ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TỈNH ĐỒNG NAI
 
Chưa có thông tin
 

Nội dung bản tin

 
Những kết quả nổi bật, nét mới của công tác Mặt trận tỉnh Đồng Nai năm 2017
Đăng ngày: 12-02-2018 10:07
asp:Label ID="lblSummary" runat="server"
Năm 2017 là năm thứ hai toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ X; Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trong toàn tỉnh nỗ lực đổi mới nội dung và phương thức hoạt động để thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ VIII của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Nghị quyết Đại hội VIII của MTTQ Việt Nam tỉnh.

Qua một năm triên khai thực hiện chương trình phối hợp và thống nhất hành động của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đồng Nai năm 2017, với sự năng động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ Mặt trận, sự quan tâm sâu sát của lãnh đạo các cấp ủy, chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ của các tổ chức thành viên, công tác Mặt trận trong toàn tỉnh diễn ra sôi nổi, thiết thực, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 06/NQ-TU ngày 11/01/2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa X) về chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm 2017.

Tổng kết năm 2017, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đánh giá 10 kết quả nổi bật, nét mới của công tác Mặt trận tỉnh Đồng Nai năm 2017:

1/ Tổ chức Ngày hội “Đại đoàn kết toàn dân tộc” ở địa bàn dân cư có nhiều đổi mới:

1.JPG
Đồ​ng chí Võ Văn Thưởng tặng quà gia đình cách mạng tiêu biểu​ 

kỷ niệm 87 năm ngày thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tại KP 2, Phường Tân Mai, TP. Biên Hòa

Kỷ niệm 87 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2017), 100% ấp, khu phố trên địa bàn tỉnh đã tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư theo hướng dẫn của tỉnh, trong đó có 838/962 ấp, khu phố tổ chức được cả phần lễ và hội, đạt tỷ lệ 87,1%. Nhiều hoạt động thể thao, văn nghệ, xây dựng, sửa chữa nhà tình thương, thăm tặng quà cho gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, cán bộ Mặt trận nghỉ hưuhộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, người già neo đơn, trẻ em nghèo, cấp học bổng, vận động nhân dân tổng vệ sinh đường làng, ngõ xóm… được tổ chức đều khắp từ tỉnh đến cơ sở đã thu hút đông đảo cán bộ, nhân dân tham gia.

Thay mặt lãnh đạo Trung ương, đồng chí Võ Văn Thưởng – Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; đồng chí Trương Thị Ngọc Ánh – Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã về dự Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc tại khu phố 2, phường Tân Mai, thành phố Biên Hòa. Có 62 vị lãnh đạo cấp tỉnh và nhiều vị lãnh đạo các cấp ủy, chính quyền, ban, ngành, MTTQ, đoàn thể địa phương, đông đảo cán bộ, đảng viên đã về chung vui với các khu dân cư trong toàn tỉnhBan Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã phân công các vị trong Ban Thường trực trực tiếp tham dự Ngày hội ở một số khu dân cư theo địa bàn phụ trách để từ đó nắm bắt tình hình cũng như khích lệ, động viên bà con dự Ngày hội.

Cũng tại Ngày hội, bên cạnh các hoạt động như hàng năm thì các địa phương đã tổ chức cho lãnh đạo địa phương đối thoại, lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của người dân. Kết quả: đã có 407 lượt với 947 ý kiến của nhân dân tham gia góp ý, hiến kế xây dựng địa phương, đối thoại với lãnh đạo địa phương và có 89 lượt với 128 ý kiến của đại diện cấp ủy, chính quyền địa phương tham gia đối thoại với nhân dân. Việc duy trì tổ chức Ngày hội đại đoàn kết là một phương thức quan trọng để đoàn kết, tập hợp gắn bó các tầng lớp nhân dân, góp phần xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

2/ Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền:

 7.Bà Bùi Thị Liễu - PCT UBMTTQVNT.JPG

Tiếp tục đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác Mặt trận, đặc biệt là công tác thông tin, tuyên truyền theo hướng phát huy vai trò của cơ sở, đi vào thực tiễn, có hiệu quả thiết thực. Công tác thông tin, tuyên truyền được triển khai với nhiều hình thức phong phú, đa dạng như: đối thoại trực tiếp, tổ chức hội nghị trực tuyến, truyền hình trực tiếp; tổ chức hội nghị truyền thông về chính sách, pháp luật; qua hệ thống thông tin, báo chí, truyền thanh, truyền hình và nhiều kênh khác nhau; thực hiện đĩa CD, DVD.

