do vậy, tôi nghĩ, có lẽ Mỹ sẽ phải điều chỉnh hoặc chia từng khu vực bảo hộ để tiếp tục thúc đẩy cán cân thương mại có lợi cho nước Mỹ.

Với Trung Quốc tiếp tục “Giấc mộng Trung Hoa” với sự phát triển nhanh, mạnh. Tuy nhiên ở một khía cạnh khác, Trung Quốc đang phải đối mặt với nợ cả nợ của Chính phủ và nợ tư nhân rất lớn mà theo các nhà phân tích thì nợ của Trung Quốc gấp nhiều lần so với tăng trưởng GDP nên việc tăng trưởng nhanh không có ý nghĩa.

Đối với Việt Nam, khi tiếp cận CPTPP thì cả cơ cấu và thể chế đều chuyển biến tích cực nhưng nền tảng xuất phát điểm thấp nên khi chúng ta hội nhập cao hơn thì thách thức rất lớn. Các học giả cho rằng, trước khi tận hưởng cơ hội thì chúng ta phải chịu rất nhiều thách thức khó khăn.

PV: Thưa ông, như ông nói thì năm 2017 kinh tế đất nước có sự phát triển khá toàn diện nhưng vẫn còn hiện tượng quá “say xưa” trong chiến thắng. Như thế sẽ gây nên những cản trở cho sự phát triển, vậy làm thế nào để khắc phục được hiện tượng này?

TS Trần Đình Thiên: Thực ra hội chứng hay hiện tượng quá “say xưa” nó mang tính tâm lý có vẻ như thừa thắng xông lên, cứ đầu tư ào ào mà không coi trọng thực tế. Chúng tôi đã từng cảnh báo, 10 năm trước khi ta hội nhập WTO thì không khí hào hứng lúc đó rất mạnh, thậm chí còn mạnh hơn bây giờ nhiều, những cụm từ như “Việt Nam ơi” hay “Việt Nam ơi bay lên”, “Việt Nam vươn ra biển lớn”....lúc đó không còn giới hạn gì khiến Việt Nam đang ở mặt đất. Đi liền không khí đó thì đầu tư nước ngoài vào Việt Nam rất mạnh mạnh, mà đầu tư vào  mạnh thì chúng ta phải bơm dòng tiền nhiều, gắn liền là chứng khoán bùng nổ, thị trường bất động sản nóng lên, ba yếu tố này đi liền nhau kéo cùng trong một không gian lạm phát nóng lên, không kìm chế được nên cuối cùng nền kinh tế bổ nhào.

Bây giờ không khí rạo rực như vậy cũng có, năm 2017 tăng trưởng tốt, năm 2018 dự báo còn tiếp tục tăng trưởng. Những biểu hiện như chứng khoán lên cao mấy trăm điểm, bất động sản rạo rực tăng, tâm lý say xưa thể hiện qua những yếu tố trên. Những dấu hiệu ấy nếu không được kiểm soát tốt thì dễ xảy ra nguy cơ lạm phát.

Bên cạnh đó, lại có những yếu tố giúp chúng ta có thể giảm được nguy cơ là cách tiếp cận dòng vốn FDI của Việt Nam hiện nay bình tĩnh hơn, hướng vào nguồn vốn có chất lượng chứ không phải FDI mang tính đầu cơ. Khi vốn FDI vào, thì ngân hàng Nhà nước biết cách trung hòa với dòng tiền hơn. Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước đang làm rất tốt việc trung hòa các nguồn vốn đầu tư, nhưng câu chuyện còn lại là thị trường chúng ta có kiềm chế được không mới là quan trọng. Mặt khác, những khuyến cáo của Chính phủ rất rõ, ngay từ đầu năm, Thủ tướng cảnh báo ngay vấn đề lạm phát, đây là cảnh báo sớm, có điều kiện để ta có thể rút kinh nghiệm trong tăng trưởng và kìm chế lạm phát…

PV: Sau lỡ nhịp khi Mỹ rút ra khỏi TPP thì cuối cùng 11 nước đã ký được Hiệp định CPTPP, nhưng để doanh nghiệp tận dụng những cơ hội thì doanh nghiệp và chính quyền các địa phương cần phải làm gì?

IMG_1409.JPG
Các đồng chí cán bộ chủ chốt cấp tỉnh tham gia học tập các chuyên đề tại điểm cầu hội trường Tỉnh ủy

TS. Trần Đình Thiên: Theo tôi còn rất nhiều việc phải làm, chúng ta đàm phán xong nhưng thực lực kinh tế không thay đổi nhiều lắm, có thay đổi về cơ cấu, thể chế nhưng sức cạnh tranh thực của doanh nghiệp còn rất yếu. Môi trường tốt lên, nhưng từ đó chuyển thành sức cạnh tranh thật còn cả giai đoạn, nó phải chuyển thành giá cả, sản phẩm thì rất yếu, đặc biệt thiếu trụ cột để dẫn dắt cuộc cạnh tranh, chứ cử để 95% doanh nghiệp vừa và nhỏ phải lang thang rất khó, nên bản chất vấn đề phải tích cực cải thiện để tạo điều kiện cho doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, phần còn lại là ý thức cạnh tranh của doanh nghiệp.

