Lịch sử:
Cuối thế kỷ 19, cùng với sự phát triển của
khoa học kỹ thuật, chủ nghĩa tư bản ở Mỹ phát triển mạnh mẽ kéo
theo sự bóc lột sức lao động ngày càng tinh vi. Phụ nữ và trẻ em
là đối tượng bị chủ tư bản bóc lột nằng nề hơn cả; đồng lương rẻ mạt, trong khi
thời gian làm việc kéo dài có khi đến 16 giờ mỗi ngày…

Phong trào đấu tranh của công nhân ngành dệt may tại thành phố New York (Mỹ)
Căm phẫn trước sự bất công đó, ngày 8/3 năm
1899, nữ công nhân ngành dệt may tại thành phố New York (Mỹ) đã đứng lên đấu
tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm. Mặc dù bị bọn tư bản thẳng tay đàn áp, chị
em vẫn đoàn kết chặt chẽ, bền bỉ đấu tranh buộc chúng phải nhượng bộ. Cuộc đấu
tranh của nữ công nhân Mỹ đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào phụ nữ lao động trên thế
giới.
Ngày 8/3/1910,
tại Hội nghị phụ nữ do Quốc tế thứ 2 (Quốc tế Xã hội chủ nghĩa) tổ chức đã
quyết định chọn ngày 8/3 làm Ngày Quốc tế Phụ nữ, ngày đoàn kết đấu tranh của
phụ nữ với những khẩu hiệu: “Ngày làm việc 8 giờ”, “Việc làm ngang nhau”, “Bảo
vệ bà mẹ và trẻ em”.
Từ
đó, ngày 8/3 trở thành ngày đấu tranh chung của phụ nữ, là ngày biểu dương ý chí đấu tranh của phụ nữ khắp nơi trên thế giới đấu
tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ, hòa bình và tiến bộ xã hội; vì quyền lợi
hạnh phúc của phụ nữ, trẻ em và nhân loại.
Năm 1977, Liên Hiệp Quốc quyết định chọn ngày 8/3 hàng năm là ngày Quốc tế phụ nữ, một sự kiện thường niên trọng đại của thế giới.
Ngày 8/3 trên thế giới:
Hiện
nay, sau hơn 100 năm lịch sử, thế giới có 28 quốc gia tổ chức và tôn vinh ngày
Quốc tế Phụ nữ nhân ngày 8/3 trong tổng số hơn 200 quốc gia toàn cầu. Một số nước tiêu biểu
trong 28 nước có thể kể tới như Angola, Belarus, Trung Quốc, Cuba, Lào, Nga,
Mông Cổ, Ukraine, Bồ Đào Nha, Hà Lan và Việt Nam. Bên cạnh đó, một số quốc gia
khác kỷ niệm ngày 8/3 nhưng theo cách giống với Ngày của Mẹ.
Trong ngày này, khắp nơi trên thế giới sẽ tổ chức các
buổi biểu diễn nghệ thuật, trò chuyện, tổ chức diễn đàn trao đổi, hội thảo, các
cuộc diễu hành. Đàn ông sẽ tặng hoa và quà cho vợ, bạn gái, mẹ và bạn khác giới
của họ.
Tại Ba Lan, Pakistan hay Hà Lan,... vào ngày
8/3 hàng năm, các tổ chức phụ nữ thường tiến hành biểu tình đấu tranh vì nữ
quyền ở các thành phố lớn. Họ sẽ ra đường, kêu gọi và hô to khẩu hiệu, biểu ngữ
nhằm nâng cao nhận thức của người dân và chính nữ giới về quyền bình đẳng giới.
Tại
một số nước như Brazil, Croatia, Hungary, Bungari,
ngày của Quốc tế Phụ nữ được tổ chức rất náo nhiệt. Trong ngày 8/3, những người
đàn ông thường tặng hoa và những món quà nhỏ cho những người phụ nữ trong cuộc
sống của họ, bao gồm: mẹ, vợ, bạn gái, đồng nghiệp,… Đôi khi, phụ nữ có được
món quà từ “sếp” của mình. Trong trường học, học sinh thường mang quà tặng cho
cô giáo của mình.