Đặc biệt, Trang thông tin điện tử Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đồng Nai qua 01 năm hoạt động đã phát huy vai trò, chức năng, cung cấp đầy đủ, chính xác và kịp thời các thông tin về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các Chỉ thị, Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và thông tin kịp thời tình hình thực hiện chương trình phối hợp, các cuộc vận động, các phong trào do Mặt trận chủ trì, phát động đến toàn thể đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân, là cầu nối đăng tải các thông tin chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ của Mặt trận các cấp trong tnh; đã cập nhật đăng tải 750 tin bài, 800 văn bản của Mặt trận các cấp, các cộng tác viên lên trang Website, hiện nay đã có trên 136 ngàn lượt truy cập.

3/ Tổ chức khảo sát về tình hình tổ chức và chất lượng hoạt động của Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã và Ban Công tác Mặt trận ấp, khu phố:

Toàn cảnh hội nghị.JPG

Trên cơ sở kết quả Hội nghị chuyên đề về hoạt động của Mặt trận Tổ quốc ở cơ sở với sự tham gia của 55 vị Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã và Trưởng ban Công tác Mặt trận tiêu biểu trong toàn tỉnh, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã tổ chức Đoàn đến khảo sát thực tế tại Ủy ban MTTQ Việt Nam 05 xã, phường và 05 Ban Công tác Mặt trận nhằm nắm bắt thực tiễn tình hình tổ chức và chất hoạt động của Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã và Ban Công tác Mặt trận ấp, khu phố tại các xã, phường và Ban Công tác Mặt trận ấp, khu phố.

Bên cạnh đó, Ban Thường trực đã phát hành, tổng hợp 1.133 phiếu khảo sát gửi đến Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã và Ban Công tác Mặt trận ấp, khu phố trên địa bàn toàn tỉnh. Kết quả tổng hợp từ phiếu khảo sát sẽ là một trong những cơ sở để các Ban chuyên môn tham mưu Ban Thường trực có những hướng dẫn sát thực, kịp thời đến các đơn vị trực thuộc trong thực hiện nhiệm vụ công tác Mặt trận năm 2018; đồng thời phát huy hơn nữa vai trò của Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã, Trưởng ban Công tác Mặt trận ở khu dân cư trong thời gian tới.

4/ Nét mới trong công tác tuyên truyền Luật tín ngưỡng, tôn giáo:

luat tin nguong.JPG

Trong năm 2017, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã phối hợp tổ chức triển khai tuyên truyền, phổ biến Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đến các tầng lớp nhân dân với nhiều hình thức phù hợp với đặc điểm, tình hình của công tác Mặt trận tỉnh nhà, tiêu biểu như: Phối hợp với Trung tâm Văn miếu Trấn Biên tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến Luật cho 250 cơ sở tín ngưỡng tiêu biểu trên địa bàn tỉnh; phối hợp với Đài Phát thanh – Truyền hình Đồng Nai tổ chức hội nghị truyền hình trực tiếp đến cán bộ Mặt trận và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội các cấp với sự tham dự của hơn 2.000 đại biểu qua 152 điểm cầu; phát hành 220 đĩa DVD gửi đến các tổ chức thành viên, các địa phương để hỗ trợ công tác tuyên truyền, phổ biến Luật ở cơ sở; phối hợp với Đài Phát thanh – Truyền hình Đồng Nai, Sở Tư pháp và Ban Tôn giáo – Sở Nội vụ tổ chức truyền hình trực tiếp chương trình tọa đàm về “Quyền và nghĩa vụ công dân” trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật; phối hợp biên soạn tài liệu hỏi - đáp về Luật Tín ngưỡng, tôn giáo để đăng trên Website của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh giúp nhân dân có điều kiện tìm hiểu sâu các quy định của pháp luật đối với lĩnh vực tôn giáo (đã có hơn 100.000 lượt người truy cập)… Qua đó, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã huy động được các nguồn lực tham gia vào công tác tuyên truyền, phổ biến Luật tín ngưỡng, tôn giáo đến các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, cán bộ Mặt trận, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân không chỉ trên địa bàn tỉnh mà còn ở các địa phương khác. Nội dung tuyên truyền đã gắn kết đồng bào tín đồ tôn giáo, tín ngưỡng vào khối đại đoàn kết toàn dân tộc để thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chương trình của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Nhờ có cách làm sáng tạo, đổi mới và chủ động nên trong thời gian ngắn, công tác tuyên truyền, phổ biến Luật đã đạt được mục tiêu, kết quả đề ra.

