
Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh phát biểu tại hội nghị phản biện xã hội
Năm 2019, Ủy ban MTTQ các cấp trong tỉnh đã có
nhiều nỗ lực trong công tác giám sát và phản biện xã hội. Đối tượng giám sát
của MTTQ bao gồm hoạt động của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước và
đại biểu dân cử. Như vậy, hoạt động giám sát của Mặt trận và các đoàn thể nhân
dân không mang tính quyền lực mà mang tính nhân dân, vận động nhân dân giám sát
với cơ chế “theo dõi, phát hiện, kiến nghị” với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
xem xét, giải quyết. Mục đích hoạt động giám sát của Mặt trận là hỗ trợ cho
công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra của nhà nước nhằm góp phần xây dựng và
củng cố chính quyền nhân dân, làm cho bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh,
hoạt động ngày càng có hiệu lực, hiệu quả để quản lý tốt mọi mặt đời sống xã
hội theo pháp luật của Nhà nước, thể hiện được quyền lực của nhân dân; bảo vệ
quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân.
Về hoạt động giám sát:
Năm 2019, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ
Việt Nam tỉnh đã xây dựng kế hoạch và tổ chức tập huấn công tác giám sát và phản
biện xã hội cho 700 cán bộ làm công tác Mặt trận, các đoàn thể ở cơ sở của 5
huyện; riêng Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam 6 huyện, thành phố đã tổ chức
tập huấn cho hơn 900 cán bộ Mặt trận và đoàn thể
Ban Thường
trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã tổ chức 3 Đoàn giám sát: Giám
sát việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội trên
địa bàn huyện Cẩm Mỹ và Tân Phú và giám sát việc thực hiện các Dự án tái định
cư tại huyện Trảng Bom. Đồng thời, giám sát qua nghiên cứu văn bản được 3 cuộc
đối với Sở Nội vụ, Bưu điện tỉnh Đồng Nai về công tác điều tra xã hội học đo lường sự hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2019 trên địa bàn tỉnh. Qua giám sát, đã có những kiến nghị,
hướng dẫn, đề xuất cụ thể đối với các đơn vị chịu sự giám sát; đồng thời có kiến nghị các giải
pháp thực hiện trong thời gian tới đối với các cơ quan chuyên môn trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

Phó Chủ tịch Thường trực Bùi Quang Huy phát biểu kết luận giám sát tại huyện Trảng Bom
Đối với hoạt động giám sát của Ủy ban
MTTQ Việt Nam các huyện, thị xã, thành phố, các xã, phường, thị trấn: Đã xây dựng
kế hoạch giám sát và chủ trì tổ chức được 119 cuộc với các nội dung như: Về công tác chi, hỗ trợ tết cho gia đình chính
sách; giám sát công tác tiếp công dân, hòa giải và giải quyết đơn thư khiếu nại,
tố cáo; hiệu quả thực hiện Dự án mô hình giảm nghèo; việc huy động xã hội
hóa trong Nhân dân để đầu tư xây dựng cơ bản; công tác bảo vệ môi trường; việc
hỗ trợ kinh phí hoạt động Chi hội ở ấp, khu phố và việc thực thi pháp luật về bảo
vệ phụ nữ, trẻ em; công tác quản lý, kiểm tra
giám sát các hoạt động dạy thêm, học thêm tại các trường
năm học 2018 - 2019... Qua giám sát, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp đã có những kiến nghị chấn chỉnh,
khắc phục những tồn tại, hạn chế của các đơn vị, địa phương chịu sự giám sát; đồng
thời có hơn 400 kiến nghị các giải pháp thực hiện trong thời
gian tới đối với các cơ quan
chuyên môn trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
Ban Thường
trực Ủy ban MTTQ
Việt Nam tỉnh phối hợp với Thường trực,
các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh, các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh tổ chức 59 cuộc khảo sát, giám sát về các nội dung
theo chương trình như: Cải cách thủ tục hành chính, cơ chế một cửa, một cửa
liên thông hiện đại; tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; công
tác quản lý nhà nước về môi trường và triển khai dự án Khu liên hiệp xử lý chất
thải rắn sinh hoạt, công nghiệp và nguy hại; công tác thực hiện quyền công tố
và kiểm sát hoạt động tư pháp; quản lý nhà nước về môi trường trong lĩnh vực
chăn nuôi; các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh liên quan đến các chế độ,
chính sách đối với lực lượng Công an, Quân sự cấp xã và cán bộ bán chuyên trách
cấp xã, ấp; giám sát các đối tượng chính sách nhân dịp Tết Kỷ Hợi năm 2019… Thông
qua khảo sát, giám sát, có những kiến nghị chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại
hạn chế của các đơn vị, địa phương chịu sự giám sát; đồng thời, kiến nghị các
giải pháp thực hiện trong thời gian tới.
