ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TỈNH ĐỒNG NAI
 
Chưa có thông tin
 

Nội dung bản tin

 
Khẳng định thương hiệu nông sản Việt Nam
Đăng ngày: 24-01-2018 02:22
asp:Label ID="lblSummary" runat="server"
Mới đây, Amazon - một kênh bán hàng online nổi tiếng của thế giới rao bán các sản phẩm nông sản của Việt Nam như ớt, rau mùi, bột sắn... với giá lên đến hàng triệu đồng/kg. Điều này cho thấy nông sản Việt Nam đã khẳng định được vị trí, trên thị trường thế giới. Câu hỏi được đặt ra: Liệu đây có là động lực để các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm hơn đến câu chuyện xây dựng thương hiệu?


Khẳng định thương hiệu nông sản Việt Nam

Trái ớt Việt Nam được rao bán trên kênh Amazon với giá 670.000 đồng/kg.

Ớt, rau mùi được rao bán trên Amazon

Trên kênh bán hàng online Amazon, giá 1 kg ớt được rao bán với giá 670.000 đồng/kg; hay một gói bột trái trứng gà có trọng lượng 1 kg được rao bán với giá 1,5 triệu đồng. Cùng với đó, hàng loạt những sản phẩm nông sản khác của Việt Nam như rau mùi, bột sắn dây, thậm chí cả lá chuối cũng được trang mạng Amazon quảng cáo với giá cao hơn giá ở thị trường trong nước hàng trăm lần. Có thể nói, đây là một tin vui đối với các mặt hàng nông sản của chúng ta và cho thấy các doanh nghiệp (DN) sản xuất nông sản đang ngày càng chú trọng hơn vào việc xây dựng thương hiệu cho hàng hóa xuất khẩu. 

Thời gian qua, chuyện xây dựng thương hiệu hầu như không được các DN trong nước chú tâm. Theo nhận định giới chuyên gia ngành nông nghiệp, mặc dù các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu của ta luôn giữ vị trí đầu bảng về kim ngạch xuất khẩu, song giá trị mà các sản phẩm này mang lại không cao. Nguyên nhân là do chúng ta mới chỉ chú trọng  vào xuất khẩu thô, không quan tâm đến việc xây dựng thương hiệu. Do vậy các sản phẩm nông sản dù đi đến được nhiều quốc gia trên thế giới nhưng thế giới vẫn không biết đến thương hiệu của nông sản Việt Nam.

Chính vì chưa quan tâm đến việc xây dựng và phát triển thương hiệu nên các sản phẩm mà DN xuất khẩu ra thị trường thế giới thường phải đội lốt các DN ngoại. Đây là một thực tế rất đáng buồn trong bài toán nâng cao giá trị xuất khẩu của nông sản. Mặc dù nhà quản lý đã và đang rất chú trọng đến việc thúc đẩy các DN xây dựng thương hiệu, trong đó phải kể đến Chương trình Thương hiệu Quốc gia được ra đời từ năm 2003 với  mục đích xây dựng hình ảnh về Việt Nam là một quốc gia có uy tín về hàng hoá và dịch vụ đa dạng, phong phú với chất lượng cao. Tuy nhiên, thực tế thời gian qua DN Việt Nam vẫn còn khá thờ ơ với chương trình này. Một số liệu thống kê cho biết, có đến 80% DN Việt chỉ chi ra 5%doanh số cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu. Chính bởi vậy, các  sản phẩm nông sản của ta dù có chất lượng cao nhưng vẫn chưa tìm được vị trí xứng đáng ở cả thị trường nội địa và quốc tế.

Ngay cả  Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Chính phủ phê duyệt từ năm 2015,  thế nhưng sau hơn 2 năm, hầu như vẫn chưa có biến chuyển gì. Duy chỉ có một động thái của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc phát động Cuộc thi sáng tác biểu trưng thương hiệu quốc gia gạo Việt Nam vào đầu năm 2017, thế nhưng cho đến thời điểm này một logo chính thức  làm biểu trưng quốc gia, đồng thời để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận đối với sản phẩm gạo mang thương hiệu Việt vẫn chưa được công bố. Thực tế này là minh chứng cho thấy, việc xây dựng thương hiệu cho hạt gạo nói riêng và các sản phẩm nông sản nói chung dường như vẫn đang bị bỏ ngỏ.

Thương hiệu là giá trị

Không chỉ gạo, nhiều sản phẩm được xuất khẩu ra thị trường thế giới, trong đó không ít sản phẩm đã được Cục Sở hữu trí tuệ bảo hộ gọi tên xuất xứ, chỉ dẫn địa lý nhưng vẫn chưa xây dựng được thương hiệu, chưa có logo, nhãn mác... dẫn đến thực trạng hàng hóa Việt xuất khẩu chỉ có hình mà... vô danh. Đây là một thiệt  thòi lớn cho các sản phẩm nông sản khi hoàn toàn bị mất đi lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh nền kinh tế đang hội nhập ngày càng sâu rộng.

Ông Leon Trujilo, một chuyên gia thương hiệu của Tổ chức Hỗ trợ nhập khẩu của Hà Lan đã nêu lên thực tế rằng, Việt Nam mặc dù đứng trong nhóm các nước có thế mạnh xuất khẩu nông sản, thực phẩm, thế nhưng lại là nước chậm trễ trong việc tạo dựng thương hiệu so với các nước khác. Theo ông Leon Trujilo, nhà quản lý cũng như DN Việt cần phải có chiến lược xây dựng thương hiệu và truyền  thông mạnh mẽ để có thể mở rộng thị phần xuất khẩu trên thị trường thế giới.

Năm 2017 chúng ta chứng kiến một kỷ lục của xuất khẩu rau củ quả với giá trị kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỷ USD. Theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, những tín hiệu này cho thấy các sản phẩm nông sản xuất khẩu đang dần khẳng định được giá trị của mình với thị trường thế giới. Tuy nhiên, để các sản phẩm nông sản của chúng ta xuất khẩu với giá trị lớn và bền vững, rất cần các DN phải chú trọng hơn trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm và lưu tâm đến câu chuyện xây dựng thương hiệu.    

(theo Báo Đại Đoàn kết)

In nội dung
Các tin đã đăng ngày:
 
Về đầu