Từ mô hình “Ao cá dân quân”
Đến với Ban CHQS xã Thạnh Phú vào
một chiều đầu xuân, cái nắng Nam bộ còn khá rát mặt dường như được xoa dịu khi
cùng các anh tham gia việc đánh, bắt cá- thành quả công sức của hơn 7 tháng triển
khai mô hình nuôi cá trê trong hồ tự chế. Tiểu đội trưởng DQTT Thái Văn Phúc
cho biết, thực hiện chỉ đạo của Đảng ủy, Ban CHQS huyện và tìm những hoạt động
nâng cao đời sống cho cán bộ chiến sĩ DQTT, đơn vị đã xin ý kiến của Đảng ủy xã
cho xây một hồ xi măng khoảng 40 m2 gần đơn vị để nuôi cá trê. Đến nay, trong hồ
ước chừng có từ 4 đến 5 tạ cá đang chuẩn bị cho thu hoạch. Thức ăn cho cá được
tận dụng từ nguồn thức ăn thừa, xin của một số nhà hàng ăn lân cận hoặc gốc bèo
tây. Hằng tuần, DQTT xuống ao vớt cá hoặc câu một ít phục vụ bữa ăn trong ngày,
còn lại sẽ tập hợp thu hoạch, bán lấy tiền làm quỹ hoạt động.
Vớt cá cải thiện bữa ăn của DQTT Thạnh Phú
Ngoài ao cá tự chế, đơn vị còn tận
dụng khoảng đất trống ngay bên cạnh hồ cá, nuôi thêm gà, vịt để cải thiện bữa
ăn. Cùng đó, cán bộ chiến sĩ DQTT còn thuê lại khu đất trống hơn 500m2 của dân
kế ngay UBND xã để trồng khổ qua và hoa cúc vạn thọ, phục vụ dịp tết nguyên
đán. Vừa nhanh tay chăm sóc hoa, khổ qua, dân quân Mạch Tấn Thành cho hay,
chính nhờ phong trào tăng gia sản xuất của đơn vị, chúng tôi có thêm thời gian
để vận dụng kinh nghiệm nhà nông trong trồng trọt, chăn nuôi và thực hiện chức
năng đội quân sản xuất. “Hơn 500 m2 khổ qua và hoa cúc vạn thọ chuẩn bị cho thu
hoạch, phục vụ tết chính là thành quả nỗ lực của tập thể DQTT xã trong suốt gần
7 tháng qua”, anh Thành nói.
Chăm sóc vườn hoa Cúc vạn thọ chuẩn bị thu hoạch Tết Mậu Tuất 2018
Trung tá Nhâm Hoàng Biên, Chính trị
viên phó, Ban CHQS huyện Vĩnh Cửu cho rằng, mô hình nuôi cá, trồng khổ hoa, cúc
vạn thọ của DQTT Thạnh Phú bước đầu có kết quả, đặc biệt chuẩn bị phục vụ mùa Tết
Mậu Tuất 2018. Trung tá Biên khẳng định: “Hiệu quả bước đầu từ mô hình tăng gia
sản xuất kết hợp này đã tạo động lực để lực lượng dân quân toàn huyện đẩy mạnh
phong trào thi đua thực hiện tốt Chỉ thị 158 của Tư lệnh Quân khu về TGSX của lực
lượng DQTT, nâng chất lượng bữa ăn và đảm bảo chỉ tiêu về rau xanh, thịt các loại
và cá tươi”.
Đến ruộng cua chuẩn bị thu hoạch
Một mô hình TGSX đang được kỳ vọng
cho thu hoạch tốt là ruộng cua, vườn tràm và chăn nuôi gà, vịt của DQTT xã Tân
An. Chỉ huy trưởng, Ban CHQS xã Phạm Minh Mẫn hồ hởi khoe, sau khi chúng tôi được
tham quan mô hình nuôi cua đồng tại tỉnh Đồng Tháp đầu năm 2017, Ban CHQS xã đã
bàn bạc và trình bày với UBND xã, thuê lại diện tích gần 2 sào ruộng của người
dân gần đơn vị để thí điểm thực hiện. Chúng tôi đã mua tre, cắm xung quanh ao
và ni lông bao dọc bốn bên rồi tận dụng những khi mưa xuống hoặc ngày cuối tuần,
anh em trực cắt cử đi đặt nò bắt cua trong các khu ruộng lúa bên cạnh đưa về
nuôi tập trung trong khu ruộng của Ban CHQS xã đã thuê.
