ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TỈNH ĐỒNG NAI
 
Chưa có thông tin
 

Nội dung bản tin

 
Nâng cao chất lượng hiệp thương đóng góp vào sự thành công của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
Đăng ngày: 05-07-2021 02:35
asp:Label ID="lblSummary" runat="server"
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã thành công rất tốt đẹp. Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp đã được diễn ra trong điều kiện hết sức đặc biệt, chưa có tiền lệ. Trong bối cảnh đợt dịch Covid-19 lần thứ tư bùng phát trở lại và diễn biến rất phức tạp, đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác bầu cử.
 

Tuy nhiên dưới sự lãnh đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đã triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp cấp bách, kịp thời kích hoạt, vận hành cơ chế phòng, chống dịch Covid-19 ở mức cao nhất để bảo vệ sức khỏe Nhân dân, đảm bảo thực hiện mục tiêu kép và sự thành công của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026”. Trong thành công đó, có sự đồng thuận của nhân dân và sự đóng góp quan trọng của Ủy ban MTTQ các cấp trên địa bàn tỉnh.

20210416_105105.jpg
Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Cao Văn Quang phát biểu khai mạc hội nghị

Theo luật định, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp có nhiệm vụ hết sức quan trọng đó là chủ động thực hiện các bước hiệp thương lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND theo đúng quy định của pháp luật và các văn bản hướng dẫn về bầu cử có liên quan. Đây là khâu quan trọng để lập danh sách những người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND vừa đảm bảo cả số lượng, chất lượng, cơ cấu, thành phần đại diện cho trí tuệ của khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam.

Để thực hiện được mục tiêu trên Ủy ban MTTQ các cấp trên địa bàn tỉnh đã bám sát vào các Chỉ thị, Nghị quyết và các văn bản hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh. Chủ động tích cực phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Bầu cử, Thường trực HĐND các cấp và các cơ quan liên quan thực hiện tốt vai trò, chức năng và nhiệm vụ của MTTQ trong công tác bầu cử, đặc biệt là hiệp thương dân chủ, khách quan để lựa chọn, lập danh sách chính thức những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Việc tổ chức các hội nghị hiệp thương trên địa bàn đều diễn ra với tinh thần dân chủ, đúng luật, thể hiện sự đồng bộ, thống nhất cao trong hệ thống MTTQ các cấp. Việc giới thiệu nhân sự tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp đã được chuẩn bị kỹ lưỡng đảm bảo các tiêu chuẩn và cơ cấu thành phần theo đúng quy đinh và phân bổ. Công tác lấy ý kiến của cử tri nơi công tác và nơi cư trú được triển khai đồng bộ đảm bảo đủ số lượng cử tri tham dự theo quy định. Công tác tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri với những người ứng cử để thực hiện vận động bầu cử được tiến hành khẩn trương, linh hoạt, sáng tạo, công khai, dân chủ, có sự điều tiết hài hòa phù hợp với từng địa phương đi đôi với đảm bảo yêu cầu của phòng chống dịch nhưng vẫn đảm bảo đúng theo quy định.

Với quan điểm không vì cơ cấu, thành phần mà bỏ qua chất lượng đại biểu, MTTQ các cấp trên địa bàn tỉnh đã triển khai, thực hiện quy trình các bước chặt chẽ, khách quan, minh bạch, để lựa chọn được người tiêu biểu về phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Qua ba lần hiệp thương, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh đã lập danh sách chính thức những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026, gồm 14 người và 6 đại biểu do Trung ương giới thiệu; MTTQ các cấp đã hiệp thương, lập danh sách 8.245 người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2021-2026. Những người được lựa chọn ứng cử là người có đủ trình độ chuyên môn, năng lực, sức khỏe, uy tín để đảm nhiệm vai trò của người đại biểu dân cử; những người được giới thiệu tham gia ứng cử trong nhiệm kỳ này đều có trình độ cao: số người ứng cử đại biểu Quốc hội có trình độ đại học và trên đại học là 100%; số người ứng cử đại biểu HĐND tỉnh có trình độ đại học và trên đại học là 99.2%; số người ứng cử đại biểu HĐND cấp huyện có trình độ đại học và trên đại học là 92.55%; số người ứng cử đại biểu HĐND cấp xã có trình độ đại học và trên đại học là 55.44%.

