
Phó Chủ tịch Thưởng trực Bùi Quang Huy phát biểu kết luận tại
buổi giám sát tại UBND huyện Trảng Bom ngày 24 tháng 8 năm 2018
Ngay sau khi Quyết định 217-QĐ/TW, Quyết định
218-QĐ/TW của Bộ Chính trị ban hành, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh phối hợp
với Ban Dân vận Tỉnh uỷ, tham mưu với Ban Thường vụ Tỉnh uỷ tổ chức Hội nghị
phổ biến, quán triệt, triển khai thực hiện Quy chế, Quy định sâu rộng đến 210 cán
bộ chủ chốt của cấp ủy, chính quyền, các sở, ban, ngành, MTTQ, các đoàn thể
chính trị - xã hội cấp tỉnh và lãnh đạo chủ chốt các cấp; đồng thời tuyên
truyền đông đảo cán bộ, hội viên, đoàn viên và các tầng lớp nhân dân về vai trò,
trách nhiệm của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội trong việc thực hiện
giám sát và phản biện xã hội; tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính
quyền. Quan tâm tổ chức tập huấn, biên soạn tài liệu, hướng dẫn chi tiết cách
thức triển khai, tổ chức thực hiện công tác giám sát, phản biện, góp ý đến cán
bộ MTTQ các cấp.
Để thực hiện có hiệu quả Quy chế, Quy định, Ủy
ban MTTQ tỉnh phối hợp Ban Dân vận Tỉnh ủy tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban
hành 03 quy chế, quy định cụ thể hóa gồm: Quyết định số 801-QĐ/TU
ngày 14/10/2014 ban hành Quy định thực hiện Quy chế giám sát và phản biện xã hội
của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai, Quyết
định số 729-QĐ/TU ngày 12/9/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Quy định
trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền tiếp thu góp ý của Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng
Đảng, xây dựng chính quyền và Quyết
định số 728-QĐ/TU ngày 12/9/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc ban hành “Quy chế đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy Đảng, người
đứng đầu chính quyền ở địa phương các cấp trong tỉnh với nhân dân”.

Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Bùi Thị Liễu phát biểu tại buổi giám sát công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại tại huyện Nhơn Trạch
Sau 5 năm tổ chức triển khai thực hiện, Ủy ban MTTQ tỉnh tổ chức giám
sát 23 cuộc với 7 nội dung là việc thực
hiện một
số chế độ, chính sách, chương trình, dự án liên quan đến công tác dân tộc; công
tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm
kỳ 2016 – 2021; thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện môi
trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong lĩnh vực Thuế và
Hải quan; giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm; Bảo
hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội; thực hiện công khai, minh bạch và trách nhiệm người
đứng đầu cấp huyện, cấp xã trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tham
nhũng tại một số dự án kinh tế, xã hội; việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại,
tố cáo đối với các cơ quan trên địa bàn tỉnh. Qua giám sát đã có 157 kiến nghị
đối với các cơ quan được giám sát và UBND tỉnh, các kiến nghị đều được UBND tỉnh
và các cơ quan ghi nhận, tiếp thu và có văn bản chỉ đạo để tổ chức triển khai
thực hiện các kiến nghị của Mặt trận. Ủy ban MTTQ các huyện, thị, thành phố tổ chức giám sát 79 nội dung tại
159 đơn vị. Trong đó có nhiều nội dung quan trọng như giám sát tình hình thực
hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông; việc thực hiện xây dựng nông thôn mới;
việc thực hiện chính sách giảm nghèo; về thu hồi, bồi thường, giải tỏa tái định
cư …
Ngoài ra, Ủy ban MTTQ tỉnh tích cực phối hợp với Đoàn đại biểu Quốc hội
tỉnh, Thường trực HĐND tham gia giám sát gần 350 cuộc về
tình hình phát triển kinh tế, xã hội, thực hiện chính sách, pháp luật tại 35 đơn vị cấp huyện và các sở
ngành. Phối hợp với Viện kiểm sát giám sát 25 cuộc về việc tuân theo pháp luật
trong công tác tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt
tù. MTTQ các huyện, thị, thành phố phối hợp Thường trực HĐND, các đoàn thể tổ
chức giám sát 240 cuộc. MTTQ cấp cơ sở phối hợp với HĐND xã, phường thị trấn tổ
chức giám sát 520 cuộc về việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã
hội, các Nghị quyết của HĐND; đồng thời thực hiện các hoạt động giám sát thường
xuyên, giám sát thông qua hoạt động của Ban giám sát đầu tư của cộng đồng, Ban
TTND,…

Chủ
tịch Ủy ban MTTQ tỉnh ông Huỳnh Văn Tới phát biểu kết luận hội nghị phản biện
xã hội do Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh tổ chức
Hoạt động phản biện xã hội từng bước được triển khai thực hiện, tuy
nhiên mới chỉ tổ chức phản biện xã hội ở cấp tỉnh được 8 dự thảo nghị quyết của
HĐND tỉnh và cấp huyện 27 dự thảo Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện và
HĐND. Năm 2015, MTTQ các cấp đều được cấp ủy giao chủ trì phản biện văn kiện
đại hội Đảng tổng hợp hàng nghìn lượt ý kiến tâm huyết, đề xuất điều chỉnh
nhiều giải pháp quan trọng trong các chương trình kinh tế - xã hội của tỉnh và
các địa phương. MTTQ các cấp đã tích cực tham gia xây dựng chính sách
pháp luật, nhất là tham gia tích cực vào việc sửa đổi Bộ Luật Hình sự 2015; tổ
chức nghiên cứu, tham gia ý kiến đóng góp vào trên 30 dự thảo Luật; tích cực
tham gia vào các dự thảo chương trình, đề án của địa phương, trong đó tập trung
vào các nội dung liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân... Trong 5
năm đã góp ý 29 Dự thảo Nghị quyết, Chương trình, Đề án của Tỉnh ủy, UBND tỉnh.
