Để
tăng cường công tác phối hợp giám sát có hiệu quả, trong thời gian qua, theo từng
nhiệm kỳ của Quốc hội và HĐND các cấp, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh
đã tích cực phối hợp với Đoàn ĐBQH tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh xây dựng và ký kết
Quy chế phối hợp nhằm cụ thể hóa các quy định của pháp luật và phù hợp với tình
hình thực tế của địa phương.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh ông Huỳnh Văn Tới phát biểu
tại kỳ họp HĐND tỉnh
Từ
năm 2015 đến nay, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã chủ trì tổ chức
20 cuộc giám sát độc lập, các cuộc giám sát đều mời đại diện các Ban của HĐND tỉnh
tham gia; tham gia hơn 10 cuộc giám sát với Đoàn ĐBQH tỉnh, 150 cuộc giám sát với
Thường trực HĐND tỉnh và các Ban của HĐND tỉnh.
Từ
năm 2011 - 2017, Ban thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã phối hợp với Đoàn
ĐBQH tỉnh tổ chức 245 điểm tiếp xúc cử tri với khoảng 29.000 cử tri tham dự, có
hơn 2.980 ý kiến kiến nghị của cử tri; phối hợp với Thường trực HĐND tỉnh tổ chức
1000 điểm tiếp xúc cử tri với khoảng 106.920 cử tri tham dự, có hơn 4.600 ý kiến,
kiến nghị của cử tri. Thông qua các hội nghị tiếp xúc cử tri với đại biểu Quốc
hội, HĐND tỉnh đã tạo ra một "cầu nối", một "kênh thông
tin" quan trọng để phát huy dân chủ, trí tuệ, phản ánh mọi tâm tư, nguyện
vọng, đề xuất, kiến nghị của cử tri đối với Đảng, Quốc hội, Chính phủ và chính
quyền địa phương. Qua đó, giải quyết kịp thời các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn
cuộc sống, hoàn thiện hơn các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp
luật của Nhà nước và tạo được sự đồng thuận cao trong nhân dân.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc phối
hợp giám sát của các cơ quan dân cử và Mặt trận Tổ quốc còn gặp một số khó
khăn, hạn chế, đó là: Hoạt động phối hợp giám sát trong thực tế vẫn còn hạn chế,
hiệu quả pháp lý chưa cao, phần nhiều mới được thể hiện qua các phát hiện, nêu
ý kiến tại các kỳ họp, phiên họp; nội dung giám sát có khi còn chồng chéo, ảnh
hưởng đến chất lượng, hiệu quả giám sát; chưa tiến hành thường xuyên các hoạt động
phối hợp giám sát theo chuyên đề; công tác giám sát việc ban hành văn bản pháp
luật còn ít được quan tâm, chưa chủ động, đa số còn theo đề nghị của Đoàn đại
biểu Quốc hội tỉnh.
Để
nâng cao chất lượng công tác phối hợp giám sát của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh và các Ban của HĐND tỉnh cần
thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau:
Thứ nhất, các cấp
ủy Đảng, Mặt trận Tổ quốc các cấp, các cơ quan nhà nước trong tỉnh và nhân dân
cần nâng cao nhận thức về hoạt động giám sát của MTTQ Việt Nam
Thường
xuyên tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các quy định vai
trò về giám sát của MTTQ Việt Nam. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy
Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội trong thời
kỳ mới; nhận thức về cơ chế, chính sách đối với cán bộ Mặt trận, đoàn thể; về
chương trình, nội dung đào tạo cán bộ Mặt trận gắn với nghiên cứu hoạt động thực
tiễn trong các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước; về hoạt động
giám sát của MTTQ Việt Nam.
Thứ hai, xây dựng
và hoàn thiện quy chế phối hợp công tác giữa Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh với các
cơ quan dân cử
Tiếp
tục duy trì, bám sát nội dung Quy chế phối hợp công tác đã ký kết để triển khai
thực hiện. Rà soát, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện Quy chế phối hợp công tác giữa Ủy
ban MTTQ Việt Nam với Đoàn ĐBQH tỉnh, HĐND các cấp để phù hợp với tình hình thực
tế; phù hợp với Quyết định 217-QĐ/TW và 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị. Đổi mới,
nâng cao chất lượng và hiệu quả việc thực hiện Quy chế phối hợp giữa Ban thường
trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh với Đoàn ĐBQH tỉnh, HĐND tỉnh. Cụ thể hóa về nội
dung, chương trình, kế hoạch công tác giữa hai bên, định kỳ có sơ, tổng kết
đánh giá rút kinh nghiệm. Thực hiện có hiệu quả quy chế phối hợp là điều kiện để
cả Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các cơ quan dân cử tăng cường hiệu quả công tác
giám sát xã hội.
