ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TỈNH ĐỒNG NAI
 
Chưa có thông tin
 

Nội dung bản tin

 
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong thực hiện các hoạt động tiếp xúc cử tri
Đăng ngày: 30-08-2019 02:35
asp:Label ID="lblSummary" runat="server"
Với chức năng, nhiệm vụ theo quy định, Ủy ban MTTQ tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với Thường trực HĐND, UBND tỉnh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh và các cơ quan hữu quan, từng bước đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động TXCT của đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND
 

Thực hiện Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2015, Nghị quyết liên tịch 525/2012/NQLT/UBTVQH13-ĐCTUBTWMTTQVN của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về việc tiếp xúc cử tri đại biểu Quốc hội.

Tiếp xúc cử tri là hoạt động đặc trưng, được đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân tiến hành thường xuyên theo kế hoạch hàng năm. Thực hiện tốt công tác này góp phần quan trọng nâng cao vai trò, vị trí và hiệu quả hoạt động của Quốc hội, HĐND, thực sự là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của nhân dân.

Trong thời gian qua, hoạt động tiếp xúc cử tri với đại biểu dân cử trên địa bàn tỉnh được triển khai đúng quy định và đạt được những kết quả quan trọng. Trong những năm qua, hoạt động tiếp xúc cử tri với đại biểu dân cử trên địa bàn tỉnh được triển khai đúng quy định và đạt được những kết quả quan trọng. Uỷ ban MTTQ các cấp trong tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với Đoàn ĐBQH, Thường trực HĐND, Ủy ban nhân dân cùng cấp xây dựng kế hoạch tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp, thực hiện tốt công tác tuyên truyền, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi các cơ quan chức năng giải quyết theo quy định của pháp luật. Thông qua TXCT, các đại biểu đã kịp thời thông tin, tuyên truyền đến cử tri những chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước. Nhiều kiến nghị của cử tri đã được tiếp thu, giải quyết, tạo cơ sở để các cơ quan Nhà nước ban hành các chính sách quan trọng, có tính khả thi, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân và tình hình thực tiễn của cơ sở.

Với chức năng, nhiệm vụ theo quy định, Ủy ban MTTQ tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với Thường trực HĐND, UBND tỉnh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh và các cơ quan hữu quan, từng bước đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động TXCT của đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND. Hàng năm, Ủy ban MTTQ tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh và Đoàn ĐBQH tỉnh thống nhất xây dựng kế hoạch TXCT và đưa vào chương trình công tác năm của MTTQ tỉnh; đồng thời, hướng dẫn Uỷ ban MTTQ các cấp trong tỉnh phối hợp với Thường trực HĐND, UBND cùng cấp, các cơ quan chức năng tổ chức thực hiện kế hoạch, chủ trì các hội nghị TXCT giữa đại biểu Quốc hội với cử tri ở địa phương.

Công tác tổ chức tiếp xúc cử tri được Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh và Đoàn đại biểu Quốc hội phối hợp thực hiện khá nhịp nhàng. Ủy ban MTTQ các cấp đã thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của mình, các Tổ đại biểu Quốc hội đã chủ động phối hợp chặt chẽ với Ủy ban MTTQ các huyện, thành thực hiện theo đúng kế hoạch của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh. Sau mỗi đợt TXCT, Ủy ban MTTQ các cấp tập hợp, phân loại và xây dựng báo cáo tổng hợp, phản ánh những ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân địa phương đến các kỳ họp của Quốc hội, tại các kỳ họp HĐND, phiên họp của UBND, đề xuất kiến nghị những vấn đề mà cử tri và nhân dân quan tâm, gửi đến Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam, các cơ quan chức năng. Đồng thời, giám sát các ngành chức năng trong việc tiếp thu, trả lời nghiêm túc các kiến nghị của cử tri qua mỗi kỳ họp.

Trong những năm gần đây, MTTQ Việt Nam đã phối hợp với đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND mở rộng các hình thức tiếp xúc như tiếp xúc chuyên đề, tiếp xúc theo lĩnh vực, theo đối tượng mang lại hiệu quả rõ nét trong việc góp ý, xây dựng chính sách, pháp luật của Nhà nước… Các cuộc tiếp xúc cử tri theo chuyên đề, lĩnh vực của đại biểu đã thu hút được nhiều cử tri là chuyên gia, nhà khoa học, những người có uy tín trong dân. Trong các cuộc tiếp xúc, cử tri là những nhà khoa học, chuyên gia trên nhiều lĩnh vực, rất tâm huyết đã thẳng thắn trao đổi, góp ý, phản biện, qua đó mối liên hệ giữa nhân dân với đại biểu dân cử ngày càng gắn kết, chất lượng góp ý các chính sách ngày càng được nâng cao. Mặt trận Tổ quốc các cấp, các đoàn thể chính trị - xã hội đã tận dụng và phát huy được năng lực trí tuệ chuyên gia, nhà khoa học, những người có uy tín, cốt cán trong dân, ý thức trách nhiệm của công dân trong thực hiện giám sát xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền

Tuy nhiên công tác tổ chức TXCT, MTTQ Việt Nam còn một số khó khăn, hạn chế:

Một là, tại một số địa phương, sự phối hợp giữa MTTQ Việt Nam với đoàn đại biểu Quốc hội, Thường trực HĐND, UBND và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc tổ chức cho đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND cấp tỉnh tiếp xúc với cử tri có lúc, có nơi chưa chặt chẽ; thông tin về kế hoạch, nội dung, chương trình tiếp xúc cử tri của đại biểu một số nơi chưa kịp thời dẫn đến việc Mặt trận các cấp thiếu chủ động trong triển khai tổ chức các hội nghị tiếp xúc trên địa bàn.

