Theo đó, tháng hành động sẽ tạo
nên đợt cao điểm trong công tác truyền thông về bình đẳng giới và phòng chống bạo
lực trên cơ sở giới toàn quốc, tạo ra sự thay đổi tích cực trong xã hội về thực
hiện bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới. Theo Vụ Bình đẳng
giới Quốc gia, đến nay đã có 9 bộ, ngành và 28 địa phương, 8 cơ quan, đối tác
quốc tế và trong nước xây dựng kế hoạch dự kiến tổ chức nhiều sự kiện hưởng ứng
tháng hành động.
Tại Đồng Nai, hưởng ứng tháng
hành động, Sở LĐ-TBXH có kế hoạch tổ chức hội thi tuyên truyền viên về bình đẳng
giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới; hỗ trợ các địa phương treo pa nô,
áp phích, cổ động hưởng ứng, tổ chức nói chuyện chuyên đề về bình đẳng giới và
nhiều hoạt động thiết thực.
Quang cảnh lễ phát động
Theo ông Phạm Ngọc Tiến, Vụ trưởng,
Chánh văn phòng Ban chỉ đạo Quốc gia về Bình đẳng giới thì các hoạt động hưởng ứng
tháng hành động và lễ phát động cấp quốc gia tại TP. Hồ Chí Minh hướng tới mục
tiêu xây dựng một xã hội bình đẳng, tiến bộ, phát triển bền vững và không còn
ai bị bỏ lại phía sau. Việc lựa chọn chủ đề “Chung tay chấm dứt bạo lực đối với
phụ nữ và trẻ em gái” một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của việc huy động
toàn thể cộng đồng xã hội và cả hệ thống chính trị, các cơ quan, đối tác cùng
vào cuộc thực hiện mục tiêu về bình đẳng, cam kết phòng, chống bạo lực đối với
phụ nữ và trẻ em gái, xây dựng xã hội tiến bộ, phát triển.
Trước buổi lễ phát động, Bộ
LĐ-TBXH phối hợp với TP. Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo về thành phố an toàn đối
với phụ nữ và trẻ em gái./.
Vĩnh Thanh