ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TỈNH ĐỒNG NAI
 
Chưa có thông tin
 

Nội dung bản tin

 
CÔNG TÁC THAM GIA XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN CỦA MTTQ TỈNH QUA NỬA NHIỆM KỲ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XI
Đăng ngày: 05-09-2023 11:35
asp:Label ID="lblSummary" runat="server"
Giám sát, phản biện xã hội; tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền là một nhiệm vụ cơ bản của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, có vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

 

Công tác giám sát, phản biện xã hội; tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội được khẳng định trong Hiến pháp 2013, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2015, đặc biệt được quy định cụ thể tại Quyết định số 217 QĐ/TW, Quyết định số 218 QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị (khóa XI) và Chỉ thị số 18 -CT/TW, ngày 26/10/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về phát huy vai trò, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

20220428_082039.jpg

Phó chủ tịch Uỷ ban MTTQ tỉnh bà Lưu Thị Hà chủ trì hội nghị phản biện xã hội

*Hoạt động giám sát, phản biện xã hội; góp ý xây dựng Đảng, chính quyền của Mặt trận các cấp thời gian qua đã từng bước đi vào nề nếp và đạt được nhiều kết quả tích cực. Căn cứ tình hình thực tiễn, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đã chủ động đề xuất nội dung giám sát, để cấp ủy cho ý kiến trước khi thực hiện. Các nội dung được giám sát, có liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân. Từ năm 2020 đến nay, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp đã tổ chức giám sát được 1.477 cuộc.

Hoạt động phản biện xã hội được các cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm, phối hợp, tạo điều kiện để MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện tốt vai trò phản biện xã hội, đạt được nhiều kết quả tích cực. Từ năm 2020 đến nay, Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam các cấp trên địa bàn tỉnh đã tổ chức phản biện được 369 dự thảo Nghị quyết của cấp uỷ đảng và Hội đồng nhân dân các cấp. Trong đó, Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức phản biện được 23 dự thảo Nghị quyết trình các kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh. Các ý kiến phản biện xã hội của Uỷ ban MTTQ Việt Nam các cấp đã cung cấp thêm nhiều thông tin quan trọng, cần thiết để Thường trực, các Ban Hội đồng nhân dân các cấp nghiên cứu, tham khảo trước khi trình kỳ họp HĐND thông qua dự thảo Nghị quyết nhằm đảm bảo cơ sở pháp lý, tính khả thi khi tổ chức triển khai thực hiện, phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của Nhân dân.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở vẫn chưa thực sự bài bản; còn nhiều đề xuất, kiến nghị của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội trong quá trình giám sát, phản biện xã hội và tham gia góp ý chưa được chính quyền các cấp quan tâm xem xét, giải quyết và phản hồi một cách thỏa đáng; việc tổ chức giám sát về tu dưỡng rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên của Mặt trận, các tổ chức chính trị - xã hội và người dân chưa thực sự rõ nét.

Để tiếp tục thực hiện tốt công tác giám sát, phản biện xã hội; góp ý xây dựng chính quyền trong thời gian tới Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội các cấp tiếp tục thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm như sau:

- Cấp ủy, chính quyền cần tiếp tục quan tâm, quán triệt, chỉ đạo MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội trong thực hiện công tác giám sát, phản biện xã hội. Cụ thể hóa trách nhiệm của chính quyền trong công tác phối hợp, tạo điều kiện và tiếp thu góp ý của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và Nhân dân tham gia giám sát, phản biện; góp ý xây dựng chính quyền.

- Tăng cường các hoạt động giám sát, phản biện việc thực hiện các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của Nhân dân theo Chỉ thị số 22-CT/TU ngày 12/01/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ; thực hiện tốt nhiệm vụ giám sát, vận động Nhân dân tham gia giám sát việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên theo Quy định số 12-QĐ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ.

- Nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, hướng mạnh hoạt động về cơ sở. Nắm sát tình hình Nhân dân, kịp thời phản ánh với cấp uỷ, chính quyền xem xét, giải quyết những vấn đề Nhân dân quan tâm, bức xúc…

* Về công tác Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp. Theo quy định của pháp Luật, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được giao là chủ thể trong công tác hiệp thương, lựa chọn, giới thiệu những người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, đồng thời tham gia giám sát quá trình bầu cử... Thực hiện trách nhiệm của mình, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Việt Nam tỉnh và các cấp đã tổ chức thành công ba vòng hiệp thương ở mỗi cấp để giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các cấp đã lập danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV đại biểu do địa phương giới thiệu là 14 người và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh là 135 người; cấp huyện là 634 người; cấp xã là 7.419 người.

Công tác bầu cử đảm bảo kế hoạch đề ra như: thành phần, cơ cấu đại biểu phù hợp với dự kiến; tỷ lệ đại biểu là phụ nữ, người dân tộc thiểu số, trẻ tuổi, trình độ trên đại học cao hơn so với nhiệm kỳ trước, phản ánh được tính đại diện rộng rãi cho các tầng lớp Nhân dân. Kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã bầu được 12 đại biểu Quốc hội, 81 đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, 387 đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện và 4.445 đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã.

*MTTQ Việt Nam các cấp là cơ quan được giao nhiệm vụ thực hiện chủ trì các hội nghị tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh. Việc chủ trì tiếp xúc cử tri của Uỷ ban MTTQ Việt Nam các cấp được thực hiện theo Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2015.

