GƯƠNG CÁN BỘ MẶT TRẬN TIÊU BIỂU
|
Đăng ngày: 23-06-2016 11:12
|
|
asp:Label ID="lblSummary" runat="server"
|
Hưởng ứng cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, cán bộ Mặt trận trên địa bàn huyện Vĩnh Cửu đã và đang ngày, đêm tận tụy, thầm lặng với công việc của mình. Tinh thần trách nhiệm và những tấm lòng vì dân ấy đã góp phần mang lại sự đổi thay tốt đẹp cho cuộc sống ở những khu dân cư. Các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động tất cả đều có sự đóng góp âm thầm và cần mẫn của các chú, các anh. Trong muôn vàn tấm gương sáng đó, có một người tôi muốn viết đã có vai trò quan trọng trong việc xây dựng khu dân cư nơi ông cư trú một cách bền vững. Ông tên là Nguyễn Văn Lợt, sinh năm 1937, hiện là Trưởng ban công tác Mặt trận ấp Tân Triều, xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu.
|
Sinh
ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống Cách mạng tại ấp Tân Triều,
một vùng đất được xem là “địa chỉ đỏ”
của Cách mạng, ông sớm thấm nhuần lòng yêu nước của cha, anh.Vào những ngày
tháng Tư rực lửa, cả nước đang sôi sục khí thế tiến công, cao trào của chiến
dịch giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Rạng sáng ngày 28-4-1975, ông và
một số người có giác ngộ Cách mạng đã lập được kì tích: Lá cờ nửa xanh nửa đỏ
của quân giải phóng miền Nam đầu tiên trong huyệntung bay giữa nóc công sở của
bọn Ngụy quyềntại xã TânTriều. Cơ sở vật chất, tài liệu của bọn Ngụy đã được
ông bảo vệ và bàn giao đầy đủ cho chính quyền Cách mạng. Khi chính quyền non
trẻ vừa mới thành lập, ông được giao trọng
trách Chủ tịch Ủy ban quân quản xã, tham gia ổn định tình hình an ninh
địa phương trong những ngày đầu đất nước còn nhiều ngổn ngang.
Đầu
năm 1976, khi bộ máy chính quyền tạm ổn, ông quay về với cuộc sống đời thường,
vui với ruộng đồng, vườn tược và gần gũi với bà con thôn xóm, nhưng ông không
ngơi nghỉ mà trở thành một mũi xung kích trong việc động viên bà con thực hiện
tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, chính quyền. Bằng tấm lòng nhân ái
cùng sự trăn trở trước những mảnh đời bất hạnh, nghiệt ngã, ông cũng đã tham
gia công tác xã hội với nhiệm vụ Chi hội trưởng Chi hội Chữ thập đỏ ở ấp. Ông
đến với những mảnh đời khốn khó bằng tấm lòng yêu thương và sự cần mẫn, góp
nhặt những thanh tre, tấm tôn cũ xin được các nơi để dựng nên mái nhà đủ che
tạm nắng mưa, tặng cho vợ chồng anh Nguyễn Văn Bụi, người cùng ấp, không có con
lại bị tật nguyền. Ngọn gió mùa đông có thể còn len qua kẽ vách,nhưng có lẽ vợ
chồng anh Bụi sẽ cảm thấy ấm lòng vì nghĩa tình “Tương thân, tương ái” đầy xúc động kia.(Thời điểm 1996, mô hình mái ấmtình thương; xóa nhà tạm, nhà dột nát;
nhà đại đoàn kết; xóa đói giảm nghèo... chưa được phát động mạnh mẽ).Thời
điểm ấy, có mấy ai dám nghĩ, dám làm nếu không có tấm lòng sẻ chia, thấm đẫm
tình người như ông! Tôi bỗng nhớ đến lời dạy khi Bác là Chủ tịch danh dự đầu
tiên của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam: “Phải
xuất phát từ lòng yêu thương nhân dân mà làm những việc có thể, nhằm làm giảm
bớt đau thương cho họ”. Lời di huấn ấy của Bác như ngọn đuốc sáng soi đường
cho cán bộ, Đảng viên ta ngày nay.
Năm
2004, ông được Hiệp thương cấp ấp đề cử chức Trưởng ban công tác Mặt trận ấp
Tân Triều. Hơn mười năm lặn lội với công tác, ông đã góp phần mang lại sức sống
mới cho quê hương nơi ông cư trú: Bà con không còn hộ nghèo hoặc nhà tạm bợ; có
27 căn nhà tình thương được xây dựng khá khang trang. Trong chương trình xây dựng
nông thôn mới, ông cùng các chi hội đã vận động nhân dân đóng góp được 1 tỷ 234
triệu đồng; hiến nhiều m2 đất để nâng cấp, mở rộng các tuyến đường,
tuyến hẻm, xây dựng nhà văn hóa ấp… Riêng gia đình ông đã tự bỏ ra hơn 100
triệu đồng để bê tông hóa tuyến hẻm vào nhà ông, tạo thuận lợi cho 7 hộ dân
trong xóm cùng đi. Có ông, 10 năm liền ấp Tân Triều giữ vững là ấp văn hóa, góp
phần đưa xã Tân Bình là xã đầu tiên của huyện đạt chuẩn xã nông thôn mới.
Nguyễn Văn Lợt
Ông
còn là một nông dân làm kinh tế giỏi. Với diện tích khoảng 0.7 ha bưởi, thu
nhập hàng năm của gia đình ông có trên 800 triệu đồng. Ở độ tuổi 78 ông vẫn còn
rất minh mẫn và hăng say trong công việc của mình. Có hơn 8 năm làm công tác
Mặt trận, tôi nghiệm ra rằng: Đây là “Mặt
trận của lòng dân”. Dân có tin tưởng, yêu quý thì dân mới nghe theo. Người
cán bộ Mặt trận phải đem lại sự tin yêu cho dân bằng những nghĩa cử xuất phát
từ tinh thần trách nhiệm và cái tâm biết chăm lo cuộc sống yên ổn cho dân. Phần
đông gắn bó và đạt hiệu quả cao trong công tác đậm chất quần chúng tại khu dân
cư là các chú, các bác đã có tuổi. Và trong những năm tháng còn lại của cuộc
đời, tấm lòng ông vẫn sáng lấp lánh, mỗi ngày ông vẫn thầm lặng đóng góp từng
chiến công nho nhỏ, mang lại những mối hòa hảo tốt đẹp cho cộng đồng. Cuộc sống
của chúng ta rất cần những con người như thế!
Huỳnh Văn Long
|
In nội dung
|
|