5/ Triển khai thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”:

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã xây dựng Chương trình phối hợp số 14/CTPH-UBND-MTT ngày 08/8/2017 với Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; Chương trình phối hợp số 15/CTPH- MTT-TCTV ngày 28/8/2017 với các tổ chức thành viên về thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” giai đoạn 2017 – 2020 trên cơ sở phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tính chủ động sáng tạo của mỗi tổ chức thành viên Mặt trận, đảm bảo có phối hợp thực hiện hiệu quả, tránh chồng chéo, bỏ sót các nội dung của cuộc vận động.

Từ cuộc vận động Mặt trận các cấp đã hình thành nhiều mô hình, sáng kiến; phối hợp vận động nhân dân ủng hộ nguồn lực, hiến đất, hiến công xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; phát triển các mô hình tự quản trong cộng đồng; nhân rộng các mô hình khu dân cư 4 giảm”, khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, gia đình kiểu mẫu... góp phần hoàn thành và nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới ở cơ sở. Trong năm 2017, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã tổ chức hội nghị biểu dương 49 tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc tham gia thực hiện chương trình “4 giảm” và phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”; hướng dẫn Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Cẩm Mỹ, Vĩnh Cửu nội dung, cách thức, quy trình và đồng loạt triển khai việc lấy ý kiến khảo sát sự hài lòng của người dân đối với kết quả xây dựng nông thôn mới trên địa bàn; kết quả khảo sát sự hài lòng của nhân dân đạt trên 98%. Tính đến nay, tỉnh Đồng Nai có 123/133 xã đạt chuẩn Nông thôn mới chiếm tỷ lệ 92,5%, trong đó có 07 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 06/10 huyện, thị xã đạt huyện, thị xã nông thôn mới.

6/ Nét mới trong công tác triển khai thực hiện mô hình phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số:

Đồng chí Trần Hữu Hạnh - Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện trao tiền hỗ trợ vốn cho các hộ gia đình .JPG


Căn cứ các chủ trương của Trung ương và tỉnh về thực hiện phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững trong vùng đồng bào dân tộc, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã triển khai xây dựng 02 đề án triển khai mô hình nuôi dê Bách Thảo giúp đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu và xã Tà Lài, huyện Tân Phú phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Điểm mới của Đề án là không chỉ xây dựng mô hình nuôi dê lấy thịt, mà còn hướng đến phát triển mô hình nuôi dê lấy sữa; đây là cách làm sáng tạo trong việc triển khai mô hình nuôi dê và là khâu đột phá để giúp bà con giảm nghèo bền vững.

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã quyết định thành lập 02 Ban Chủ nhiệm đề án nuôi dê tại xã Phú Lý, xã Tà Lài thực hiện tốt công tác tuyên truyền, động viên và trực tiếp hướng dẫn bà con trong quá trình triển khai mô hình nuôi dê; tập trung tuyên truyền, phát huy được tinh thần trách nhiệm của chính quyền, MTTQ các cấp trong việc trong việc quan tâm cải thiện, nâng cao đời sống cho đồng bào tại địa phương, cũng như huy động được lực lượng lao động trong mỗi hộ đồng bào dân tộc thiểu số cùng có trách nhiệm tham gia phát triển kinh tế gia đình.

