Ở ấp 8 trước đây, bà con sống vô cùng khổ
cực, dân cư chủ yếu là người dân tộc thiểu số từ khắp các nơi về, sống chủ yếu
bằng sản xuất nông nghiệp, hộ nghèo chiếm đa số. Ấp lại nằm xa trung tâm, đường
sá đi lại khó khăn, bà con đi lại trong ấp chỉ bằng những con đường mòn hai bên
rạp cỏ.Cùng với những chính sách quan tâm của Đảng,
Nhà nước, năm 2008 được sự tin tưởng của bà con thôn ấp, bà đã tham gia làm Trưởng
ban Công tác Mặt trận. Đến nay cũng gần 10 năm.
Làm gì để thoát nghèo? Đó là câu hỏi được
bà quan tâm hàng đầu khi đảm nhiệm vai trò Trưởng ban Công tác Mặt trận. Do nhu
cầu vay vốn của bà con trong ấp nhiều, chị đã vận động bà con thành lập và duy
trì 26 tổ tiết kiệm, hùn vốn hỗ trợ sản xuất không tính lãi với tổng trị giá gần
1 tỷ đồng. Nguồn vốn đã góp phần hỗ trợ, tạo công ăn việc làm cho các lao động
nhàn rỗi tại địa phương, phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho bà con. Bên cạnh
đó, Bà vận động bà con đầu tư 35 chiếc máy cày, 8 chiếc máy gặt đập liên hợp,
10 chiếc máy kéo và 02 chiếc xe tải để cơ giới hóa nông nghiệp giảm sức người,
tăng hiệu quả sản xuất

Đường nội ấp và liên ấp 7 và 8 vốn là
con đường mòn hình thành từ ngày bà con đến đây làm ăn, sinh sống: nước ngập,
sình lầy, chỉ có thể đi bộ chứ không thể đi bằng xe máy, nhất là về mùa mưa. Với
vai trò là Trưởng Ban công tác Mặt trận ấp, bà đã đứng ra vận động bà con đóng
góp hơn 01 tỷ đồng (cùng với 9 tỷ đồng do Nhà nước đầu tư) xây dựng con đường rộng
5m, dài 3km, rải bê tông khang trang, sạch đẹp. Khỏi phải nói bà con trong ấp
vui mừng đến nhường nào. Con đường không chỉ làm thay đổi diện mạo thôn ấp mà
còn tạo điều kiện rất thuận lợi cho bà con đi lại, làm ăn.
Bà đã trực tiếp vận động và duy trì được
47 suất học bổng trị giá 40 triệu đồng hỗ trợ cho con em của các gia đình học
giỏi có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn ấp. Không những thế, chị còn đến tận
gia đình tìm hiểu hoàn cảnh, tìm cách hỗ trợ và động viên con em có biểu hiện
muốn nghỉ học tiếp tục đến trường. Vì vậy, tuy là ấp ở địa bàn vùng sâu, vùng
xa nhưng đã đảm bảo được tỷ lệ 100% trẻ em trong độ tuổi được đến trường.
Ấp đa số là người dân tộc vốn quen với lối
sống cũ, bà đã vận động bà con không chặt phá rừng lấy gỗ, làm nương, không xả
rác xuống sông, suối, bảo vệ môi trường sinh thái, tích cực trồng cây xanh,
phát quang bụi rậm, nạo vét kênh mương giữ gìn vệ sinh công cộng. Là ấp vùng
sâu, vùng xa của xã Thanh Sơn, nhưng trong những năm qua, ấp 8 luôn thực hiện tốt
chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình, tỷ lệ sinh con thứ ba trên địa bàn ấp
năm sau luôn thấp hơn năm trước, ấp nhiều năm không có các tệ nạn xã hội, hằng
năm đều có hơn 90% gia đình giữ vững danh hiệu giá đình văn hóa.
Trên địa bàn ấp hiện có 8 dân tộc thiểu
số cùng chung sống chiếm tỷ lệ 30 %, trong đó, chủ yếu là đồng bào dân tộc Tày,
Nùng với bản sắc văn hóa riêng là trang phục váy màu xanh đen, làn điệu hát
then, hát lượn đậm chất truyền thống với cây tính tẩu độc đáo du dương cùng lễ
hội Lồng Tồng được tổ chức vào mùa xuân. Bản thân là người dân tộc Tày, bà hiểu
hơn ai hết ý nghĩa của việc phát huy, bảo tồn, gìn giữ truyền thống văn hóa tốt
đẹp của dân tộc mình. Vì vậy, bà đã đứng ra thành lập và duy trì 01 đội văn nghệ
hát những làn điệu dân ca mang đâm giá trị văn hóa của dân tộc vào nhưng dịp lễ,
tế, sinh hoạt văn hóa cộng đồng; đã trực tiếp tham mưu để đưa lễ hội Lồng Tồng
lần đầu tiên được tổ chức tại địa bàn ấp với sự tham dự của đông đảo các cấp,
các ngành và bà con dân tộc Tày, Nùng sinh sống trên địa bàn ấp và các vùng lân
cận vào xuân Đinh Dậu 2017.
Bà Hoàng Thị Nông, Phó chủ tịch Ủy ban
MTTQ Việt Nam xã Thanh Sơn khi nhận xét: “Với sự năng nổ nhiệt tình, tâm huyết
của bà Hoàng Thị Huyên trong vai trò là Trưởng ban Công tác Mặt trận, đã giúp
cho nhiều hộ trên địa bàn ấp thoát nghèo và chị cũng đóng vai trò như là một sợi
dây kiến tạo nên sự đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ nhau của bà con trên ấp 8”.
Hy vọng với tình yêu, nhiệt huyết và sự
năng nổ nhiệt tình vốn có chị sẽ có nhiều đóng góp hơn nữa để cùng với các cáp,
các ngành đưa ấp 8 ngày càng “sáng” hơn trong bản đồ thi đua của xã nói riêng,
toàn tỉnh nói chung.
Tố
Nga