ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TỈNH ĐỒNG NAI
 
Chưa có thông tin
 

Nội dung bản tin

 
Những vấn đề đặt ra và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giám sát và phản biện xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết về nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh
Đăng ngày: 12-08-2020 09:19
asp:Label ID="lblSummary" runat="server"
Vấn đề đặt ra hiện nay là làm sao nâng cao hơn chất lượng công tác giám sát, đặc biệt là phản biện xã hội
 

Công tác giám sát và phản biện xã hội; tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của hệ thống Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp nhằm xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh. Nhiệm vụ này được khẳng định trong Hiến pháp, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2015, đặc biệt được quy định cụ thể tại Quyết định số 217 và 218-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị (khóa XI). Hơn 6 năm qua, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh đã tích cực triển khai thực hiện Quyết định số 217 và số 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị về giám sát và phản biện xã hội; góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và đạt được nhiều kết quả.

Công tác giám sát có nhiều tiến bộ, hình thức giám sát đa dạng hơn, nội dung giám sát trên nhiều lĩnh vực, cách thức tổ chức có nhiều sáng tạo, đưa ra nhiều kiến nghị thiết thực. Các lĩnh vực, nội dung giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong thời gian qua xuất phát và tập trung vào việc giải quyết những bức xúc, đòi hỏi của đông đảo nhân dân, trên cơ sở xây dựng kế hoạch thực hiện một cách khoa học, sát với yêu cầu và điều kiện thực tế, bảo đảm tính khả thi. Sau hơn 6 năm tổ chức triển khai thực hiện, Ủy ban MTTQ tỉnh tổ chức giám sát 26 cuộc với 9 nội dung là việc thực hiện một số chế độ, chính sách, chương trình, dự án liên quan đến công tác dân tộc; công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021; thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong lĩnh vực Thuế và Hải quan; giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm; Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội; thực hiện công khai, minh bạch và trách nhiệm người đứng đầu cấp huyện, cấp xã trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng tại một số dự án kinh tế, xã hội; việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các cơ quan trên địa bàn tỉnh; việc thực hiện xây dựng và bố trí tái định cư. Ủy ban MTTQ các huyện, thành phố tổ chức giám sát 79 nội dung tại 159 đơn vị. Trong đó có nhiều nội dung quan trọng như giám sát tình hình thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông; việc thực hiện xây dựng nông thôn mới; việc thực hiện chính sách giảm nghèo; về thu hồi, bồi thường, giải tỏa tái định cư…

Hoạt động phản biện xã hội từng bước được triển khai thực hiện, tuy nhiên mới chỉ tổ chức phản biện xã hội ở cấp tỉnh được 11 dự thảo nghị quyết của HĐND tỉnh và cấp huyện 59 dự thảo Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện và HĐND huyện, thành phố liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của nhân dân. Dự thảo Nghị quyết về việc quy định chế độ chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách cấp xã, ấp (khu phố); dự thảo Nghị quyết quy định chế độ phụ cấp đối với Trưởng các đoàn thể ở ấp (khu phố) và hỗ trợ kinh phí hoạt động cho Tổ nhân dân, Tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; dự thảo Nghị quyết quy định mức hỗ trợ đối với các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2018 - 2020 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và dự thảo Nghị quyết về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều tỉnh Đồng Nai, giai đoạn 2018 – 2020; dự thảo Nghị quyết Đề án hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020-2025; Điều chỉnh Nghị quyết số 77/2017/NQ-HĐND ngày 7-7-2017 về quy định số lượng, chức danh, chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách cấp xã, ấp trên địa bàn tỉnh; Quy định hỗ trợ một phần kinh phí khám, chữa bệnh cho người nghèo, người mắc bệnh hiểm nghèo có hoàn cảnh khó khăn, người nhiễm HIV trên địa bàn tỉnh. Nhìn chung, nhiều ý kiến phản biện xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, đặc biệt là cấp tỉnh đã được các cơ quan soạn thảo tiếp thu, đánh giá cao, đã và đang trở thành một kênh thông tin quan trọng, cần thiết giúp Cấp ủy, Chính quyền khi xem xét, quyết định các vấn đề trong công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành của địa phương.

