Tiếp xúc cử tri là hoạt động đặc trưng, được đại
biểu Quốc hội, đại biểu HĐND, Đoàn ĐBQH, Tổ đại biểu HĐND tiến hành thường
xuyên theo kế hoạch hàng năm của Đoàn ĐBQH và HĐND. Thực hiện tốt công tác này
góp phần quan trọng nâng cao vai trò, vị trí và hiệu quả hoạt động của Quốc hội,
HĐND, thực sự là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của
nhân dân.
Trong những năm qua, hoạt động tiếp xúc cử tri với
đại biểu dân cử trên địa bàn tỉnh được triển khai đúng quy định và đạt được những
kết quả quan trọng. Uỷ ban MTTQ đã phối hợp chặt chẽ với Đoàn ĐBQH, Thường trực
HĐND và chính quyền cùng cấp xây dựng kế hoạch tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ
họp, thực hiện tốt công tác tuyên truyền, tổng hợp ý kiến kiến nghị của cử tri
gửi các cơ quan chức năng giải quyết theo quy định của pháp luật. Thông qua tiếp
xúc cử tri, các đại biểu đã kịp thời thông tin, tuyên truyền đến cử tri những
chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước. Nhiều kiến nghị của cử tri đã
được tiếp thu, giải quyết, tạo cơ sở quan trọng để các cơ quan Nhà nước ban
hành các chính sách quan trọng, có tính khả thi, phù hợp với nguyện vọng của
nhân dân và tình hình thực tiễn của cơ sở.
Với chức năng, nhiệm vụ theo quy định, Ủy ban MTTQ
tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với Thường trực HĐND, UBND và các cơ quan hữu quan, từng
bước đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động TXCT của đại biểu Quốc
hội và đại biểu HĐND. Hàng năm, Ủy ban MTTQ tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh và Đoàn
ĐBQH thống nhất xây dựng kế hoạch TXCT và đưa vào chương trình công tác năm của
MTTQ; đồng thời, hướng dẫn Uỷ ban MTTQ các cấp phối hợp với Thường trực HĐND,
UBND cùng cấp, các cơ quan chức năng tổ chức thực hiện kế hoạch, chủ trì các hội
nghị tiếp xúc cử tri giữa đại biểu với cử tri ở địa phương.
Công tác tổ chức tiếp xúc cử tri được Thường trực
HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh phối hợp thực hiện khá nhịp nhàng. Ủy ban MTTQ các
cấp đã thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của mình, các Tổ đại biểu HĐND tỉnh đã
chủ động phối hợp chặt chẽ với UBND, Ủy ban MTTQ các huyện, thành, thị thực hiện
theo đúng kế hoạch của HĐND tỉnh. Sau mỗi đợt tiếp xúc cử tri, Ủy ban MTTQ các
cấp tập hợp, phân loại và xây dựng báo cáo tổng hợp, phản ánh những ý kiến, kiến
nghị của cử tri và nhân dân địa phương tại các kỳ họp HĐND, phiên họp của UBND,
đề xuất kiến nghị những vấn đề mà cử tri và nhân dân quan tâm, gửi đến Uỷ ban
Trung ương MTTQ Việt Nam, các cơ quan chức năng. Đồng thời, giám sát các ngành
chức năng trong việc tiếp thu, trả lời nghiêm túc các kiến nghị của cử tri qua
mỗi kỳ họp. Trong nhiệm kỳ qua Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp đã tổ chức cho đại biểu Hội đồng nhân dân và đại
biểu Quốc hội tiếp xúc trực tiếp với 275,233 cử tri, các cử tri đã đóng góp
20,102 ý kiến, kiến nghị, phản ánh nhiều vấn đề liên quan đến các chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước; tình hình đời sống của
nhân dân.
Tuy nhiên, công tác tiếp xúc cử tri trên địa bàn tỉnh
còn bộc lộ một số hạn chế: Số cuộc tiếp xúc cử tri chuyên đề còn ít, chủ yếu là
tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp Quốc hội, HĐND, hình thức tiếp xúc cử tri
chủ yếu là thông qua hội nghị; thời gian tổ chức một số cuộc tiếp xúc cử tri
còn ngắn; địa bàn tiếp xúc còn hẹp; số lượng cử tri tham gia mỗi cuộc tiếp xúc
chưa nhiều, phần đông cử tri là cán bộ khu dân cư, cán bộ đại diện ở cơ sở. Cử
tri là người lao động trực tiếp còn ít, nội dung tiếp xúc chưa phù hợp với tình
hình thực tiễn của địa phương, cơ sở. Các đại biểu dân cử báo cáo với cử tri
chưa có sự chưa phân tích, nhấn mạnh những nội dung cần xin ý kiến nhân dân (nhất
là các vấn đề cần ra nghị quyết). Cử tri chưa thảo luận về các nội dung của kỳ
họp, những vấn đề quan trọng của địa phương, đất nước, chủ yếu vẫn kiến nghị những
vấn đề của cá nhân mình. Có một số vấn đề bức xúc mà cử tri quan tâm chưa được
giải quyết thoả đáng tại hội nghị tiếp xúc cử tri. Việc ghi biên bản, tổng hợp,
phân loại các ý kiến, kiến nghị của cử tri tại các cuộc tiếp xúc còn nhiều hạn
chế, nhiều nội dung không rõ, có nội dung trùng lặp, trong cùng một mục có nhiều
nội dung của nhiều ngành, lĩnh vực phải xem xét trả lời do vậy rất gặp khó khăn
cho việc chỉ đạo kiểm tra, xem xét trả lời ý kiến cử tri. Công tác phối hợp giải
quyết, trả lời các ý kiến, kiến nghị của cử tri của các ngành, các cơ quan chưa
rõ ràng, chưa có thời hạn cụ thể giải quyết và trả lời cử tri. Chưa có cơ chế cụ
thể để MTTQ và nhân dân giám sát triệt để việc trả lời, giải quyết những kiến
nghị của cử tri; có nơi không khí trao đổi giữa cử tri với đại biểu HĐND chưa
thân mật, chưa thẳng thắn.

