
Hội nghị phản biện xã hội do MTTQ tỉnh chủ trì
Ngay sau Quyết định
217-QĐ/TW, Quyết định 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị ban hành, Ban Thường trực Ủy
ban MTTQ tỉnh phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh uỷ tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh uỷ
tổ chức phổ biến, quán triệt, triển khai thực hiện. Để tạo điều kiện thuận lợi,
MTTQ tỉnh đã ký quy chế phối hợp với Thường trực HĐND, UBND tỉnh và các cơ
quan, ban, ngành cấp tỉnh; bổ sung nội dung giám sát, phản biện, góp ý trong
quy chế phối hợp với Thường trực HĐND, UBND. Sau 5 năm, Uỷ ban MTTQ tỉnh đã tổ chức giám
sát ở 10 nội dung, với 36 cuộc, trong đó
tập trung giám sát vào các nội dung, lĩnh vực mà người dân quan tâm hoặc còn
bức xúc, như: giám sát công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư khiếu nại,
tố cáo của công dân; Tổng
rà soát việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng;
giám sát việc thực hiện một số chế độ, chính sách, chương trình, dự án liên
quan đến công tác dân tộc; Giám sát việc
thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện môi trường kinh
doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong lĩnh vực thuế và hải quan tại
cục thuế tỉnh và Cục Hải quan tỉnh; Chương trình phối hợp về
vận động và giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm giai đoạn 2016 – 2020; Giám sát kết quả triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh; giám sát việc triển khai thực
hiện các dự án tái định cư; giám sát việc điều
tra xã hội học đo lường sự hài lòng về sự phục vụ hành chính …
Thực hiện Chương trình phối hợp số 17-CTPH/HND-MTTQ-BNN&PTNT-BCT
ngày 17/7/2014 giữa Hội Nông dân Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương về việc giám
sát việc thực hiện pháp luật về sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp giai
đoạn 2014-2020, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh đã ký kết kế hoạch liên tịch số
-KHLT/HND-MTTQ-SNN&PTNT-SCT ngày 26/9/2015 với Hội Nông dân tỉnh, Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Công Thương về việc giám sát thực
hiện pháp luật về sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp giai đoạn 2015-2020
và triển khai kế hoạch giám sát hàng năm đối với các đơn vị sản xuất, kinh
doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện Chương trình phối hợp số
01-CTPH/MTTQ-TTCP-BTP-HLG-LĐLS, ngày 11/11/2014 giữa Ủy ban Trung ương Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam, Thanh tra Chính phủ, Bộ Tư pháp, Hội Luật gia Việt Nam, Liên
đoàn Luật sư Việt Nam về giám sát và nâng cao hiệu quả việc giải quyết khiếu
nại, tố cáo ở cơ sở, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh đã chủ trì, phối hợp tổ chức giám sát công
tác tiếp công dân và giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo, các kiến nghị
phản ánh của người dân tại một số Sở ngành, huyện, xã, trên địa bàn tỉnh.

Ủy ban MTTQ tỉnh giám sát tại huyện Nhơn Trạch
Sau giám sát, các đoàn
giám sát đều có thông báo kết quả giám sát, làm việc với cơ quan cấp trên trực
tiếp và các ngành liên quan để làm rõ những vấn đề còn tồn tại, hạn chế, khó
khăn vướng mắc và kiến nghị các biện pháp tháo gỡ. Nhìn chung, các đối tượng
được giám sát đồng tình với thông báo kết quả giám sát, tiếp thu các kiến nghị
của Đoàn giám sát để điều chỉnh những tồn tại hạn chế. UBND các cấp và các cơ
quan, đơn vị liên quan cũng nghiêm túc xem xét các kiến nghị của MTTQ tỉnh qua
giám sát, từng bước tiếp thu, điều chỉnh cơ chế, chính sách, đưa ra nhiều biện
pháp khắc phục hạn chế, khó khăn, vướng mắc. Qua theo dõi việc giải quyết các ý
kiến, kiến nghị sau giám sát, nhiều nội dung quan trọng được Tỉnh ủy, UBND tỉnh
tiếp thu, ban hành văn bản chỉ đạo thực hiện.
