Tổ chức tốt ngày hội đại đoàn kết
Cũng theo Phó chủ tịch MTTQ tỉnh
Bùi Thị Liễu, công tác tổ chức ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2017 có
bước chuyển mới. 100% ấp, khu phố trên địa bàn tỉnh đã tổ chức Ngày hội
đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư theo hướng
dẫn của tỉnh, trong đó có 838/962 ấp,
khu phố tổ chức được cả phần lễ và hội, đạt tỷ lệ 87,1%. Nhiều hoạt
động thể thao, văn nghệ, xây dựng, sửa chữa nhà tình thương, thăm tặng quà cho
gia đình chính sách... được tổ chức đều khắp từ tỉnh đến cơ sở đã thu hút đông
đảo cán bộ, nhân dân tham gia.
Đặc biệt, tại KP2, phường Tân Mai, các đồng chí Võ
Văn Thưởng, UVBCT, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương và
Trương Thị Ngọc Ánh, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng
nhiều đồng chí lãnh đạo tỉnh đã về dự Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc với bà
con nhân dân. Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn
Thưởng rất tâm đắc với phương châm: đoàn kết, giúp nhau xây dựng khu phố văn
hóa, đô thị văn minh, không để người nghèo, người yếu thế bị bỏ lại phía sau
khi ông chứng kiến những hoạt động trong ngày hội đại đoàn kết tại KP2, phường
Tân Mai.

Trưởng ban TGTW Võ Văn Thưởng và Phó chủ tịch TW MTTQ VN Trương Thị Ngọc Ánh tặng quà cho gia đình cách mạng nhân ngày hội Đại đoàn kết
Ngoài tổ chức ngày hội, ở nhiều địa phương, lãnh
đạo còn đối thoại, lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của người dân. Thống
kê có 407 lượt với 947 ý kiến của nhân dân tham gia góp ý, hiến kế xây dựng địa phương, đối
thoại với lãnh đạo địa phương và có 89 lượt với 128 ý kiến của đại diện cấp ủy,
chính quyền địa phương tham gia đối thoại với nhân dân.
Phó chủ tịch MTTQ tỉnh Bùi Thị Liễu
cho rằng, điểm nhấn trong năm 2017, MTTQ tỉnh đã ứng dụng mạnh công nghệ thông
tin vào hoạt động công tác mặt trận, nhất là trong thông tin, tuyên truyền theo hướng phát huy vai trò của cơ sở, đi vào thực
tiễn, có hiệu quả thiết thực. Công tác thông tin, tuyên truyền được triển khai
với nhiều hình thức phong phú, đa dạng như: đối thoại trực tiếp, tổ chức hội nghị
trực tuyến, truyền hình, truyền thông về
chính sách, pháp luật qua hệ thống thông tin, báo
chí, truyền thanh, truyền hình và nhiều kênh khác nhau...nhất là dịp tuyên truyền, triển khai phổ biến Luật Tín ngưỡng, tôn
giáo đến các tầng lớp nhân dân với nhiều hình thức phù hợp. MTTQ đã tổ chức triển
khai Luật đến 250 cơ sở tín ngưỡng tiêu biểu trên địa bàn; phối hợp tổ chức hội
nghị truyền hình trực tiếp đến 2000 cán bộ mặt trận, các tổ chức đoàn thể tại
152 điểm cầu; tổ chức chương trình tọa đàm về quyền và nghĩa vụ công dân trong
hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo. Nội dung tuyên truyền đã gắn kết đồng
bào tín đồ tôn giáo, tín ngưỡng vào khối đại đoàn kết toàn dân tộc để thực hiện
chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chương
trình của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Hiệu quả từ các cuộc vận động
Các chương trình phối hợp, các cuộc
vận động và các phong trào lớn đều tập hợp toàn dân tích cực tham gia. Cụ thể,
Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” do
Trung ương MTTQ Việt Nam phát động đã được MTTQ tỉnh đã xây dựng thành các
chương trình, kế hoạch phối hợp hoạt động như Chương trình phối hợp số 14 với
UBND, số 15 với các tổ chức thành viên và nhiều kế hoạch về thực hiện giảm
nghèo bền vững, xây dựng nông
thôn mới, đô thị văn minh giai đoạn 2017- 2020 được ký kết và tổ chức thực hiện,
trong đó, MTTQ đóng vai trò nòng cốt, chủ động.