Đối với Ban Thường trực Ủy
ban MTTQ Việt Nam cấp huyện, cấp xã trong năm 2019 đã phối hợp với Hội đồng nhân dân và các đoàn thể chính trị - xã hội cùng cấp tổ chức khảo sát, giám sát trên 350 cuộc về tình hình kinh tế
- xã hội, quốc phòng - an ninh, liên quan đến quyền và lợi ích của đoàn
viên, hội viên và việc thực hiện Nghị quyết
của Hội đồng nhân dân các cấp.
Ban Thanh tra nhân dân đã giám sát 315 cuộc; qua giám sát, đã phát hiện một số sai phạm và có 109 kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý và có biện pháp khắc phục những hạn chế trong thực hiện nhiệm vụ. Ban Giám sát đầu
tư của cộng đồng đã tổ chức giám sát 705 dự án triển khai trên địa
bàn; qua giám sát, đã phát hiện một số sai
phạm nhỏ trong thi công xây dựng và có 112 kiến nghị xử lý; các kiến nghị đã
được các cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư, nhà thầu, chủ đầu tư xem xét xử
lý, giải quyết và khắc phục theo quy định.
Về thực hiện Quy định số 12-QĐ/TU ngày 24/4/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “Về giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã
hội và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng
đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên trên địa bàn tỉnh Đồng Nai”:
Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh
đã xây dựng kế hoạch phối hợp triển khai thực hiện và hướng dẫn Ủy ban MTTQ Việt
Nam các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch phối hợp triển khai thực hiện đến địa
bàn khu dân cư. Quy định được ban hành đến thời điểm này đã được hơn 1 năm
nhưng công tác tập huấn, hướng dẫn của Trung ương để Ủy ban MTTQ Việt Nam, các
đoàn thể chính trị - xã hội các cấp và Nhân dân tham gia giám sát thì vẫn chưa
được thực hiện, trong khi đây là một nội dung giám sát rất khó và rất quan trọng
vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín cũng như sinh mệnh chính trị của một cán bộ,
đảng viên, chính vì vậy những kiến nghị của Mặt trận, các đoàn thể và Nhân dân
phải chính xác, khách quan và trung thực.
Năm 2019, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và
các huyện, thành phố chưa nhận được thông tin báo cáo, phản ánh của các tổ chức,
cá nhân; dư luận xã hội, phương tiện thông tin đại chúng về biểu hiện sự suy
thoái tư tưởng chính trị, về đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ
chốt, cán bộ, đảng viên sinh hoạt, cư trú trên địa bàn được xác định trong Nghị
quyết Trung ương 4 (khóa XII) “Về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng” để có kiến
nghị với cấp ủy xem xét theo quy định
Năm 2019,
Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã tổ chức 01 hội nghị phản biện 02 dự
thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh là: Dự thảo Nghị quyết về việc thông qua
Quy định giá các loại đất tỉnh Đồng Nai 05 năm, giai đoạn 2020 - 2024; dự thảo Nghị
quyết giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo
hiểm y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc địa phương quản lý. Đồng
thời, phản biện thông qua nghiên cứu văn bản đối với 02 dự thảo Nghị quyết về quyết định chủ trương đầu tư và điều chỉnh
đầu tư chủ trương một số dự án nhóm B trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và dự thảo Nghị
quyết về việc bổ sung danh mục các dự án cần thu hồi đất, dự án có sử dụng đất
trồng lúa; điều chỉnh mục tiêu đầu tư trong dự án thu hồi đất và điều chỉnh quy
mô, địa điểm thực hiện dự án trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Qua phản biện, Ban Thường
trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã có thông báo kết quả đến các cơ quan chủ trì
soạn thảo Nghị quyết để xem xét, nghiên cứu và trao đổi, giải trình, tiếp thu
các ý kiến phản biện có tính thuyết phục cao, phù hợp để bổ sung vào Nghị quyết
đảm bảo đúng quy định pháp luật, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp huyện, đã tổ chức 10 Hội nghị
phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết như: Dự thảo Nghị quyết của Ban Chấp
hành Đảng bộ huyện, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện; Hội
nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Đề án điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung
xây dựng thành phố Long Khánh đến năm 2035 và tầm nhìn đến năm 2050 của Ban Thường
trực Ủy ban MTTQ thành phố Long Khánh; phản biện Dự án hồ chứa nước Thoại Hương
huyện Cẩm Mỹ…
Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, phường, thị trấn đã tổ
chức 25 Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo các Nghị quyết của Ban Chấp
hành Đảng bộ xã, phường, thị trấn về “Mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu
năm 2019 về phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của địa phương”.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác giám
sát và phản biện xã hội vẫn còn không ít khó khăn, nhất là về kinh nghiệm, lực
lượng, kiến thức của cán bộ Mặt trận; nhận thức của một số cấp ủy đảng, chính
quyền về nhiệm vụ này vẫn còn hạn chế, chưa được quan tâm đúng mức. Công tác phối
hợp giữa các cơ quan chức năng với Mặt trận để phát huy tốt vai trò giám sát và
phản biện xã hội có lúc, có nơi còn chưa được quan tâm đúng mức.
Xuân Tuấn