CHÀO MỪNGNGÀY HỘI
ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘCTỈNH
ĐỒNG NAI NHÂN KỶ
NIỆM 87 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG
MẶT TRẬN TỔ QUỐC
VIỆT NAM 18/11/2017

Theo luật định (Điều
11, Luật MTTQ Việt Nam),ngày 18 tháng 11 hằng năm là “Ngày
truyền thống của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và là Ngày hội đại đoàn kết toàn dân
tộc”. Năm nay, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc - Kỷ niệm 87 năm Ngày truyền thống MTTQViệt Namở tỉnh Đồng Nai được hướng dẫn:Tổ chức tại các khu dân cư trong thời gian thích hợp gắn với việc thực
hiện nhiệm vụ chính trị và quyền lợi của nhân dân tại cộng đồng dân cư. Ban
Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam không thể trực tiếp tham dự ngày hội của tất
cả các ấp, khu phố trên địa bàn tỉnh nhà, cho nên xin được trao đổi cùng bà con
qua hình thức DVD. Trước hết, Tôi xin thay mặt Ban
Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Namtỉnh Đồng Nai gửi đến toàn thể thành
viên tham dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc - kỷ niệm 87 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam (18/11/1930-18/11/2017),
lời chào trân trọng, đoàn kết và thân
ái.
Sau
khi thành lập chưa đầy 9 tháng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ thị thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam và
các hội quần chúng cứu quốc nhằm tập hợp đoàn kết các tầng lớp nhân dân yêu nước
thực hiện nguyện vọng được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột của thực dân Pháp và
thống trị của phong kiến Việt Nam.
Trước
1945, trong điều kiện chưa có chính quyền, Đảng đã lãnh đạo, tuyên truyền, giác
ngộ cho các tầng lớp nhân dânvề con đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Mặt trận
và các tổ chức thành viên đã làm tất cả các công việc theo chủ trương của Đảng,
tập hợp, đoàn kết nhân dân chuẩn bị các tiền đề cách mạng rồi tiến hành cách mạng
tháng 8 năm 1945 giải phóng dân tộc khỏi ngoại xâm và thống trị phong kiến, lập
nên nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Ngay sau, cách mạng tháng Tám 1945, thực
dân Pháp tái chiếm, vai trò của Mặt trận được phát huy, thay đổi phương thức hoạt
động và tên gọi (Mặt trận Dân tộc thống
nhất, Mặt trận Việt Minh và Mặt trận Liên Việt) tập trung cho
nhiệm vụ kháng chiến, kiến quốc.
Từ năm 1954, trong hoàn cảnh đất nước bị chia
cắt 2 miền; Mặt trận hình ba tổ chức: Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam,
Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam. Ba tổ chức
nhưng một lòngđoàn kết toàn dân, huy động tổng lực sức dân ở
hai miền Nam- Bắc quyết tâm tiếp tục đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, thống nhất đất
nước, đem lại hòa bình, độc lập, tự do, hạnh phúc cho toàn dân tộc.
Cuộc Tổng tiến công nổi dậy mùa xuân năm 1975
và đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử là cột mốc đánh dấu: Sức mạnh
đoàn kết của toàn dân Việt Nam đã toàn thắng; nguyện vọng thiêng liêng của toàn
dân Việt Nam đã thành đạt. Tổ quốc thống nhất, ba tổ chức Mặt trận cũng hiệp
thương thống nhất thành Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Sau
ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (1975) đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, công
tác Mặt trận và sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc luôn gắn liền với nhiệm vụ
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc qua từng bước đi lịch sử. Cương lĩnh xây dựng đất nước
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, được bổ sung, phát triển năm 2011 chỉ
rõ: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các
đoàn thể nhân dân có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn
dân tộc, xây dựng, bảo vệ tổ quốc, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp,
chính đáng của nhân dân, chăm lo lợi ích của đoàn viên, hội viên, thực hiện dân
chủ, xây dựng xã hội lành mạnh, tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, giáo dục lý
tưởng và đạo đức cách mạng, quyền và nghĩa vụ công dân, tăng cường mối quan hệ
nhân dân với Đảng, Nhà nước”. Quốc hội (Khóa XIII) đã thông qua Luật số: 75/2015/QH13 ( ngày 09 tháng 06 năm 2015; hiệu
lực từ ngày 01/01/2016) quy định đầy đủ về quyền, trách nhiệm, tổ chức,
hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
với Nhà nước, Nhân dân và các tổ chức; điều kiện bảo đảm hoạt động của Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam.