Trong những năm qua, hoạt động tiếp xúc cử tri với đại biểu dân cử trên địa bàn tỉnh được thực hiện đúng quy định và đạt được những kết quả quan trọng. Uỷ ban MTTQ các cấp trong tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với Đoàn ĐBQH tỉnh, Thường trực HĐND, Ủy ban nhân dân cùng cấp xây dựng kế hoạch tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp, thực hiện công tác tuyên truyền, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi các cơ quan chức năng giải quyết theo quy định. Thông qua TXCT, các đại biểu đã kịp thời thông tin, tuyên truyền đến cử tri và Nhân dân những chủ trương, chính sách của Đảng, các văn bản Luật, Nghị quyết của Quốc hội và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp đến với cử tri và Nhân dân.

Với chức năng, nhiệm vụ theo quy định, Ủy ban MTTQ tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với Thường trực HĐND, UBND tỉnh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh từng bước đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động TXCT của đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp. Ủy ban MTTQ các cấp đã thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của mình là ngay đầu nhiệm kỳ Quốc hội, Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã chủ động phối hợp với Đoàn đại biểu Quốc hội xây dựng Quy chế phối hợp về nội quy tiếp xúc cử tri giữa Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh với Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh theo Nghị quyết liên tịch 525/2012/NQLT/UBTVQH13-ĐCTUBTWMTTQVN của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đồng thời phối hợp giám sát các ngành chức năng trong việc tiếp thu, trả lời, giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri qua mỗi kỳ tiếp xúc.

Bên cạnh những kết quả đạt được hoạt động TXCT còn một số khó khăn, hạn chế như: Một số địa phương, sự phối hợp giữa MTTQ Việt Nam với đoàn đại biểu Quốc hội, Thường trực HĐND, UBND và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc tổ chức cho đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND cấp tỉnh tiếp xúc với cử tri có lúc, có nơi chưa chặt chẽ; tại các hội nghị TXCT, cử tri ít phản ánh, kiến nghị, góp ý những vấn đề chung về phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng của địa phương, đất nước cũng như việc tham gia xây dựng chính sách pháp luật mà chủ yếu phản ánh, kiến nghị những vấn đề của cá nhân, mang tính chất khiếu nại, tố cáo; sự phối hợp giữa MTTQ với chính quyền địa phương và lực lượng an ninh ở cơ sở chưa đảm bảo theo mục đích, yêu cầu của hội nghị tiếp xúc cử tri; cán bộ chủ trì điều hành hội nghị tiếp xúc cử tri có nơi còn thiếu kinh nghiệm, chưa nắm bắt được đầy đủ thông tin về những vấn đề mà cử tri ở địa phương đang quan tâm; nhận thức của một số cử tri, Nhân dân về pháp luật chưa cao, thậm chí có những cử tri có hành vi gây mất an ninh trật tự và phát biểu có lời lẽ xúc phạm đến đại biểu, cán bộ, đảng viên…số lượng cử tri tham dự các hội nghị còn ít, chủ yếu là cán bộ, công chức, viên chức; vẫn còn tình trạng cử tri “chuyên nghiệp”, cử tri “đại diện”. Công tác phối hợp giải quyết, trả lời các ý kiến, kiến nghị của cử tri của chính quyền các cấp và các sở, ngành, phòng ban một số địa phương còn chung chung, chưa được kịp thời.

Nguyên nhân của những hạn chế trên là do công tác thông tin, tuyên truyền để cư tri biết đến tham dự các hội nghị chưa được rộng rãi; bên cạnh đó vẫn còn một số đại biểu chưa thể hiện tốt vai trò là cầu nối giữa đại biểu dân cử với cử tri; công tác phân loại các ý kiến kiến nghị của cử tri để gửi đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết còn chung chung, chưa kịp thời; có những ý kiến, kiến nghị nhiều lần nhưng chậm được xem xét giải quyết; việc giám sát ý kiến, kiến nghị, phản ánh của cử tri còn hạn chế, chủ yếu là tổng hợp gửi cho Đoàn đại biểu Quốc hội và Thường trực HĐND, Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam các cấp chuyển đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Từ những hạn chế trong hoạt động tiếp xúc cử tri, Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tiếp xúc cử tri trong thời gian tới như sau:

Một là, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng cho cán bộ Mặt trận tham gia công công tác chủ trì, điều hành các hội nghị xúc cử tri; kỹ năng ghi chép, tổng hợp, phân loại ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân. Phân công cán bộ Mặt trận chủ trì hội nghị tiếp xúc cử tri có định hướng để cử tri phát biểu ý kiến, kiến nghị đúng trọng tâm, trọng điểm đảm bảo mục đích, yêu cầu của công tác tổ chức tiếp xúc cử tri đối với đại biểu từng cấp.

 Hai là, tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng đối với việc đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của cơ quan dân cử, đại biểu dân cử. Thực hiện tốt công tác phối hợp giữa Đoàn ĐBQH tỉnh, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ các cấp trong hoạt động tiếp xúc cử tri.

Ba là, tăng cường công tác phối hợp giám sát việc tiếp thu, giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân kịp thời. MTTQ Việt Nam các cấp chủ động phối hợp với Quốc hội, HĐND các cấp theo dõi, đôn đốc, giám sát việc giải quyết của các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ở Trung ương và địa phương đối với kiến nghị cử tri, đảm bảo tất cả các phản ánh, ý kiến, kiến nghị của cử tri đều được tiếp nhận, xem xét, giải quyết và trả lời theo quy định.

Bốn là, Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam các cấp phối hợp với HĐND, UBND cùng cấp và các cơ quan báo, đài thông báo rộng rãi đến cử tri và Nhân dân về các đợt tiếp xúc cử tri đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp trên địa bàn tỉnh để đông đảo cử tri và Nhân dân được biết đến tham dự.


(Xuân Tuấn)

 

 

 

In nội dung
Các tin đã đăng ngày:
 
Về đầu