7/ Đẩy mạnh triển khai thực hiện Chương trình phối hợp giữa Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và Bảo hiểm xã hội tỉnh:

Thực hiện Chương trình phối hợp giữa Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và Bảo hiểm xã hội tỉnh về thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2016-2020, trong năm 2017 Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã phối hợp tổ chức 11 lớp tuyên truyền chính sách, pháp luật về Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế tại 11 huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa; triển khai thực hiện giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về Bảo hiểm Y tế, Bảo hiểm xã hội tại huyện Xuân Lộc và Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc. Mặt trận các cấp đã tham mưu cho cấp ủy các giải pháp thiết thực và phối hợp chính quyền, các tổ chức thành viên nổ lực tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo hiểm y tế góp phần thực hiện đạt và vượt tỷ lệ người dân trong tỉnh tham gia bảo hiểm y tế trong năm 2017 (đạt trên 80% tỷ lệ bao phủ).

8/ Chủ động, kịp thời phát động và triển khai các hoạt động cứu trợ, hỗ trợ người nghèo, góp phần đảm bảo an sinh xã hội:

Chủ tịch Huỳnh Văn Tới  tặng kinh phí ủng hộ nhân dân tỉnh Thanh Hóa (03-11).JPG

Năm 2017, phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái của người Việt Nam, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã ra Lời kêu gọi vận động hỗ trợ đồng bào khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ, khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống; kịp thời chia sẻ, hỗ trợ cho đồng bào các tỉnh miền Bắc, miền Trung khắc phục hậu quả thiên tai với tổng trị giá hỗ trợ 5,5 tỷ đồng (trong đó: chuyển trực tiếp 2,5 tỷ đồng hỗ trợ 05 tỉnh: Yên Bái, Hòa Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh và Nghệ An; chuyển 3 tỷ đồng về Quỹ “Cứu trợ” Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam để cân đối, phân bổ cứu trợ các tỉnh bị thiệt hại).

Trong năm 2017, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã tổ chức Hội nghị biểu dương gương điển hình “Vì người nghèo” năm 2016, qua đó đã khen thương và trao biểu trương tôn vinh 55 tập thể, cá nhân có nhiều hoạt động và đóng góp phát triển Quỹ “vì người nghèo” các cấp. Hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” do Thủ tướng Chính phủ phát động, nhân Tháng cao điểm vì người nghèo, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã phối hợp Đài Phát thanh - Truyền hình Đồng Nai tổ chức Đêm văn nghệ Vì người nghèo”; chương trình đã tiếp nhận ủng hộ và cam kết ủng hộ người nghèo từ 19 đơn vị, doanh nghiệp, mạnh thường quân và 110 lượt ủng hộ qua tài khoản ngân hàng với tổng số tiền 5,5 tỷ đồng, 2.000 đô Úc, 30 tấn gạo,15.000 con giống, 15 tấn thức ăn, 80 ca mỗ mắt và 50 xe lăn. Trong năm, các hình thức hỗ trợ thông qua Mặt trận và các đoàn thể các cấp trao tặng cho người nghèo được 404.285.203.000 đồng, trong đó Quỹ “Vì người nghèo” các cấp vận động được trên 26,6 tỷ đồng, đã xây dựng 355 nhà tình thương, trị giá 13.680.589.000 đồng; sửa chữa 61 căn, trị giá 1.024.870.000 đồng và các hoạt động nhân đạo từ thiện, hỗ trợ khó khăn đột xuất, hỗ trợ vốn vươn lên thoát nghèo bền vững; thực hiện chương trình an sinh xã hội trực tiếp tại cộng đồng dân cư với tổng trị giá trên 375 tỷ đồng.

Nhân kỷ niệm 70 năm ngày thương binh - liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2017), Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã tổ chức thăm hỏi và tặng quà 78 mẹ Việt Nam anh hùng hiện còn sống trên địa bàn tỉnh trị giá 39.000.000 đồng; đồng thời tổ chức khảo sát tổng hợp thông tin cơ bản về Bà mẹ Việt Nam anh hùng nhằm đánh giá, giám sát việc thực hiện chính sách đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng trong thời gian qua, biên tập thành tập sách “Bà mẹ Việt Nam anh hùng tỉnh Đồng Nai”; vận động và xây dựng Quỹ học bổng “Trần Cẩm Nhung chắp cánh ước mơ” trị giá 18 tỷ đồng do bà Trần Cẩm Nhung, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Golf Long Thành tài trợ cho Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh làm Quỹ học bổng trao tặng cho các con, cháu của liệt sĩ, mẹ Việt Nam anh hùng và người có công với cách mạng.