Thứ ba, nâng cao
chất lượng các hình thức phối hợp giám sát
+Đối với phối hợp
giám sát bằng hình thức tổ chức đoàn giám sát:
Khi
lựa chọn nội dung giám sát cần căn cứ vào tình hình thực tiễn ở địa phương, lựa
chọn những vấn đề mà người dân quan tâm, bức xúc để chủ động xây dựng kế hoạch
giám sát phù hợp. Cần trao đổi, thống nhất với Đoàn ĐBQH, HĐND, UBND cùng cấp về
nội dung, lĩnh vực, địa bàn và thời gian thực hiện để tránh trùng lặp với nội
dung giám sát.
Căn
cứ đối tượng, nội dung, phạm vi giám sát, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh quyết định
việc mời đại diện của các cơ quan dân cử, đại diện cơ quan, tổ chức liên quan
tham gia đoàn giám sát. Ngoài giám sát theo báo cáo của đối tượng giám sát cần
kết hợp nhiều phương thức giám sát khác như trao đổi, phiếu khảo sát. Phân công
rõ trách nhiệm, nhiệm vụ của từng thành viên đoàn giám sát.
Sau
khi kết thúc cuộc giám sát, cần tiếp tục theo dõi, đôn đốc chặt chẽ việc giải
quyết, trả lời của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Như thế, hoạt động giám sát,
phản biện xã hội mới có tác dụng trên thực tế.
+Đối với phối hợp
giám sát theo đề nghị của các cơ quan dân cử:
Khi
cơ quan dân cử mời tham gia giám sát, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cử đại diện
tham gia đoàn giám sát. Trường hợp phát hiện có vấn đề vi phạm hoặc có dấu hiệu
vi phạm pháp luật thì đại diện Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đề nghị Trưởng đoàn
giám sát kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có biện pháp xử lý kịp
thời. Trường hợp phát hiện có vấn đề vi phạm hoặc chưa phù hợp với chính sách,
pháp luật mà cơ quan chủ trì giám sát không kiến nghị thì đại diện Ủy ban MTTQ
Việt Nam tỉnh được cử tham gia đoàn giám sát có trách nhiệm báo cáo với lãnh đạo
cơ quan, tổ chức mình để xem xét, kiến nghị theo quy định của pháp luật.
Thứ tư, phối hợp
tạo điều kiện để nhân dân phát huy dân chủ thực hiện quyền giám sát
Thường
xuyên phối hợp trong đổi mới và nâng cao chất lượng tiếp công dân, tiếp xúc cử tri
để nắm bắt tâm tư nguyện vọng của cử tri và nhân dân, kịp thời phản ánh, đề xuất,
kiến nghị với Quốc hội, HĐND.
Hoạt
động tiếp xúc cử tri, cần theo hướng mở rộng đối tượng thành phần, tăng cường đối
thoại và thông tin kịp thời những nội dung mà cử tri quan tâm. Tăng cường hình
thức tiếp xúc cử tri nơi cư trú, nơi làm việc, tiếp xúc cử tri theo chuyên đề
giúp đại biểu nắm bắt chuyên sâu. Đại biểu Quốc hội, HĐND tỉnh có thể trực tiếp
gặp gỡ cử tri, gặp gỡ già làng, trưởng bản, người có uy tín trong dòng họ, đại
biểu để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cử tri và những vấn đề đại biểu quan
tâm. Ngoài ra có thể, đưa các vị đại biểu từ đơn vị bầu cử này đến tiếp xúc cử
tri ở đơn vị bầu cử khác, giúp các đại biểu nắm được toàn diện hơn tình hình
các địa phương và ý kiến, nguyện vọng của cử tri..
Thứ năm, đổi mới
về tổ chức bộ máy và các điều kiện bảo đảm cho hoạt động giám sát của MTTQ Việt
Nam
Thường
xuyên củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy phù hợp với chức năng, nhiệm vụ mới
theo hướng tinh gọn, hoạt động có hiệu quả. Bố trí cán bộ chuyên trách đủ về số
lượng, đảm bảo chất lượng và cơ cấu phù hợp với nhiệm vụ mới của Mặt trận trong
giai đoạn hiện nay. Thực hiện quy hoạch và phối hợp luân chuyển cán bộ Mặt trận
ở các cấp; coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên trách để có năng
lực hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Pháp Luật