Về
tổ chức Mặt trận ở Đồng Nai; trước 1975, tổ chức Mặt trận và các đoàn thể chính
trị được thành lập gắn liền với nhiệm vụ kháng chiến, góp phần quan trọng trong
thành tích kháng chiến chống ngoại xâm. Sau ngày thống nhất đất nước; Ủy ban Mặt
trận Dân tộc giải phóng tỉnh Đồng Nai được thành lập (24/3/1976). Ủy ban Mặt trận
Dân tộc giải phóng tỉnh được đại hội lần thứ nhất hiệp thương gồm có 21 vị Ủy
viên do ông Nguyễn Thành Long- Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Dân tộc giải phóng khu
Đông Nam Bộ làm Chủ tịch. Từ tháng 04/1977 cho đến nay, Ủy ban Mặt trận Dân tộc
giải phóng tỉnh đổi tên gọi thành Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đồng Nai và đã qua 8
kỳ Đại hội.
Hệ
thống MTTQ Việt Nam trên địa bàn tỉnh được thành lập. tổ chức hoạt động theo
đúng qui định.Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh khóa VIII đương nhiệm có 27 tổ chức
thành viên với 94 ủy viên. Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp huyện, thị, thành phố đương
nhiệm có 177 tổ chức thành viên với 625 ủy viên. Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã,
phường, thị trấn đương nhiệm có 1.699 tổ chức thành viên với 5.721 ủy viên. Hiện
nay trên địa bàn tỉnh có 962 ấp, khu phố tương ứng với 962 Ban Công tác Mặt trận.
Thực
hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Nghị quyết Đại
hội VIII Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứX, Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh luôn ra sức đổi mới nội dung, phương thức hoạt động,
công tác Mặt trận trên địa bàn tỉnh ngày càng thiết thực, hiệu quả đáp ứng được
nguyện vọng chính đáng của các tầng lớp nhân dân, tạo được sự đồng thuận xã hội
của nhân dân trong tỉnh.
Năm
2016, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh được Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt
Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh tặng cờ thi đua xuất sắc.
Trong
năm 2017, Mặt trận các cấp trong tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ,
chương trình công tác đã đề ra và đạt được những kết quả thiết thực được Trung
ương và tỉnh ghi nhận có nhiều đổi mới; cụ thể:
- Quy chế, phối hợp hoạt động giữa Đoàn ĐBQH - HĐND -
UBND - UBMTTQVN tỉnh được thực hiện chặt chẽ, có hiệu quả. Các đơn vị đã chủ
động, tích cực thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo đúng quy định và quy chế phối
hợp đề ra. Giữa các cơ quan luôn có sự chủ động và tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho nhau trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ được phân công. Hoạt động phối
hợp từng bước đi vào nề nếp, tạo được bước chuyển tích cực trong mối quan hệ
công tác giữa 4 cơ quan.