9/ Công tác giám sát và phản biện xã hội được triển khai đồng bộ trong hệ thống Mặt trận với chất lượng, hiện quả cao hơn:

Năm 2017, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp chủ trì phối hợp với các ban, ngành và các tổ chức thành viên triển khai 09 cuộc giám sát cấp tỉnh, 114 cuộc giám sát cấp huyện và 1.404 cuộc giám sát cấp xã. Ngoài ra, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp đã cử đại diện tham gia các đoàn giám sát của các tổ chức thành viên và các cơ quan nhà nước ở cấp tỉnh, cấp huyện 545 cuộc.

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã khảo sát thực tế lấy ý kiến và tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo 02 Nghị quyết về việc quy định chế độ chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách cấp xã, ấp (khu phố); quy định chế độ hỗ trợ hàng tháng cho Trưởng các tổ chức đoàn thể ở ấp (khu phố) và hỗ trợ kinh phí hoạt động cho Tổ nhân dân, Tổ dân phố trên địa bàn tỉnh. Tham gia phát biểu tại hội nghị có 14 ý kiến và có 01 ý kiến góp ý bằng văn bản phản biện về nhiều nội dung đề nghị cơ quan soạn thảo dự thảo Nghị quyết xem xét, nghiên cứu và bổ sung những ý kiến phản biện phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, có tính thuyết phục cao vào Nghị quyết để Nghị quyết khi được ban hành nhanh chóng đi vào cuộc sống.

10/ Củng cố tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp:

Công tác tập huấn, bồi dưỡng cán bộ được Mặt trận các cấp chú trọng cả về nội dung và hình thức, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã phối hợp với Trường Chính trị tỉnh tổ chức lớp bồi dưỡng công tác Mặt trận năm 2017 cho 189 đồng chí là chuyên viên thuộc Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp huyện và cấp cơ sở. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp huyện phối hợp với Trung tâm bồi dưỡng chính trị cùng cấp tổ chức 11 lớp tập huấn cho 1.230 cán bộ Mặt trận theo phân cấp.

Công tác tổ chức cán bộ tiếp tục được Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh quan tâm chỉ đạo thực hiện từ tỉnh đến cơ sở; đội ngũ cán bộ, công chức cơ quan đảm bảo đạt chuẩn ngạch công chức theo quy định. Trong năm, để kịp thời củng cố bộ máy lãnh đạo chủ chốt cơ quan gắn với thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã chủ động thực hiện công tác quy hoạch, bồi dưỡn và giới thiệu nguồn cán bộ tại chổ. Đã củng cố, kiện toàn các Hội đồng tư vấn về các lĩnh vực: Dân chủ - Pháp luật; Tôn giáo - Dân tộc; Kinh tế - Văn hóa - Xã hội; đồng thời, thành lập mới Hội đồng tư vấn về Xây dựng Đảng, chính quyền; xây dựng, sủa đổi, bổ sung Quy chế tổ chức và hoạt động của các Hội đồng tư vấn Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đồng Nai.

Trong năm, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh thực hiện ký kết Chương trình phối hợp số 10/CTPH-MTT-BHXH ngày 20/12/2016 với Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Nai về thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2016-2020; Kế hoạch liên tịch số 3511/KHLT-SYT-ĐTN-HNCT-LĐLĐ-HND-HLHPN-UBMTTQVN về phối hợp giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các đoàn thể, hội thực hiện chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2017 – 2025; Chương trình phối hợp số 14/CTPH-UBND-MTT ngày 08/8/2017 với Ủy ban nhân dân tỉnh “về thực hiện giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” giai đoạn 2017-2020; Chương trình phối hợp số 15/CTPH- MTT-TCTV ngày 28/8/2017 với các tổ chức thành viên phối hợp thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” giai đoạn 2017 – 2020 và xây dựng Quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh. Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh kịp thời triển khai đến cơ sở các nội dung đã được ký kết để Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp làm căn cứ để triển khai thực hiện. Qua đó, công tác phối hợp, thống nhất hành động với các tổ chức thành viên của Mặt trận và công tác tham mưu, phối hợp với các cơ quan của Đảng, chính quyền được tăng cường và đạt kết quả, góp phần chăm lo và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp nhân dân.

Nhật Quang
In nội dung
Các tin đã đăng ngày:
 
Về đầu