Ngoài ra, công tác giới thiệu những người tham gia ứng cử còn đảm bảo các cơ cấu kết hợp. Trong số 20 người ứng cử địa biểu Quốc hội: Đại biểu nữ: 09 người (45 %); đại biểu dân tộc thiểu số: 01 người (5 %); đại biểu trẻ tuổi (dưới 40 tuổi): 04 người (20 %); đại biểu tái cử 03 người (15%). Trong số 8.245 người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu HĐND các cấp: Đại biểu là nữ: 3.269 người (39,6%); đại biểu người dân tộc thiểu số: 377 người (4,5%); đại biểu trẻ tuổi: 1.769 người (21.4%); đại biểu ngoài Đảng: 1.607 người (19,49%); đại biểu tái cử: 2.662 người (32,2%).

Nhìn chung, quy trình hiệp thương của Ủy ban MTTQ các cấp đều bảo đảm đúng quy định về cơ cấu, thành phần, số lượng và tỷ lệ cơ cấu kết hợp, bảo đảm dân chủ, công khai, đúng, đủ nội dung, trình tự, thủ tục, thời gian theo quy định. Tiến độ thực hiện các Hội nghị hiệp thương đều được tổ chức sớm hơn so với thời gian luật định để có khoảng thời gian dự phòng, kịp thời xử lý những tình huống phát sinh trong triển khai thực hiện. Tỷ lệ nữ, đại biểu dân tộc, người ngoài Đảng và trẻ tuổi đều cao. Những người được giới thiệu ứng cử đều được cử tri tín nhiệm cao, cơ bản không có ý kiến cử tri nêu cần xác minh; đại đa số người ứng cử có trình độ chuyên môn, lý luận, ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu.

Để tổ chức có chất lượng, đúng ý Đảng, lòng dân trong việc tổ chức hiệp thương. MTTQ các cấp cần quan tâm đó là: Phải xác định cả ba lần hiệp thương đều có vị trí vai trò quan trọng như nhau để từ đó tổ chức xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình, kịch bản tổ chức thực hiện đảm bảo chặt chẽ, đồng bộ, đúng quy trình, quy định, đúng tiến độ về thời gian. Đảm bảo sự lãnh đạo chặt chẽ, trực tiếp thường xuyên của cấp ủy và sự phối hợp của chính quyền và các tổ chức thành viên của MTTQ. Sau khi đã xác định chuẩn về cơ cấu thành phần số lượng đại biểu thì phải cân nhắc tính toán để xác định số dư so với số đại biểu được bầu một cách hợp lý, chuẩn xác, không quá cao và không thấp quá. Thực tế số dư tối thiểu hợp lý nhất là từ 1,8 trở lên. Sau khi đã lập được danh sách sơ bộ (sau hiệp thương lần hai). Cần phải phát huy được vai trò trách nhiệm của cử tri và của các tổ chức thành viên, đặc biệt là sự phối hợp của MTTQ với chính quyền các cấp trong việc tổ chức các hội nghị lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi cư trú. Đây là bước vừa đảm bảo dân chủ, cử tri được giới thiệu, được nhận xét được bày tỏ tín nhiệm… Đây là căn cứ quan trọng để cấp ủy, Ủy ban MTTQ các cấp xem xét quyết định ở hội nghị hiệp thương lần ba. MTTQ và UBND cùng cấp phải đồng chủ trì hội nghị này. Hội nghị hiệp thương lần thứ ba khẳng định trí tuệ, bản lĩnh, trách nhiệm của MTTQ trong việc xem xét quyết định lập danh sách chính thức những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp, thể hiện được ý Đảng, lòng dân lựa chọn được các ứng cử viên thực sự tiêu biểu đảm bảo chất lượng, số lương, cơ cấu, thành phần theo đúng quy định.

Có thể khẳng định rằng, những kết quả đạt được của Ủy ban MTTQ các cấp và Ban công tác Mặt trận khu dân cư trong công tác bầu cử thời gian qua đã được cấp ủy, chính quyền ghi nhận và đánh giá cao, góp phần bảo đảm cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp được tiến hành dân chủ, đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm, thực sự là ngày hội của toàn dân.

 

(Xuân Tuấn)


In nội dung
Các tin đã đăng ngày:
 
Về đầu