ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TỈNH ĐỒNG NAI
 
Chưa có thông tin
 

Nội dung bản tin

 
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát và phản biện xã hội
Đăng ngày: 13-07-2018 08:45
asp:Label ID="lblSummary" runat="server"
Công tác giám sát, phản biện xã hội là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của hệ thống Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp nhằm xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh.
 

IMG_6893.JPG
 

Năm năm qua, công tác giám sát và phản biện xã hội đã được triển khai thực hiện có hiệu quả với nhiều nội dung đổi mới. Ngày 12/12/2013, Bộ Chính trị ban hành Quyết định số 217-QĐ/TW về Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội, đây là văn bản quan trọng, là cơ chế để hệ thống Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội từ thành phố đến cơ sở thực hiện có hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội góp phần xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.

Ngay sau khi Quyết định số 217-QĐ/TW của Bộ Chính trị và các văn bản hướng dẫn được ban hành, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh xây dựng Kế hoạch số 222/KH-MTT và kế hoạch  số 227/KH-MTT ngày 21/7/2014 để triển khai thực hiện Quyết định được đồng bộ và thống nhất trong hệ thống Mặt trận Tổ quốc từ tỉnh đến cơ sở.

Công tác giám sát

Ngay từ đầu quý IV năm trước, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh đã xây dựng kế hoạch giám sát của năm sau trên cơ sở thống nhất với các đoàn thể chính trị - xã hội về các nội dung phối hợp giám sát. Từ năm 2014 đến nay, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh đã chủ trì tổ chức giám sát ở  8 nội dung, với 24 cuộc, trong đó tập trung giám sát vào các nội dung, lĩnh vực mà người dân quan tâm hoặc còn bức xúc, như: giám sát công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân; Tổng rà soát việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng; giám sát việc thực hiện một số chế độ, chính sách, chương trình, dự án liên quan đến công tác dân tộc; Giám sát việc thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong lĩnh vực thuế và hải quan tại cục thuế tỉnh và Cục Hải quan tỉnh; Chương trình phối hợp về vận động và giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm giai đoạn 2016 – 2020; Giám sát kết quả triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh…

images2084893_IMG_5067.jpg

Phối hợp với các tổ chức thành viên trong triển khai thực hiện hoạt động giám sát và phản biện xã hội.

Thực hiện Chương trình phối hợp số 17-CTPH/HND-MTTQ-BNN&PTNT-BCT ngày 17/7/2014 giữa Hội Nông dân Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương về việc giám sát việc thực hiện pháp luật về sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp giai đoạn 2014-2020, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh đã ký kết kế hoạch liên tịch số -KHLT/HND-MTTQ-SNN&PTNT-SCT ngày 26/9/2015  với Hội Nông dân tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Công Thương về việc giám sát thực hiện pháp luật về sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp giai đoạn 2015-2020 và triển khai kế hoạch giám sát hàng năm đối với các đơn vị sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện Chương trình phối hợp số 01-CTPH/MTTQ-TTCP-BTP-HLG-LĐLS, ngày 11/11/2014 giữa Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Thanh tra Chính phủ, Bộ Tư pháp, Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam về giám sát và nâng cao hiệu quả việc giải quyết khiếu nại, tố cáo ở cơ sở, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh  đã chủ trì, phối hợp tổ chức giám sát công tác tiếp công dân và giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo, các kiến nghị phản ánh của người dân tại một số Sở ngành, huyện, xã, trên địa bàn tỉnh.

Hoạt động phản biện xã hội

Từ năm 2014 đến nay, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh  đã chủ trì tổ chức 2 hội nghị phản biện xã hội, với các nội dung, như: dự thảo Nghị quyết quy định mức chi hỗ trợ đối với các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2018 - 2020 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và dự thảo Nghị quyết ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều của tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2018 -2020; dự thảo Nghị quyết về việc quy định chế độ chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách cấp xã, ấp (khu phố); quyđịnh chế độ phụ cấp đối với Trưởng các đoàn thể ở ấp khu phố) và hỗ trợ kinh phí hoạt động cho Tổ nhân dân, Tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Qua các ý kiến phản biện và kiến nghị của hệ thống Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Ủy ban nhân dân cùng cấp đã chỉ đạo các cơ quan có liên quan nghiêm túc tiếp thu các ý kiến kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc.

Một số bài học kinh nghiệm trong hoạt động giám sát, phản biện xã hội

Một là, đối với hoạt động giám sát, nội dung giám sát cần xác định có trọng tâm, trọng điểm; rõ đối tượng, nội dung, phạm vi giám sát cụ thể, xuất phát từ lợi ích hợp pháp và chính đáng của người dân; phải có quyết tâm cao, mạnh dạn, sáng tạo trong cách làm, không ngại đụng chạm; vừa làm vừa rút kinh nghiệm, kiên trì đeo bám và giám sát có hiệu quả việc trả lời và giải quyết các kiến nghị của Mặt trận các cấp sau các buổi giám sát. Đồng thời, thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân với Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp là điều kiện quan trọng để Mặt trận hoàn thành chức năng, nhiệm vụ theo luật định.