Về Chính phủ thì đã cố gắng làm để giảm chi phí, tạo điều kiện cho doanh nghiệp ít bị trói buộc, quyền chủ động tăng lên, hạ tầng nâng cao để giảm chi phí nhưng phần còn lại là doanh nghiệp phải nâng cao ý thức cạnh tranh. Chúng ta đừng kỳ vọng điều này diễn ra một sớm, một chiều vì trò chơi về năng lực cạnh tranh là trường kỳ.

Thứ hai là điểm then chốt, quan trọng không kém là hướng tới khởi nghiệp tương lai, phải hỗ trợ cho sự ra đời của các doanh nghiệp khởi nghiệp, họ đúng tầm vươn tới hệ sản phẩm khác, hệ công nghệ khác, luật trò chơi cũng khác vì công nghệ mới chơi toàn cầu nên phải hướng tới để bảo đảm rằng nền kinh tế có một tương lai. Có thể đoạn này đang loạng choạng, vất vả nhưng chỉ 5 năm nữa thế hệ ấy sẽ là thế hệ giữ được vị thế ổn định cuộc chơi.

PV: Trong cuộc chơi thì vai trò của doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ được khẳng định như thế nào?

TS Trần Đình Thiên: Tôi cho rằng, chúng ta có nhiều doanh nghiệp nhưng khái niệm về “Lực lượng doanh nghiệp” chưa rõ vì còn thiếu sự cấu kết, mạnh doanh nghiệp nào doanh nghiệp ấy làm giống như Việt Nam mạnh tỉnh nào tỉnh làm. Do cơ chế của mình làm cho doanh nghiệp chưa liên hệ với nhau mà bản chất thị trường phải liên hệ, kết nối với nhau. Vì vậy, đầu tiên phải tăng sức cạnh tranh lên, buộc doanh nghiệp phải cạnh tranh, không thực hiện cơ chế xin- cho, cạnh tranh sòng phẳng.

IMG_5193.JPG
Doanh nghiệp dệt may đang chuẩn bị trước thách thức CPTPP

Về lực lượng, lâu nay ta hay quá nhấn mạnh doanh nghiệp vừa nhỏ, trong khi quá nhấn mạnh doanh nghiệp vừa và nhỏ lại chưa đủ tầm. Vì doanh nghiệp nhỏ, vừa chỉ lớn lên cùng doanh nghiệp lớn, dựa vào doanh nghiệp lớn, bám vào doanh nghiệp lớn, giống như bức tường phải có khung, cốt để cùng phát triển thành những tập đoàn tư nhân. Hiện nay, cách tiếp cận các tập đoàn tư nhân còn kỳ thị, chưa thực sự công bằng, vẫn còn tình trạng “đi đêm”; chúng ta nên khuyến khích người thắng cuộc, những người giỏi, doanh nghiệp giỏi phải hỗ trợ… để tạo ra nòng cốt cho doanh nghiệp Việt Nam mới liên kết được với nhau thành “lực lượng doanh nghiệp” và liên kết được với nước ngoài, chuyển giao công nghệ.

PV: Với những địa phương như Đồng Nai, theo TS chính quyền Đồng Nai cần phải làm gì để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh?

TS Trần Đình Thiên: Đồng Nai thu hút nhiều FDI nên gián tiếp là Chính quyền đã hấp dẫn được doanh nghiệp, nói cách khác “chính quyền đã đồng hành cùng doanh nghiệp”, tạo được môi trường PCI tốt, nhưng có lẽ Đồng Nai phải làm hơn thế nhiều, Đồng Nai phải trở thành một chính quyền phục vụ doanh nghiệp một cách thông minh, hướng tới chính quyền thông minh phục vụ doanh nghiệp, phải cải cách mạnh hơn nữa.  Mặt khác, trong cộng cuộc nhà nước kiến tạo thì Đồng Nai thử là một địa phương đi đầu trong việc tạo ra một chính quyền kiến tạo phát triển, tất nhiên là phụ thuộc vào công cuộc kiến tạo chung nhưng Đồng Nai trong phần của mình cứ chủ động thì làm được rất nhiều việc.

PV: Xin cám ơn ông!

Vĩnh Hà 

(Thực hiện)

 
In nội dung
Các tin đã đăng ngày:
 
Về đầu