Chăm sóc vườn Khổ qua
Theo ông Mẫn, khu ruộng này nằm
khu vực trũng, có nhiều ốc bươu vàng, khó cho việc trồng lúa nhưng lại là nguồn
thức ăn rồi rào cho việc nuôi cua. Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi nên việc
nuôi cua có kết quả mà nói như anh Mẫn. “Khoảng 1 tháng nữa khi bắt đầu cao điểm
mùa nắng, cua được giá, chúng tôi chính thức thu hoạch chắc chắn sẽ cho lời to,
đây chính là nguồn kinh phí để tăng thêm thu nhập, cải thiện điều kiện sống và
hỗ trợ tết cho anh em năm 2018”.
Anh Hồ Ngọc Hoàn, Chỉ huy phó,
Ban CHQS xã kể, chính việc tận dụng lợi thế của ruộng cua và nhiều khu ruộng
lúa của người dân bên cạnh, trước mỗi khi trời mưa, anh em thường đặt các nò bắt
cua. Khi trời tạnh kéo nò về ngày ít cũng từ 3-4 kg, ngày nhiều lên đến 6-7 hoặc
thậm chí 20 kg cua đem về thả vào ruộng của dân quân, đến nay ước chừng trên 5
tạ cua. Nguồn thức anh cho cua khá phong phú như cá đồng nhỏ, ốc bươu, khoai
mì....được tận dụng cho cua ăn. “Không chỉ tăng gia sản xuất, tăng thu nhập mà
thỉnh thoảng anh em lại có thêm bữa lẩu cua, canh cua ngon, đậm đà, tiết kiệm
và động viên cán bộ chiến sĩ cùng đồng lòng tham gia”, anh Hoàn nói.
Mô hình nuôi cua đồng của DQTT xã Tân An
Ngoài nuôi cua, dân quân Tân An
còn nuôi được trên 100 gà, vịt đang đẻ trứng; được UBND xã giao trồng và quản
lý 10ha tràm với thu nhập bình quân 7 triệu đồng/ha. Đây là những nguồn lợi
tăng thu nhập cho cán bộ chiến sĩ, nâng chất bữa ăn và đưa thêm vào bữa ăn hằng
ngày của dân quân trung bình 14.500 đồng/người/ngày.
Những thành quả bước đầu trong
nuôi cua của DQTT đã được cấp ủy, chính quyền địa phương và Ban CHQS huyện chọn
làm mô hình tăng gia sản xuất điển hình, được báo cáo tại Hội nghị tổng kết 5
năm thực hiện phong trào Tăng gia sản xuất và ngành hậu cần Quân đội làm theo lời
Bác dạy.
Box: Thượng tá Thiều Đình Việt, Chỉ huy trưởng, Ban CHQS huyện Vĩnh Cửu
cho biết, Ngoài tiền ăn cơ bản được đảm bảo 50.000 đồng/người/ngày theo quy định,
từ nguồn TGSX và dịch vụ đã đưa vào ăn thêm 14.500 đồng/người/ngày, đạt 100% chỉ
tiêu. Trong năm, tổng nguồn thu từ dịch vụ đạt trên 400 triệu đồng (102% kế hoạch
năm), bình quân 15 triệu đồng/người. Trong đó, thực hiện theo Chỉ thị 158 của
Tư lệnh Quân khu rau xanh đạt 103% kế hoạch; thịt các loại đạt 106% kế hoạch và
cá tươi đảm bảo đạt 105% kế hoạch.
Vĩnh Hà