MTTQ tỉnh chỉ đạo
trong hệ thống và phối hợp thực hiện tốt nhiều mô hình sáng tạo trong xây dựng
nông thôn mới, đô thị văn minh. Tổ chức biểu dương những hộ nghèo và mạnh thường
quân hỗ trợ hộ nghèo, đã tôn vinh 55
tập thể, cá nhân có nhiều hoạt động và đóng góp phát triển Quỹ “vì người nghèo”
các cấp. Hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo
- Không để ai bị bỏ lại phía sau” do Thủ
tướng Chính phủ phát động nhân Tháng cao điểm vì người nghèo, từng bước hỗ trợ, thực hiện chương
trình giảm nghèo bền vững; biểu dương mô hình “4 giảm”; nhân rộng mô
hình “xây dựng nông thôn mới từ cơ sở” trên tất cả các tiêu chí...để huy động
nguồn lực đạt kết quả. Đến cuối năm 2017, Đồng Nai có 123/133 xã đạt chuẩn Nông thôn mới chiếm tỷ lệ 92,5%, trong đó
có 7 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 6/10 huyện, thị xã đạt huyện, thị xã
nông thôn mới. Hướng dẫn 2 đơn vị Vĩnh Cửu và Cẩm Mỹ nội dung,
cách thức, quy trình và đồng loạt triển khai việc lấy ý kiến khảo sát sự hài lòng của
người dân đối với kết quả xây dựng nông thôn mới trên địa bàn với 98% nhân dân hài lòng,
góp phần giúp 2 đơn vị đạt chuẩn huyện nông thôn mới cuối năm 2017.
Ký phối hợp hoạt động giữa HĐND- UBND và MTTQ Việt Nam giai đoạn 2017-2020
Trong chương
trình giảm nghèo, MTTQ tỉnh đã triển khai 2 đề án mô hình nuôi dê Bách Thảo giúp đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Phú
Lý, huyện Vĩnh Cửu và xã Tà
Lài, huyện Tân Phú phát triển sản
xuất, ổn định cuộc sống. Điểm mới của Đề án là không chỉ xây dựng mô
hình nuôi dê lấy thịt, mà còn hướng đến phát triển mô hình nuôi dê lấy sữa, là khâu đột phá để giúp bà con giảm
nghèo bền vững. Cùng đó, thành lập Ban Chủ nhiệm
đề án nuôi dê tại xã Phú Lý, xã Tà Lài thực hiện tốt công tác tuyên truyền, động viên và trực tiếp hướng dẫn nhân
dân quá trình triển khai mô hình nuôi dê; tập trung tuyên truyền, phát huy được tinh thần trách nhiệm của chính quyền, MTTQ
các cấp trong việc trong việc quan tâm cải thiện, nâng cao đời sống
cho đồng bào tại địa phương.
Box: Từ nhiều nguồn vận động và thực hiện đêm văn nghệ “Vì người nghèo”; chương trình đã tiếp nhận tổng số tiền 5,5 tỷ đồng, 2.000 đô Úc, 30 tấn gạo,15.000 con giống, 15 tấn
thức ăn, 80 ca mỗ mắt và 50 xe lăn. Tổng hợp trong năm, các hình thức hỗ trợ thu được trên 404 tỷ đồng, trong đó Quỹ “Vì người nghèo” các cấp vận động được trên 26,6 tỷ đồng, đã xây dựng
355 nhà tình thương, trị giá 13.680.589.000 đồng; sửa chữa 61 căn, trị giá
1.024.870.000 đồng và các hoạt động nhân đạo từ thiện, hỗ trợ khó khăn đột xuất,
hỗ trợ vốn vươn lên thoát nghèo bền vững; thực hiện chương trình an sinh xã hội
trực tiếp tại cộng đồng dân cư với tổng trị giá trên 375 tỷ đồng.
Một điểm nhấn
tích cực là năm 2017, MTTQ các cấp chủ trì phối hợp với các
ban, ngành và các tổ chức
thành viên triển khai 9 cuộc giám sát cấp tỉnh, 114 cuộc giám sát cấp huyện và 1.404 cuộc giám sát cấp xã. Ngoài ra, MTTQ
Việt Nam các cấp đã cử đại diện tham gia 545 cuộc giám sát của các đoàn, các tổ chức thành
viên và các cơ quan Nhà nước ở cấp tỉnh, cấp huyện. Khảo sát lấy ý
kiến và tổ chức Hội nghị phản biện xã hội về 2 dự thảo Nghị quyết quy định chế độ chính sách đối với những
người hoạt động không chuyên trách cấp xã, ấp (khu phố); quy định chế độ hỗ trợ
hàng tháng cho Trưởng các tổ chức đoàn thể ở ấp (khu phố) và hỗ trợ kinh phí hoạt
động cho Tổ nhân dân, Tổ dân phố trên địa bàn tỉnh./.
Vĩnh Hà