Phụ nữ Brazil tham gia tuần hành trong ngày 8/3
Tại Ý, Nga, hoa mimosa vàng
và chocolate là một trong những món quà phổ biến nhất ngày 8/3. Ngoài ra, mỹ phẩm,
trang sức, đồ dùng gia đình,…cũng là những món quà được nhiều người lựa chọn.

Hoa Mimosa được nhiều người lựa chọn tại các nước (Nga, Ý... )
Tại Bồ Đào Nha, phụ nữ thường
tụ tập nhau lại để tổ chức tiệc chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ vào đêm 8/3. Đáng
chú ý là bữa tiệc này chỉ bao gồm những người phụ nữ với nhau.
Tại Ấn Độ, nhiều lễ hội được
tổ chức trong ngày này. Một số tổ chức của phụ nữ, các tổ chức phi chính phủ
(NGO), sinh viên và các nhà hoạt động xã hội tích cực tham gia vào các hội thảo
khác nhau, các cuộc biểu tình quần chúng; những bộ phim và các chương trình
phim tài liệu được công chiếu và một số vấn đề nhạy cảm được tổ chức để
khơi dậy nhận thức chung…
Ngày 8/3 tại Việt Nam:
Việt Nam là một trong số các
quốc gia xem ngày 8/3 là ngày kỷ niệm chính thức gắn với kỷ niệm ngày khởi
nghĩa Hai Bà Trưng (hai vị nữ anh hùng đầu tiên của
dân tộc đã có công đánh đuổi giặc ngoại xâm, giữ nguyên bờ cõi, giang sơn của Tổ
quốc).

Buổi biểu diễn văn nghệ của cô giao và các bé trường mầm non chào mững ngày 8/3
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước có nhiều sự quan tâm từ
khía cạnh luật pháp, chính sách đến thực tiễn và đạt được nhiều thành tựu quan
trọng. Chính vì vậy, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia xóa bỏ
khoảng cách giới nhanh trong vòng 20 năm qua liên quan tới nhận thức về bình đẳng
giới; xóa bỏ bạo lực giới và bạo lực gia đình, khoảng cách về việc làm,
thu nhập, địa vị xã hội…đối với phụ nữ. Ngày 8/3 là dịp để mọi người thể hiện sự
quan tâm đến phái đẹp với sự chân thành, yêu thương, trân trọng. Nhiều
hoạt động như hội thảo về các vấn đề liên quan đến phụ nữ, các hoạt động văn
hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, các buổi gặp mặt được tổ chức
sôi nổi ở khắp nơi trên cả nước.

Hội thi cắm hoa và mít tinh kỷ niệm ngày 8/3
Tại
sao thế giới vẫn tiếp tục kỷ niệm 8/3:
Mục
đích ban đầu của ngày Quốc tế Phụ nữ là thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ trên
toàn thế giới. Mục đích này hiện vẫn chưa thực hiện được hoàn toàn. Phụ nữ trên
toàn thế giới vẫn chưa nhận được sự ngang bằng với nam giới trong mức lương
cùng vị trí và sự tham gia trong các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội.
Số liệu trên toàn thế giới cho thấy mức độ tiếp cận giáo dục, chăm sóc sức khỏe của phụ nữ vẫn tệ và vẫn hứng chịu bạo lực nhiều hơn nam giới. Ngày
8/3 sẽ là ngày phụ nữ trên toàn thế giới đoàn kết lại để tôn vinh những thành
tựu của phụ nữ đã vượt qua được các rào cản, đồng thời buộc thế giới phải thừa
nhận những bất bình đẳng phụ nữ đang gặp phải.
Có thể thấy rằng tại nhiều
nước, ngày Quốc tế Phụ nữ là dịp để nâng cao nhận thức về nữ quyền. Ở rất nhiều
nước trên thế giới, dù có kỷ niệm ngày 8.3 hay không, tình trạng phân biệt giới
tính, đối xử bất bình đẳng với nữ giới vẫn tồn tại dưới nhiều hình thức khác
nhau. Vì vậy, món quà đẹp nhất đối với phụ nữ là nhận thức và hành động của nam
giới vì quyền bình đẳng,về sự quan tâm của nam giới trong suốt 365 ngày chứ không đơn giản là tặng một bông hoa hay món quà vào ngày 8.3.
Tố Nga (tổng hợp)