Bên cạnh đó, Uỷ ban
MTTQ các cấp còn thực hiện giám sát thường xuyên đối với các nội dung như giám
sát việc giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân, giải quyết ý kiến kiến nghị
của cử tri và nhân dân; giám sát thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; giám sát
thực hiện chủ trương, đường lối của đảng, chính sách pháp luật của nhà nước của
cán bộ, đảng viên, đại biểu dân cử, công chức, viên chức nhà nước tại nơi công
tác và nơi cư trú. Thường
xuyên theo dõi, nghiên cứu, xem xét các văn bản quy phạm pháp luật, quyết định
hành chính, các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình kinh tế - xã hội,
dự án, đề án do các cơ quan có thẩm quyền cùng cấp ban hành có nội dung liên
quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; thường xuyên tiếp
nhận, tập hợp, tổng hợp và nghiên cứu các ý kiến, kiến nghị, phản ánh của các
thành viên, hội viên, đoàn viên và nhân dân và các thông tin trên các phương
tiện thông tin đại chúng về các văn bản do các cơ quan có thẩm quyền cùng cấp
ban hành có nội dung liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân
dân, qua đó nhằm phát hiện những vấn đề có ảnh hưởng đến quyền lợi ích hợp pháp
của nhân dân để thực hiện giám sát.
Hằng
năm, MTTQ chủ trì, phối hợp với các đoàn thể chính trị - xã hội để lựa chọn nội
dung phản biện xã hội phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của MTTQ và các đoàn thể.
Qua hơn 5 năm, hoạt động phản biện xã hội của MTTQ các cấp đã từng bước
được triển khai thực hiện có hiệu quả, đã tổ chức 6 hội nghị phản biện xã hội, với 10 nội dung, như: dự thảo Nghị quyết
quy định mức chi hỗ trợ đối với các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia
giảm nghèo bền vững giai đoạn 2018 - 2020 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và dự thảo
Nghị quyết ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều của tỉnh Đồng Nai giai đoạn
2018 -2020; dự thảo Nghị quyết về việc
quy định chế độ chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách cấp
xã, ấp (khu phố); quyđịnh chế độ phụ cấp đối với Trưởng các đoàn thể ở ấp khu
phố) và hỗ trợ kinh phí hoạt động cho Tổ nhân dân, Tổ dân phố trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai... Qua các ý kiến phản biện và kiến
nghị của hệ thống Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Ủy ban nhân dân cùng cấp đã chỉ đạo
các cơ quan có liên quan nghiêm túc tiếp thu các ý kiến kiến nghị của Mặt trận
Tổ quốc.
Trong
những năm qua, hoạt động tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng
chính quyền đã được MTTQ các cấp và các đoàn thể chính trị
- xã hội tỉnh triển khai thực hiện khá hiệu quả bằng các hình thức góp ý trên nhiều lĩnh vực, cách thức tổ chức sáng tạo,
đưa ra những kiến nghị thiết thực.
Ban
Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã tổ chức 03 Hội nghị góp ý xây dựng đối với
ngành Công an, ngành Y tế, ngành Tư pháp của tỉnh với sự tham dự của hơn 350 đại
biểu; Đối với góp ý xây dựng ngành Công an, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh
đã kiến nghị 13 nội dung nhằm xây dựng lực lượng Công an trong sạch, vững
mạnh, gắn bó mật thiết với nhân dân, có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực
chuyên môn, biết phát huy sáng kiến, sáng tạo thể hiện là lực lượng nòng cốt
trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Hiện nay, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh
và các huyện, thị xã, thành phố đang
giám sát việc thực hiện các kiến nghị đối với ngành Công an; Đối với Hội nghị
góp ý xây dựng ngành Y tế, Ủy ban MTTQ Việt
Nam tỉnh đã kiến nghị 10 nội dung, nhằm góp
phần xây dựng ngành Y tế tỉnh nhà phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn. Hiện nay,
Ủy ban MTTQ Việt Nam
tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố đang giám sát việc thực hiện các kiến nghị
đối với ngành Y tế; Đối với góp ý xây dựng ngành Tư pháp, Ủy ban MTTQ Việt Nam
tỉnh đã kiến nghị 06 nội dung đối với việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ của
ngành Tư pháp tỉnh. Hiện nay, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố đang
giám sát việc thực hiện các kiến nghị đối với ngành Tư pháp.
Phát
huy những kết quả đó, trong thời gian tới, MTTQ tỉnh sẽ tích cực tham
mưu với cấp ủy tiếp tục quan tâm lãnh đạo MTTQ thực hiện nhiệm vụ giám sát,
phản biện xã hội, góp ý những nội dung quan trọng của cấp ủy, tổ chức đảng.
Phối hợp chặt chẽ với chính quyền, các cơ quan Nhà nước để có điều kiện thuận
lợi về cơ chế, về thông tin, tài liệu liên quan đến hoạt động giám sát, phản
biện, góp ý của MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội; chủ trì phối hợp với các
đoàn thể chính trị - xã hội cụ thể hóa nhiệm vụ giám sát, phản biện xã hội,
tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền vào chương trình phối hợp,
thống nhất hành động để triển khai thực hiện.
Xuân Tuấn