ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TỈNH ĐỒNG NAI
 
Chưa có thông tin
 

Nội dung bản tin

 
Đoàn kết toàn dân tộc nhìn từ những ngày hội ấp, khu phố
Đăng ngày: 24-11-2022 11:07
asp:Label ID="lblSummary" runat="server"
Đoàn kết là truyền thống quý báu hàng năm của dân tộc. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng tổng kết: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết/Thành công, thành công, đại thành công”. Truyền thống ấy ngày nay càng được nhân lên, phát huy cao độ và gắn kết cả hệ thống chính trị và toàn dân chung tay, vượt khó tiếp tục xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Trên địa bàn tỉnh, chỉ tính trong 10 tháng đầu năm 2022, từ đoàn kết cả hệ thống chính trị và toàn dân, tốc độ tăng trưởng của tỉnh có nhiều khởi sắc và đánh dấu sự phát triển trở lại sau đại dịch Covid-19. Cũng từ đoàn kết, tỉnh đã đạt nhiều thành tựu trong các lĩnh vực phát triển kinh tế, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới…

 
Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Vũ Đình Trung tặng quà cho người dân tiêu biểu xã Nam Cát Tiên

Đoàn kết để phát triển
 
Ủy viên Ban TVTU, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đồng Nai Cao Văn Quang cho biết, tính từ đầu năm đến nay, tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh khá ổn định; đời sống người dân được nâng lên; giảm mạnh hộ nghèo theo tiêu chí đa chiều và chuẩn của tỉnh.
 
“Đồng Nai tiếp tục đạt nhiều thành tựu trong chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Là một trong hai tỉnh đầu tiên cả nước hoàn thành mục tiêu nông thôn mới vào cuối năm 2019. Nhiệm kỳ này, cả hệ thống chính trị và toàn dân tiếp tục đoàn kết, khơi dậy sức mạnh toàn dân, tạo động lực xây dựng nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu”, Chủ tịch MTTQ Việt Nam tỉnh Cao Văn Quang nhấn mạnh.
 
Theo đồng chí Cao Văn Quang, đến nay toàn tỉnh đã có 77/120 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; trong đó có 10 xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu và 14 khu, ấp văn hóa nông thôn mới kiểu mẫu. Chương trình nông thôn mới tiếp tục đi vào chiều sâu, nâng chất lượng sống mọi mặt của người dân nông thôn. Từ đó, biến nhiều vùng nông thôn khó khăn trước đây trở thành những “miền quê đáng sống”.
 
Bà Trần Thị Kim Oanh, Trưởng ban công tác mặt trận ấp 2, xã Núi Tượng, H.Tân Phú cho hay, ấp có tổng số 400 hộ với hơn 1,8 ngàn nhân khẩu sống ở 10 tổ dân cư, trong đó có 35 hộ đồng bào dân tộc. Những năm trước số hộ nghèo A còn khá nhiều nhưng hiện theo tiêu chí đa chiều chỉ còn 8 hộ. Chi bộ ban ấp và Ban công tác mặt trận đang nỗ lực để xóa hộ ng​​​​hèo trong thời gian tới.
 
“Điểm nổi bật nhất trong ấp là nhiều hộ dân đã vận dụng được tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất. Trong đó có nhiều hộ khá có thu nhập hàng trăm triệu đồng; trên 99,5% hộ dân đạt gia đình văn hóa, nhiều hộ duy trì nhiều năm; thu nhập bình quân đầu người của dân hiện đạt 68 triệu đồng (tăng hơn 35% so năm 2020; trong kết quả này có sự đoàn kết cả hệ thống chính trị và đoàn kết quân dân”, bà Kim Oanh nói.
 
Tại ấp 5, xã Phú Tân, H.Tân Phú cấp ủy, chính quyền và đại biểu đều say trong tiếng nhạc, điệu múa xòe của người dân tộc Hoa, Tày, Nùng. Phó Chủ tịch UBND H.Định Quán Nguyễn Thị Diễm Châu cho biết, năm nào xã cũng đón nhận sự quan tâm của lực lượng vũ trang; các đơn vị quân đội và Ban Chỉ huy quân sự (CHQS) huyện hỗ trợ làm dân vận, tặng quà nên Phú Tân đã hoàn thành mục tiêu nông thôn mới hiện đang nỗ lực về đích nông thôn mới nâng cao…
 
Thượng tá Nguyễn Tống Quế, Chính trị viên, Ban CHQS H.Định Quán, xã Phú Tân là một trong các xã đầu tiên Ban CHQS huyện triển khai xây dựng bếp cơm dân quân cho lực lượng thường trực từ đầu năm 2021. Song bếp trở thành địa chỉ tin cậy hỗ trợ người dân, nhất là ấp 5 trong đợt phòng, chống dịch Covid-19 gần cuối năm 2021…
 
 
Các tiết mục văn nghệ của người dân trong Ngày hội đại đoàn kết ở Tân Phú

*Tiếp tục khơi dậy truyền thống đoàn kết
 
Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cao Văn Quang cho rằng, một trong những bài học kinh nghiệm quý báu để cấp ủy, chính quyền và hệ thống chính trị các cấp thành công là nhờ xây dựng và phát huy được sức mạnh đại đoàn kết toàn dân.
 
“Với truyền thống đoàn kết hàng ngàn năm của dân tộc, đặc biệt là triết lý: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết/Thành công, thành công, đại thành công mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát đã và đang được các cấp, các ngành trong tỉnh khơi dậy, phát huy và có hiệu quả. Rõ nhất trong các ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc trên địa bàn”, đồng chí Cao Văn Quang nhấn mạnh.
 
Cũng theo đồng chí Cao Văn Quang, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong tỉnh được bắt nguồn từ thực tế: đoàn kết trong phát triển kinh tế, xã hội; thực hiện các vấn đề an sinh; đoàn kết đồng lòng trong các nhiệm vụ chung của tỉnh. Đặc biệt truyền thống đoàn kết rõ nhất trong thời gian dịch Covid-19 bùng phát… đã góp phần xây dựng tỉnh Đồng Nai hoàn thành các mục tiêu nông thôn mới và hiện có 77/120 xã nông thôn mới nâng cao, trong đó có 10 xã nông thôn mới kiểu mẫu.
 
Cùng đó, các chương trình đoàn kết cộng đồng, các dân tộc, tôn giáo; đoàn kết quân dân; đoàn kết cộng đồng doanh nghiệp…tất cả tạo sức mạnh đoàn kết, hoàn thành tốt các
Nguồn báo Đông·mục tiêu phát triển trên địa bàn.​
Nguồn báo Đồng Nai 


In nội dung
Các tin đã đăng ngày:
 
Về đầu