- Cụ thể qua công tác phối hợp đã tổ chức được 5 đợt
tiếp xúc cử tri, với 15.500 lượt cử tri tham dự, ghi nhận 1.800 lượt ý kiến,
kiến nghị. Các vấn đề mà cử tri có ý kiến kiến nghị chủ yếu là: Công tác phòng
chống tham nhũng; xử lý cán bộ tham nhũng, lãng phí chưa nghiêm; thái độ phục
vụ của cán bộ công chức còn nhiều phiền hà, gây khó khăn cho người dân; ô nhiễm
môi trường chậm xem xét, xử lý; biển báo giao thông còn nhiều bất cập, tình
trạng xe trốn trạm cân chạy vào đường dân sinh làm hư hỏng đường, mất an toàn
giao thông; vấn đề ngập nước vào mùa mưa tại một số tuyến đường chưa được xử lý;
chất lượng khám, chữa bệnh bằng thẻ bảo hiểm y tế trong thời gian qua vẫn chưa
có sự cải thiện, tình trạng ùn tắc, người dân phải chờ đợi lâu, thái độ phục vụ
không tốt của y, bác sỹ khi khám chữa bệnh bằng thẻ bảo hiểm y tế gây ra nhiều
khó khăn cho nhân dân; công tác thu hồi, bồi thường, giải tỏa, tái định cư khi
nhà nước thu hồi đất; công tác quy hoạch, các dự án quy hoạch treo quá dài ảnh
hưởng rất lớn đến tình hình sinh hoạt, đời sống của nhân dân…
- Đoàn đại biểu Quốc hội - Thường trực HĐND - UBND -
UBMTTQ Việt Nam tỉnh đã phối hợp chặt chẽ trong hoạt động xây dựng pháp luật;
các văn bản quy phạm pháp luật trước khi ban hành đều được tổ chức lấy ý kiến
theo đúng trình tự, thủ tục. Công tác đối thoại để giải quyết đơn thư khiếu
nại, tố cáo của công dân, giải quyết trực tiếp các vấn đề kiến nghị của cử tri
tại buổi tiếp xúc được tăng cường hơn, thiết thực hơn đem lại hiệu quả tích
cực; vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận ngày càng được tăng cường
và đi vào chiều sâu; hoạt động tiếp xúc cử tri ngày càng có nhiều đổi mới. Công
tác thông tin, báo cáo được thực hiện thường xuyên, nghiêm túc nhằm đảm bảo
công tác phối thực hiện chặt chẽ, có hiệu quả.
-
Đổi mới hình thức và nội dung công tác thông tin, tuyên truyền; tổ chức nhiều hội
nghị chuyên đề trực tuyến đến cán bộ, đoàn viên, hội viên các cấp trong tỉnh,
được sự đồng tình và đánh giá cao của đoàn viên, hội viên.
-
Tập trung cho cơ sở, hướng về cơ sở; đã
tổ chức đã tổ chức khảo sát thực tế và tổ chức hội nghị chuyên đề về hoạt động
Mặt trận Tổ quốc ở cơ sở; giới thiệu cho Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam biểu dương các Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã và Trưởng
ban Công tác Mặt trận tiêu biểu.
- Thực hiện nhiều hình thức, mô hình giúp cho hộ
nghèo trong tỉnh có điều kiện vươn lên thoát nghèo; nhất là ở các huyện còn nhiều
hộ nghèo như Tân Phú, Định Quán, Cẩm Mỹ. Quỹ “Vì người nghèo” được củng cố,
đang vận động đóng góp để tăng nguồn lực xã hội, góp phần giải quyết căn bản
nhiệm vụ giảm nghèo bền vững, nhất là mục tiêu về nhà ở. Chương trình “Vì người
nghèo Đồng Nai 2017” truyền hình trực tiếp đêm 14/10/2017 có ý nghĩa kết nối mọi
tấm lòng vì người nghèo; bước đầu Quỹ“Vì người nghèo tỉnh” nhận được sự đóng
góp của94 đơn vị và 110 tài khoản cá nhân với số tiền 7,8 tỉ đồng cùng nhiều hiện
vật ý nghĩa thiết thực; Quỹ“Vì người nghèo” cấp huyện, xã cũng đang cần được
vun đắp bởi tấm lòng của cộng đồng xã hội. Hôm nay, tôi xin tiếp tục kêu gọi
quý bà, con, cô, bác, anh chị…tiếp tục hưởng ứng đóng góp trực tiếp Quỹ “Vì
người nghèo” bằng nhiều hình thức theo các địa chỉ đã thông báo; cụ thể là thể
hiện tấm lòng chung tay vì người nghèo tại ngày hội đại đoàn kết ở khu dân cư của
mình.
-
Công tác hỗ trợ cứu nạn trong bão lũ, thiên tai, tai nạn được thực hiện thực hiện
thường xuyên, kịp thời, nhiều hình thức phù hợp, thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu
sắc; nhất là nghĩa tình của cộng đồng trong cộng đồng. Ở đâu có nỗi khổ, có nước
mắt, ở đó liền có sự chia sẻ ấm tình người của mặt trận và đoàn thể. Bằng nguồn
quĩ cứu trợ sẵn sàng, Ủy
ban MTTQ Việt Nam
tỉnh đã kịp thời chuyển Ủy
ban Trung ương MTTQ Việt Nam 2 tỉ đồng để hỗ trợ khắc phục thiệt hại do sạt lở đất ở
Tây Bắc và bão lũ ở miền Trung. Hiện nay, bão lũ đang tiếp tục gây thiệt hại nặng
nề, nhiều người chết và bị thương ở một số tình miền Trung, Ủy ban MTTQ Việt
Nam
tỉnh Đồng Nai kêu gọi sự đóng góp của mọi người để tiếp tục hỗ trợ giúp đồng
bào miền Trung vượt qua khó khăn, khắc phục thiệt hại, ổn định cuộc sống.
