ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TỈNH ĐỒNG NAI
 
Chưa có thông tin
 

Nội dung bản tin

 
Thúc đẩy thị trường nội địa
Đăng ngày: 28-08-2017 10:36
asp:Label ID="lblSummary" runat="server"
Sau nhiều thời gian tập trung cho xuất khẩu, doanh nghiệp cũng như cơ quan quản lý đã nhận ra rằng, thị trường trong nước với hơn 90 triệu dân là hết sức quan trọng.


thúc đẩy thị truong nội địa.jpg

Nông thôn đang được coi là thị trường đầy tiềm năng.

Ngay từ đầu năm, trong 5 nhóm giải pháp trọng tâm, ngành Công thương đã nhấn mạnh tới việc phát triển thương mại trong nước. Báo cáo tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại của Bộ Công thương cho thấy, tổng mức bán lẻ hàng hóa 6 tháng đầu năm đạt hơn 1.294 nghìn tỷ đồng, tăng 10,16% so với cùng kỳ năm 2016, trong đó, các nhóm chính là lương thực, thực phẩm và lưu trú ăn uống có mức tăng cao (từ 10-12%).

Theo ông Đỗ Thắng Hải- Thứ trưởng Bộ Công thương, nếu loại trừ yếu tố tăng giá, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ 6 tháng đầu năm nay tăng khoảng 8,4% (đây là mức tăng khá tốt khi trong khoảng 6 năm trở lại đây thường chỉ tăng quanh mức 4,8-7,6%) cho thấy sức mua trên thị trường đang có dấu hiệu phục hồi tốt.

Giá hàng hóa không có biến động lớn, sức mua trên thị trường đang có sự phục hồi- ông Hải nhận xét và cho rằng thương mại nội địa dự kiến vẫn tiếp tục xu hướng tăng tốt trong năm nay, đặc biệt trong dịp cuối năm khi nhu cầu tiêu dùng tăng cao.

Dự kiến tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ cả năm ước đạt trên 3.880 nghìn tỷ đồng, tăng trên 10% so với năm 2016.

Còn theo ông Nguyễn Lộc An - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương) thì thị trường nông thôn sẽ được hết sức coi trọng. Để thúc đẩy sức mua tại thị trường này, rất cần sự chung tay vào cuộc của cộng đồng doanh nghiệp và nhà phân phối.

“Sức mua của thị trường nông thôn rất lớn, là thị trường rất tiềm năng trong nước. Doanh nghiệp cũng nên đặt trụ sở cũng như các cửa hàng giới thiệu sản phẩm của mình ở tại các thị trấn cũng như các vùng nông thôn”- ông An lưu ý. Một con số nữa cũng rất đáng chú ý, đó là tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong nước giai đoạn từ năm 2007-2016 tăng trung bình khoảng 20%/năm.

Theo chuyên gia nghiên cứu thị trường - ông L.Chaitanya Kishore Reddy thì thị trường Việt Nam có cơ hội tăng trưởng cao. Theo đó, xu hướng tiêu dùng tiện ích ở Việt Nam phát triển khá nhanh, trong khi những chuỗi cửa hàng tiện ích nhỏ lại chưa đáp ứng kịp thời. Điều đó cũng có nghĩa là thị trường nội địa vẫn chưa được đánh giá đúng mức.

Giới chuyên gia kinh tế trong nước cũng từng khuyến cáo các doanh nghiệp cần “nhìn lại” thị trường nội địa, tuy rằng việc tìm kiếm thị trường bên ngoài là cần thiết.

Theo TS Lưu Đức Hải - Trưởng ban Phát triển các ngành dịch vụ, Viện Chiến lược phát triển (Bộ KHĐT) thì việc khai thác thị trường nội địa còn bất hợp lý. Nhiều sản phẩm thuộc các ngành dệt may, chế biến thực phẩm, sản xuất các sản phẩm phụ trợ… đã xem nhẹ hoặc bỏ ngỏ thị trường nội địa.

Theo ông Hải, hiện ở một số nơi, một số lĩnh vực, một số sản phẩm vẫn còn tồn tại sự phân chia thị trường làm giảm sự phát triển của thị trường nội địa.

Theo TS Đoàn Thị Thùy Dương- Viện Chiến lược phát triển (Bộ KHĐT), nếu thị trường khu vực đô thị đã được chú ý thì tới đây doanh nghiệp cần hướng mạnh sang khu vực nông thôn.

Nếu thị trường đô thị là trung tâm tiêu thụ, phát luồng hàng, là đầu mối liên kết thị trường nội vùng với thị trường ngoài vùng, giữa thị trường trong nước với thị trường quốc tế thì cần được tổ chức thành hệ thống nhiều tầng, nhiều nấc, nhiều loại quy mô đan xen.

Còn với thị trường nông thôn phải hướng tới đảm bảo cho nông dân mua được vật tư cho sản xuất, hàng hóa cho tiêu dùng và sinh hoạt một cách thuận lợi, giá cả cạnh tranh.

(Theo Báo Đại đoàn kết)

In nội dung
Các tin đã đăng ngày:
 
Về đầu