Hai là, Công tác tuyên truyền về kế hoạch tiếp xúc cử tri, về chương trình, nội dung, thời gian và lịch tiếp xúc cử tri của đại biểu chưa được quan tâm thích đáng, việc mời cử tri tham dự một số nơi vẫn hình thức, vẫn còn tình trạng cử tri “chuyên nghiệp”, cử tri “đại diện”

Ba là, Công tác phối hợp giải quyết, trả lời các ý kiến, kiến nghị của cử tri của các ngành, các cơ quan chưa rõ ràng, chưa có thời hạn cụ thể giải quyết và trả lời cử tri; Công tác tuyên truyền về kế hoạch tiếp xúc cử tri, về chương trình, nội dung, thời gian và lịch tiếp xúc cử tri của đại biểu chưa được quan tâm thích đáng, việc mời cử tri tham dự một số nơi vẫn hình thức, vẫn còn tình trạng cử tri “chuyên nghiệp”, cử tri “đại diện”; việc tham dự các hội nghị TXCT của đại diện chính quyền, các cơ quan, tổ chức có liên quan ở địa phương chưa đầy đủ; việc tiếp thu, giải quyết, trả lời các ý kiến, kiến nghị của cử tri của đại diện chính quyền, một số ngành chức năng một số địa phương (tại hội nghị và sau hội nghị) còn chung chung, chưa được kịp thời, thông tin giải đáp chưa đầy đủ, chưa cụ thể, rõ ràng như cử tri mong muốn;

Bốn là, ở một số địa phương, việc tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri còn chưa đầy đủ, thiếu địa chỉ cụ thể. Việc theo dõi, đôn đốc, xem xét, đánh giá và giám sát việc trả lời các ý kiến, kiến nghị của cử tri đã gửi chuyển đến các ngành chức năng trong những năm qua đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vẫn còn chưa thực sự mạnh mẽ, dẫn đến tình trạng nhiều kiến nghị qua nhiều kỳ vẫn chưa được giải quyết, trả lời dứt điểm.

Nguyên nhân của những hạn chế trên là do công tác thông tin, tuyên truyền chưa thực sự đóng vai trò quan trọng, chưa thể hiện tốt vai trò là cầu nối giữa đại biểu dân cử với cử tri; công tác phân loại các ý kiến kiến nghị của cử tri để gửi đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết chưa kịp thời, có những ý kiến, kiến nghị nhiều lần nhưng chưa được giải quyết.

Một số giải pháp để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nâng cao chất lượng công tác tổ chức tiếp xúc cử tri trong thời gian tới

 Một là, tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng đối với việc đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của cơ quan dân cử. Thực hiện tốt công tác phối hợp giữa HĐND, UBND, Đoàn ĐBQH và Ủy ban MTTQ các cấp trong hoạt động tiếp xúc cử tri. Cùng với cử tri đại diện cho cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các ngành, đoàn thể cấp tỉnh, cấp huyện và cơ sở, cần vận động nhiều cử tri là người lao động ở các thành phần, các giới, các lứa tuổi cùng tham dự, vì chính những cử tri này thường phát biểu thẳng thắn, trung thực những vấn đề bức xúc ở địa phương, đơn vị mà không sợ ảnh hưởng đến danh vị, quyền lợi.

Thứ hai, nội dung TXCT cử tri cần chuẩn bị một cách chu đáo, thiết thực, hiệu quả nhất. Đại biểu báo cáo với cử tri ngắn gọn, súc tích, nhất là những vấn đề mà dư luận đang quan tâm; dành thời gian cho cử tri trao đổi, phản ảnh, đề xuất, kiến nghị. Chủ tọa hội nghị TXCT cần định hướng, khuyến khích cử tri phát biểu ý kiến nhưng phải ngắn gọn, cụ thể, không trùng lặp và phải tạo được không khí dân chủ, cởi mở, tin tưởng của cử tri vào người đại diện cho mình.

Thứ ba, MTTQ Việt Nam tăng cường tổ chức tập huấn kỹ năng, hướng dẫn kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ Mặt trận tham gia tổ chức tiếp xúc cử tri, nhất là kỹ năng tổ chức, chủ trì điều hành hội nghị, kỹ năng ghi chép, tổng hợp ý kiến cử tri và nhân dân.

Thứ tư, Tăng cường công tác phối hợp giám sát việc tiếp thu, giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân. MTTQ chủ động phối hợp với Quốc hội, HĐND các cấp theo dõi, đôn đốc và giám sát việc giải quyết của các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với kiến nghị cử tri, đảm bảo tất cả các phản ánh, ý kiến, kiến nghị của cử tri đều được tiếp nhận, xem xét, giải quyết và trả lời theo quy định.

 

 Xuân Tuấn

In nội dung
Các tin đã đăng ngày:
 
Về đầu