Hai là, trong tình hình hiện nay, để tăng cường hoạt động giám sát Mặt trận Tổ quốc các cấp của tỉnh cần tổ chức các đoàn đi giám sát công việc này ngoài cán bộ chuyên trách Mặt trận phải cần có sự phối hợp, trước hết là xem trong đội ngũ ủy viên của Mặt trận ai là người phù hợp, có thể mời các chuyên gia, nhà khoa học có liên quan đến vấn đề giám sát để họ tham gia. Sau khi kết thúc giám sát, phải sớm có văn bản kiến nghị ngay với cơ quan có thẩm quyền, trong đó cần xác định thời gian yêu cầu các cơ quan có liên quan phải trả lời theo quy định tại Thông tri số 23/TTr-MTTW-BTT ngày 21/7/2017 của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Thứ ba, đối với hoạt động phản biện xã hội, cần xác định rõ nội dung phản biện để lựa chọn các phương pháp phản biện cho phù hợp, như: tổ chức hội nghị phản biện, tổ chức lấy ý kiến phản biện hoặc tổ chức đối thoại trực tiếp giữa chủ thể phản biện với cơ quan, tổ chức có văn bản dự thảo được phản biện. Trong quá trình tổ chức các hoạt động phản biện cần phát huy vai trò, huy động trí tuệ của các vị ủy viên, các tổ chức thành viên, các vị nhân sĩ, trí thức, các giới, dân tộc, tôn giáo, các nhà khoa học, các chuyên gia, những người đã tham gia lãnh đạo, quản lý liên quan đến nội dung cần phản biện.

Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát, phản biện xã hội

Để tiếp tục phát huy kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế, tồn tại nhằm thực hiện có kết quả Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị (khóa XI) trong thời gian tới. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh  đề ra một số giải pháp như sau:

Thứ nhất, tiếp tục phối hợp tổ chức các hội nghị quán triệt, tuyên truyền, phổ biến, tập huấn nội dung Quyết định số 217-QĐ/TW và các văn bản hướng dẫn thi hành trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, các tổ chức thành viên Mặt trận, đoàn viên, hội viên các đoàn thể các cấp của thành phố nhằm tổ chức thực hiện các hoạt động giám sát, phản biện xã hội.

Thứ hai, tăng cường các hoạt động giám sát việc thực hiện các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước liên quan đến quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhân dân, đặc biệt đối với lĩnh vực đất đai, quy hoạch, đền bù giải tỏa mặt bằng xây dựng các công trình, dự án; các vấn đề liên quan đến quyền dân chủ của nhân dân.

Thứ ba, vận động nhân dân tham gia giám sát xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch vững mạnh, tích cực tham gia công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tập trung giám sát phát hiện, góp phần ngăn chặn tình trạng nhũng nhiễu của cán bộ, công chức trực tiếp giải quyết công việc với người dân. Quan tâm giám sát các lĩnh vực văn hóa - giáo dục - y tế - bảo vệ môi trường- các dự án, công tác thu hồi, bồi thường, giải tỏa tái định cư  nhằm góp phần cùng các ngành chức năng chăm lo ngày càng tốt hơn cuộc sống của nhân dân.

Thứ tư, cần tổ chức giám sát thông qua việc nắm bắt tình hình các tầng lớp nhân dân, qua đó lựa chọn một số vụ việc phức tạp, bức xúc, giải quyết kéo dài để nghiên cứu, giám sát và kiến nghị chính quyền các cấp quan tâm giải quyết; đồng thời giám sát việc giải quyết của các cơ quan có thẩm quyền đối với các vụ việc mà Mặt trận Tổ quốc đã kiến nghị, qua đó góp phần xây dựng chính quyền, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật.

Thứ năm, cần chủ động gửi văn bản đề nghị các cơ quan, tổ chức thông báo các văn bản cần phản biện. Căn cứ vào yêu cầu phản biện của cơ quan, tổ chức gửi đến, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp xây dựng chương trình, kế hoạch phản biện xã hội, trong quá trình tổ chức các hoạt động phản biện cần phát huy vai trò, huy động trí tuệ của các vị ủy viên, các tổ chức thành viên, các vị nhân sĩ, trí thức, các giới, dân tộc, tôn giáo, các nhà khoa học, các chuyên gia, những người đã tham gia lãnh đạo, quản lý liên quan đến nội dung cần phản biện.

 

Pháp Luật

In nội dung
Các tin đã đăng ngày:
 
Về đầu