Đại biểu HĐND tỉnh đơn vị huyện Vĩnh Cửu tiếp
xúc cử tri xã Trị An
Nguyên nhân của những hạn chế trên là do công tác
thông tin, tuyên truyền chưa thực sự đóng vai trò quan trọng, chưa thể hiện tốt
vai trò là cầu nối giữa đại biểu dân cử với cử tri; công tác phân loại các ý kiến
kiến nghị của cử tri để gửi đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết chưa kịp
thời, có những ý kiến kiến nghị nhiều lần nhưng chưa được giải quyết.
Để tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu
quả hoạt động tiếp xúc cử tri cần thực hiện một số giải pháp sau:
Một là: Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối
với đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của cơ quan dân cử. Thực hiện tốt
công tác phối hợp giữa HĐND, UBND, Đoàn ĐBQH và Ủy ban MTTQ các cấp trong hoạt
động tiếp xúc cử tri. Mở rộng đối tượng, thành phần tham dự buổi tiếp xúc cử
tri theo hướng đa dạng. Cùng với cử tri đại diện cho cấp ủy, chính quyền, MTTQ,
các ngành, đoàn thể cấp tỉnh, cấp huyện và cơ sở, cần vận động nhiều cử tri là
người lao động ở các thành phần, các giới, các lứa tuổi cùng tham dự, vì chính
những cử tri này thường phát biểu thẳng thắn, trung thực những vấn đề bức xúc ở
địa phương, đơn vị mà không sợ ảnh hưởng đến danh vị, quyền lợi.
Thứ hai: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về nội
dung, địa điểm, thành phần tiếp xúc cử tri trên các phương tiện thông tin đại
chúng của địa phương để cử tri biết và sắp xếp công việc, chuẩn bị nội dung phản
ảnh, kiến nghị với đại biểu.
Ngoài việc tiếp xúc cử tri nơi mình ứng cử, các đại
biểu cần tiếp xúc cử tri ở các địa điểm, đối tượng khác nhau: Cơ quan hành
chính Nhà nước, lực lượng vũ trang, công nhân trong các doanh nghiệp, các đoàn
thể, nơi cư trú, nơi có nhiều khó khăn hoặc tiếp xúc cử tri theo các chuyên đề,
đại biểu có thể trực tiếp gặp gỡ cử tri để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cử
tri và những vấn đề mà đại biểu quan tâm;... như vậy, các ý kiến phản ảnh, đề
nghị, kiến nghị đến các đại biểu sẽ toàn diện, sâu sắc, cụ thể hơn, tạo sự gần
gũi, tôn trọng giữa cử tri với các đại biểu dân cử. Đồng thời, địa điểm tiếp
xúc phải được trang trí trang trọng, nghiêm túc, đảm bảo an toàn và trật tự.
Thứ ba: Nội dung tiếp xúc cử tri cử tri cần chuẩn
bị một cách chu đáo, thiết thực, hiệu quả nhất. Đại biểu báo cáo với cử tri ngắn gọn, súc tích, nhất
là những vấn đề mà dư luận đang quan tâm; dành thời gian cho cử tri trao đổi,
phản ảnh, đề xuất, kiến nghị. Chủ tọa hội nghị tiếp xúc cử tri cần định hướng, khuyến khích cử tri phát biểu ý
kiến nhưng phải ngắn gọn, cụ thể, không trùng lặp và phải tạo được không khí
dân chủ, cởi mở, tin tưởng của cử tri vào người đại diện cho mình.
Thứ tư: Tăng cường tổ chức tập huấn, bổ sung kiến
thức, nâng cao kỹ năng tiếp cận, xử lý thông tin, kỹ năng diễn đạt, tiếp thu và
trả lời ý kiến tại các cuộc tiếp
xúc cử tri của các đại biểu
dân cử. Đây là những việc làm thiết thực để các đại biểu làm tròn vai trò,
trách nhiệm của người đại biểu dân cử, đáp ứng sự tín nhiệm và kỳ vọng của nhân
dân.
Thứ năm: Cần xây dựng cơ chế để MTTQ, đại biểu và
nhân dân giám sát hiệu quả giải quyết kiến nghị của cử tri, trong đó, quy định
cụ thể về thời hạn giải quyết và trách nhiệm người đứng đầu các địa phương, đơn
vị về giải quyết các nội dung thuộc thẩm quyền đối với các vấn đề mà cử tri
quan tâm, kiến nghị.
Dân chủ