Công trình Đền thờ Liệt sĩ thị xã tọa lạc tại xã Suối Tre,
thị xã Long Khánh, dọc theo Quốc lộ 1A, toàn bộ công trình quay về hướng chính
Bắc, với diện tích hơn 30.000 m2, toàn bộ công trình quay về hướng
chính Bắc (nơi hầu hết các liệt sĩ sinh ra và trưởng thành ở đó) gồm các hạng mục:
Đền thờ chính: Nhà tiền tế; Nhà truyền thống; Nhà quản lý; Bia tưởng niệm; Cổng
tam quan; Miếu sơn thần, thổ thần; Tường rào; Hồ sen; thảm cỏ… với tổng mức vốn
đầu tư trên 58,8 tỷ đồng.

Cổng chính của công trình Đền thờ Liệt sĩ TX.Long Khánh.
Công trình được xây dựng theo kiến trúc truyền thống nguồn cội
của dân tộc. Với lối bố cục đối xứng theo trục chính, tâm, từ ngoài vào có cổng
Tam quan, qua cổng tam quan là hoàng đạo dẫn lên Đền thờ với cao độ tăng dần.
Bia tưởng niệm các Liệt sĩ được đặt nơi trung tâm của quần thể công trình, trên
nền cao 5 bậc với diện tích hình tròn 240 m2, quanh bia là các khối
đá chạm hình mây mở rộng như ôm lấy bia và cũng là điểm nhấn hình tượng biểu
trưng của “Cánh cửa thép” được mở toang, như nhắc lại trận đánh lịch sử 12 ngày
đêm chiến dịch Xuân Lộc giải phóng Long Khánh cách đây 40 năm. Quanh bia tưởng
niệm là sân Đền thờ với diện tích 2.700 m2. Từ sân lễ lên đền thờ 18
bậc cấp được chia làm hai cấp có sân bao quanh. Đền thờ chính là đỉnh cao nhất
trong quần thể công trình, hai bên trước Đền thờ chính có nhà Tả Vu, Hữu Vu (Tả
Thanh Long, Hữu Bạch Hổ) chầu hai bên đền, theo bố cục truyền thống Phương
Đông.

Bia
Tưởng niệm các anh hùng Liệt sĩ TX.Long Khánh
Công trình Đền thờ Liệt sĩ thị xã Long Khánh được mô phỏng
theo thiết kế kiểu Đền thờ Lạc Long Quân ở đất Tổ Hùng Vương – Phú Thọ, các hạng
mục công trình được chắc lọc thiết kế theo họa tiết, hoa văn trống đồng Đông
Sơn – đây là nền văn minh của làng quê đồng bằng Sông Hồng, là nền tảng cội nguồn
văn hóa tinh thần của dân tộc, theo kiểu kiến trúc Đền thờ của các tỉnh phía Bắc,
vì đại đa số các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh ở chiến trường Xuân Lộc – Long
Khánh, hầu hết là con em ở các tỉnh phía Bắc, để hương linh các anh hùng liệt
sĩ sẽ gần gũi, thân quen với nơi được thờ phụng trên mảnh đất kiên cường này.
Đền thờ chính được bố trí phía trước có tền tế, là nơi dừng
chân trước khi vào Đền; phía trước là tiền đường nơi trưng bày các hiện vật lưu
niệm, phía trong là thượng điện nơi đặt bàn thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh và vong
linh các anh hùng liệt sĩ. Vách tường bao quanh bàn thờ được làm bằng đá ru bi
đỏ, chạm tên 4.500 liệt sĩ. Phía trước Đền có hai hồ Sen lớn, diện tích hơn
4.600 m2 vừa tạo cảnh quan cho quần thể công trình, vừa đóng vai trò
tiêu thủy. Sau Đền thờ có đồi cỏ, cây kiểng và các cây cổ thụ bao quanh là những
loại cây quý có giá trị.
Trong quá trình thi công xây dựng Đền thờ Liệt sĩ thị xã Long
Khánh, UBND thị xã đã thường xuyên làm việc với đơn vị thi công và các đơn vị
liên quan nhằm đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thi công xây dựng theo đúng hợp đồng.
Nguồn vốn đầu tư cho công xây dựng Đền thờ Liệt sĩ thị xã Long Khánh, ngoài
ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng, còn có sụ đóng góp nhiệt thành với hành chục
tỷ đồng gồm tiền mặt và nhiều hiện vật có giá trị của các tổ chức, doanh nghiệp,
các nhân trong và ngoài tỉnh đã đồng lòng chung sức đóng góp ủng hộ.
Đền thờ Liệt sĩ thị xã Long Khánh là một trong những quần thể
văn hóa truyền thống của người dân Long Khánh vừa là công trình chào mừng Đại hội
Đảng các cấp, vừa góp phần tạo nên một hình ảnh đẹp cả về văn hóa tâm linh, lẫn
văn hóa vật thể, là nhịp cầu nối giữa quá khứ - hiện tại và tương lai, để nhắc
nhở, giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ hôm nay và con cháu mai sai.
Công trình Đền thờ Liệt sĩ thị xã Long Khánh vừa là nơi tôn nghiêm để ngưỡng vọng,
thờ cúng vong linh các Liệt sĩ, vừa là nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho
thế hệ trẻ, là nơi sinh hoạt văn hóa trong các ngày lễ kỷ niệm của đất nước.
Đến nay, qua thời gian đưa vào sử dụng công trình đã phát
huy được giá trị tinh thần to lớn, là điểm đến của nhân dân cả nước khi có dịp
đi ngang qua thị xã Long Khánh; là nơi để nhân dân, thân nhân các Anh hùng liệt
sĩ, tập thể cán bộ và các cơ quan đơn vị trong và ngoài tỉnh thăm viếng, dâng
hương để tưởng nhớ công ơn và sự hi sinh cao cả của các anh hùng liệt sĩ đã hi
sinh xương máu của mình giành lại độc lập cho dân tộc, cho đất nước thống nhất.
Giờ đây, quần thể văn hóa truyền thống của người dân Long Khánh đã có thêm Đền
thờ Liệt sĩ, đã tạo thành một hình ảnh đẹp cả về văn hóa tâm linh, lẫn văn hóa
vật thể, là nhịp cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, là nơi giáo dục truyền thống
thường xuyên nhất và sinh động nhất và sinh động nhất cho con cháu hôm nay và
mãi mài mai sau.
N.V. Dũng