ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TỈNH ĐỒNG NAI
 
Chưa có thông tin
 

Nội dung bản tin

 
Kinh nghiệm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về công tác giám sát, phản biện xã hội theo Quyết định 217-QĐ/TW của Bộ Chính trị.
Đăng ngày: 15-12-2016 10:13
asp:Label ID="lblSummary" runat="server"
.

Ngay sau khi Bộ Chính trị ban hành Quy chế, Quyết  định, căn cứ các văn bản hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã tổ chức hội nghị tập huấn, triển khai thực hiện Quy chế, Quyết định tới hơn 1.000 cán bộ Mặt trận từ tỉnh đến cơ sở; hướng dẫn MTTQ các cấp trong tỉnh phối hợp với các tổ chức thành viên tổ chức nghiên cứu, phổ biến, quán triệt, triển khai nội dung Quy chế, Quyết định và các văn bản hướng dẫn thực hiện của Trung ương, của tỉnh đến cán bộ, hội viên, đoàn viên và các tầng lớp nhân dân. Xác định hoạt động giám sát, phản biện xã hội, là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của MTTQ các cấp, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh hướng dẫn MTTQ các cấp chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát hằng năm, trong đó lựa chọn những nội dung giám sát theo các lĩnh vực mà nhân dân và xã hội đang quan tâm, phù hợp với thực tiễn của địa phương; bên cạnh đó tiếp tục phối hợp triển khai có hiệu quả các hoạt động giám sát đang được thực hiện thường xuyên như: giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; giám sát việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, giám sát đầu tư của cộng đồng... Thực hiện Quyết định 217/QĐ-TW, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức trực tiếp giám sát 2 nội dung, đó là giám sát Tổng rà soát việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng; giám sát việc thực hiện một số chế độ, chính sách, chương trình, dự án liên quan đến công tác dân tộc. MTTQ đã đề nghị, kiến nghị cấp ủy, chính quyền các cấp nhiều nội dung thiết thực.

 Hoạt động giám sát về Tổng rà soát chính sách đối với người có công của MTTQ các cấp góp phần đánh giá đầy đủ, toàn diện việc thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người có công, đáp ứng nguyện vọng của người có công và toàn xã hội. Sau giám sát, MTTQ các cấp đã đề xuất 6 nội dung cần quan tâm với các cấp, các ngành liên quan, nhằm tiếp tục hoàn thiện chính sách, triển khai thực hiện những biện pháp khắc phục các thiếu sót, chậm trễ trong việc thực hiện đầy đủ chính sách đối với người có công trong thời gian tới. Qua giám sát việc thực hiện một số chế độ, chính sách, chương trình, dự án liên quan đến công tác dân tộc đã kiến nghị 12 nhóm giải pháp đẩy mạnh việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với đồng bào dân tộc trên địa bàn tỉnh. Ủy ban MTTQ Việt Nam các huyện, thị xã, thành phố đã tổ chức giám sát trên 15 nội dung như: giám sát việc thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, chương trình giảm nghèo; giám sát công tác bảo hiểm y tế; giám sát các khoản kinh phí huy động phụ huynh, học sinh để mua trang thiết bị, đồ dùng dạy học, sửa chữa trường, lớp; giám sát việc huy động các khoản đóng góp của nhân dân đối với xây dựng nông thôn mới...

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai thực hiện Quy chế, Quy định còn một số hạn chế như: việc tuyên truyền, vận động, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân có lúc, có nơi chưa kịp thời. Thực hiện nhiệm vụ giám sát của MTTQ cấp cơ sở còn chưa chủ động. Công tác phản biện chưa thực hiện rõ nét, chủ yếu thực hiện ở việc tham gia góp ý kiến vào dự thảo các văn bản của Trung ương, của tỉnh.

Qua thực hiện nhiệm vụ giám sát, phản biện xã hội có thể rút ra một số kinh nghiệm bước đầu;

Một là: MTTQ các cấp cần tích cực tham mưu, tranh thủ sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, đồng thời chủ trì phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị - xã hội và các cơ quan liên quan. Bên cạnh đó, MTTQ các cấp phải tự nâng cao năng lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; thường xuyên lắng nghe, tập hợp đầy đủ ý kiến của nhân dân.

Hai là: Trong xây dựng kế hoạch hàng năm, cần lựa chọn những nội dung giám sát theo các lĩnh vực mà nhân dân và xã hội đang quan tâm, phù hợp với thực tiễn của địa phương; phản biện tập trung vào những chủ trương, chính sách, pháp luật có liên quan đến quyền, lợi ích và nghĩa vụ chính đáng của các tầng lớp nhân dân; tổ chức bộ máy và cán bộ chủ chốt các cấp trong hệ thống chính trị; tham gia góp ý những chính sách cụ thể liên quan trực tiếp đến các tầng lớp nhân dân, các dân tộc, các tôn giáo…

Ba là: Phải xây dựng kế hoạch giám sát cụ thể, chi tiết, trong đó đặc biệt quan tâm đến việc xác định lựa chọn được cách thức phương pháp giám sát phù hợp. Trước khi giám sát cần khảo sát thực tế tại địa phương những nội dung mình giám sát đó là lắng nghe ý kiến của nhân dân là một việc thu được kết quả tốt vừa tranh thủ được ý kiến của cán bộ, đảng viên và nhân dân vừa là kênh thông tin phản ánh khách quan tình hình thực tế ở cơ sở.

Bốn là: Việc giám sát và phản biện cần được tiến hành công khai, tổ chức chu đáo với ý thức trách nhiệm đầy đủ của những tổ chức được giám sát và phản biện. MTTQ các cấp cần tập hợp lực lượng từ các tổ chức, cơ quan hữu quan, các thành viên Hội đồng tư vấn, chuyên gia có kinh nghiệm trên các lĩnh và tập hợp dư luận qua các kênh thông tin đại chúng, dư luận xã hội… một cách rộng rãi nhưng có chọn lọc để nội dung giám sát và phản biện có chất lượng và mang tính xây dựng.

Năm là: Quá trình tổ chức giám sát và phản biện xã hội phải làm đúng quy trình phù hợp với chức năng nhiệm vụ của Mặt trận, các đoàn thể đảm bảo tính đúng, tính nhân dân, tính trung thực, tính khách quan và khoa học.

Cuối cùng, là báo cáo kết quả giám sát, trong đó đánh giá đúng kết quả làm được, chỉ ra những hạn chế, yếu kém và đưa ra những kiến nghị yêu cầu đơn vị được giám sát rút kinh nghiệm, sửa chữa, bổ sung. Một trong những yêu cầu giám sát của MTTQ là phát hiện và nhân rộng những điển hình tiên tiến, những cách làm hay, sáng tạo trong phong trào quần chúng.

 

Pháp Luật

 

 

 ​


In nội dung
Các tin đã đăng ngày:
 
Về đầu