- Công tác giám sát và phản biện xã hội theo Quyết định
217, 218 trong 9 tháng năm 2017 được Mặt trận các cấp phối hợp với các tổ chức
thành viên và các ngành có liên quan tổ chức giám sát được 116 cuộc và phản biện
được 07 dự thảo nghị quyết, từ đó đã có nhiều ý kiến góp ý, kiến nghị, đề xuất
mang lại hiệu quả cao.
Tuy nhiên, công tác Mặt trận vẫn còn nhiều hạn chế,
nhất là ở cơ sở, do nhiều nguyên nhân; trong đó có nguyên nhân khách quan do điều kiện, cơ chế, chính sách chưa đáp ứng
yêu cầu. Nguyên nhân này đang được khảo sát, đánh giá, từng bước khắc phục. Có
những hạn chế do nguyên nhân chủ quan
cần được khắc phục ngay đó là bệnh hình thức, tính chủ quan, sự thiếu chủ động
trong cán bộ làm công tác mặt trận. Giải pháp khắc phục những hạn chế này không
phải bằng nhiều tiền mà bằng tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện Nghị
quyết Trung ương 4 về phòng chống suy thoái và thực hành học tập làm theo tấm
gương đạo đức, phong cách Hồ chí Minh.
Để
tiếp tục phát huy những thành quả đạt được trong thời gian qua, khắc phục được
những tồn tại, hạn chế, trong thời gian tới, Mặt trận các cấp không ngừng phấn
đấu phát huy vai trò, vị trí của mình trong công tác tuyên truyền, vận động các
tầng lớp nhân dân chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp
luật của Nhà nước; làm tốt chức năng giám sát và phản biện xã hội; tạo dựng niềm
tin vững chắc cho nhân dân, qua đó tập hợp trí tuệ, phát huy mọi nguồn lực
trong các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng Đảng, Chính quyền ngày càng trong
sạch, vững mạnh. Đây là yếu tố quyết định cho tỉnh nhà ngày càng phát triển, giữ
vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Mặt
trận các cấp tiếp tục nâng cao chất lượng các cuộc vận động như: Cuộc vận động
“Toàn dân đoàn kết xây nông thôn mới, đô
thị văn minh”; vận động phát triển “Quỹ vì người nghèo” các cấp; cuộc vận động
“Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt
Nam”, triển khai phong trào “Đoàn kết, sáng tạo, thi đua nâng cao năng suất,
chất lượng, hiệu quả và hội nhập quốc tế” do Mặt trận Trung ương phát động.…làm
cho các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước lan tỏa sâu rộng, đem lại
lợi ích thiết thực cho các tầng lớp nhân dân, từ đó thu hút được mọi người, mọi
nhà tích cực hưởng ứng.
Năm
2018, Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã, phường, thị trấn sẽ tổ chức Đại hội. Ngay từ
bây giờ, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã cần rà soát lại các khâu
chuẩn bị, đặc biệt là công tác nhân sự cho Đại hội đúng tiêu chuẩn và quy trình.
Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp
ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp thống nhất hành động của các tổ chức thành
viên, các vị nhân sỹ, trí thức, chức sắc các tôn giáo, các vị già làng, trưởng
bản trong các dân tộc đã giúp Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh hoàn thành tốt nhiệm
vụ.
Kỷ niệm 87 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
(18/11/1930-18/11/2017)chúng ta khắc sâu lời dạy của Bác Hồ:“Chính sách Mặt trận là chính sách rất quan
trọng. Công tác Mặt trận là công tác rất quan trọng trong toàn bộcông tác cách
mạng”.
Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết
Thành công thành công đại thành công!
1. Tài liệu:
87 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG MTTQVN.docx
2. Video Phát biểu của ông Huỳnh Văn Tới - UVBTV, Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh: ( http://ubmttq.dongnai.gov.vn/Pages/thuvienvideo.aspx?VideoID=183&TopicID=0 )