Đặc biệt là đã tổ chức 03 hội nghị để góp ý xây dựng đối với ngành Công an, ngành Y tế, ngành
Tư pháp của tỉnh. Qua các hội nghị đã góp ý đối ngành Công an là 13 nội dung,
ngành Y tế 10 nội dung và ngành Tư pháp 6 nội dung.
Đến thời điểm này, có thể nhận thấy hoạt động giám sát, phản biện xã
hội; tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền của MTTQ các cấp đã trở thành
một hoạt động thường xuyên, trọng tâm và có tác động thực tế, mang tính đột phá
để thực hiện nhiệm vụ tham gia xây dựng Đảng, chính quyền. Các hoạt động giám
sát phản biện xã hội và tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền đã góp phần
làm sáng tỏ một cách khách quan những kết quả và hạn chế trong việc thực hiện
chính sách, pháp luật...; kiến nghị và những giải pháp nhằm thực hiện đúng và
có hiệu quả hơn các chính sách, quy định pháp luật; góp phần bảo vệ quyền, lợi
ích hợp pháp, chính đáng của công dân, tổ chức, bảo vệ lợi ích của Nhà nước,
hạn chế vi phạm pháp luật. Nhiều kiến nghị sau giám sát đã được các cơ quan, tổ
chức, cá nhân có trách nhiệm nghiêm túc tiếp thu và thực hiện.
Bên cạnh những thuận lợi và kết quả đạt được, còn không ít khó khăn,
hạn chế. Nhiều cơ sở còn lúng túng trong việc lựa chọn nội dung giám sát; phản biện
xã hội còn ít, chủ yếu mang tính chất góp ý. Còn biểu hiện nể nang, né tránh,
ngại va chạm; việc nêu chính kiến của mình còn hạn chế; việc triển khai ở một số
nơi nội dung giám sát, đề cương giám sát, kiến nghị sau giám sát không rõ ràng,
còn chung chung, chất lượng cuộc giám sát chưa cao.Việc triển khai góp ý xây dựng Đảng, xây dựng
chính quyền còn chậm, chưa tham gia được nhiều ý kiến vào các chương trình, kế
hoạch, đề án của cấp ủy, chính quyền.
Một số bài học kinh nghiệm trong
hoạt động giám sát, phản biện xã hội; góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền:
Một là, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, sự
phối hợp của chính quyền, các tổ chức thành viên. Quan tâm các biện pháp nâng
cao chất lượng cán bộ MTTQ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giám sát, phản biện, tham
gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.
Hai
là,
trong xây dựng kế hoạch hàng năm, cần lựa chọn những nội dung giám sát theo các
lĩnh vực mà nhân dân và xã hội đang quan tâm, phù hợp với thực tiễn của địa
phương; phản biện tập trung vào những chủ trương, chính sách, pháp luật có liên
quan đến quyền, lợi ích và nghĩa vụ chính đáng của các tầng lớp nhân dân; tham
gia góp ý những chính sách cụ thể liên quan trực tiếp đến các tầng lớp nhân
dân, các dân tộc, các tôn giáo…
Ba là, Bám sát hướng dẫn và các quy định, quy
chế để triển khai, thực hiện đúng quy trình, đồng thời vận dụng linh hoạt cách
làm phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng địa phương và nội dung lĩnh vực
giám sát, phản biện, góp ý. Các ý kiến kiến nghị phải được chắt lọc, giải pháp
đưa ra phải đảm bảo hiệu quả, tính khả thi, đồng thời phải theo dõi, giám sát
việc tiếp thu, thực hiện kiến nghị của cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành,
các đơn vị sau giám sát, phản biện, góp ý.
Để tiếp tục triển khai thực hiện tốt công tác
giám sát, phản biện, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong
thời gian tới, MTTQ các cấp cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:
Tiếp tục quán triệt trong cán bộ, đảng viên và
nhân dân về ý nghĩa, mục đích, quan điểm, tính chất, nội dung của Quyết định
217-QĐ/TW, Quyết định số 218-QĐ/TW của Bộ chính trị. Thường xuyên bồi dưỡng,
trang bị kiến thức, kỹ năng về quy trình, phương pháp giám sát nhân dân cho cán
bộ MTTQ và các đoàn thể để thực hiện tốt yêu cầu nhiệm vụ.
Tăng cường các hoạt động
giám sát, phản biện việc thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp
của nhân dân; đặc biệt đối với lĩnh vực đất đai, quy hoạch, đền bù giải tỏa mặt
bằng xây dựng các công trình, dự án, các vấn đề liên quan đến quyền dân chủ của
nhân dân.
Cần tổ chức giám sát,
góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền thông qua việc nắm bắt tình hình các
tầng lớp nhân dân, qua đó lựa chọn một số vụ việc phức tạp, bức xúc, giải quyết
kéo dài để nghiên cứu, giám sát và kiến nghị chính quyền các cấp quan tâm giải
quyết; đồng thời giám sát việc giải quyết của các cơ quan có thẩm quyền đối với
các vụ việc mà MTTQ đã kiến nghị, qua đó góp phần xây dựng chính quyền, bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân.
Xuân Tuấn