Đến thời điểm này, có thể nhận thấy hoạt động giám sát, phản biện xã hội; tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền của MTTQ các cấp đã trở thành một hoạt động thường xuyên, trọng tâm và có tác động thực tế, mang tính đột phá để thực hiện nhiệm vụ tham gia xây dựng Đảng, chính quyền. Nhiều kiến nghị sau giám sát và phản biện xã hội đã được các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm nghiêm túc tiếp thu và thực hiện.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác giám sát và phản biện xã hội còn những hạn chế, như: nhiều nơi còn lúng túng trong lựa chọn nội dung giám sát và phản biện xã hội; chưa đưa ra được tiêu chí để lựa chọn nội dung giám sát và phản biện xã hội phù hợp; kết quả giám sát và phản biện xã hội chưa đều; phản biện còn ít; một số nơi thụ động chưa rõ vai trò của chủ thể giám sát, phản biện xã hội; còn biểu hiện nể nang, né tránh, ngại va chạm, chưa dám nêu chính kiến của mình; kỹ năng năng lực trình độ cán bộ còn hạn chế; việc theo dõi thực hiện sau giám sát và phản biện xã hội nhiều nơi làm chưa tốt.

Những vấn đề đặt ra

Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ XII khẳng định: “Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân để tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện tốt dân chủ, giám sát, phản biện xã hội, tăng cường đồng thuận xã hội, tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc”. Qua thực hiện nhiệm vụ giám sát, phản biện xã hội, vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc được nâng lên. Vấn đề đặt ra hiện nay là làm sao nâng cao hơn chất lượng công tác giám sát, đặc biệt là phản biện xã hội; phát huy vai trò chủ động của chủ thể giám sát, phản biện; tranh thủ sự lãnh đạo của cấp ủy, sự đồng tình, ủng hộ, tạo điều kiện của chính quyền, đối tượng được giám sát; sự đồng hỗ trợ, giúp đỡ của nhân dân. Điều đó đòi hỏi phải thực hiện tốt một số nội dung:

Một là, tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền các quy định của Đảng và Nhà nước về giám sát, phản biện xã hội; kết quả, kinh nghiệm, cách làm thiết thực trong tổ chức thực hiện nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và nhân dân về công tác giám sát và phản biện xã hội.

Hai là, tập trung hướng dẫn quy trình, kinh phí bảo đảm thực hiện nhiệm vụ giám sát, phản biện xã hội; chú trọng công tác bồi dưỡng, tập huấn chuyên sâu cho cán bộ Mặt trận, đoàn thể về công tác giám sát và phản biện xã hội; giám sát của Ban Thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng.

Ba là, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp cần phát huy những kinh nghiệm, cách làm sáng tạo, hiệu quả. Trong xây dựng kế hoạch giám sát, phản biện xã hội hàng năm dựa vào những vấn đề nhân dân đang bức xúc, các cấp đang quan tâm; theo đề nghị của cấp ủy chính quyền, các tổ chức thành viên của Mặt trận; qua trao đổi phối hợp với đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Bên cạnh đó, việc tổ chức đoàn giám sát và triển khai thực hiện cũng cần được quan tâm trong đó cần: rõ nội dung chủ trì, rõ nội dung phối hợp; tổ chức đoàn giám sát nên hợp lý, không nên nhiều đoàn trong một thời gian địa điểm, tăng giám sát vụ việc qua giám sát giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, công khai kết luận thanh tra, vấn đề báo chí dư luận đang quan tâm; phối hợp chặt chẽ với báo, đài cơ quan truyền thông đang tuyên truyền và giám sát thực hiện kiến nghị và tổng hợp thông tin, báo cáo tham mưu đề xuất kịp thời.

Bốn là, Phối hợp với các ban của Đảng tỉnh ủy tham gia xây dựng quy định của Đảng về giám sá́t cán bộ đảng viên./.

 

(Xuân Tuấn)

 

 

 

 

 

In nội dung
Các tin đã đăng ngày:
 
Về đầu