ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TỈNH ĐỒNG NAI
 
Chưa có thông tin
 

Nội dung bản tin

 
Trách nhiệm của các tôn giáo trong việc phòng ngừa các tội phạm tàn ác
Đăng ngày: 16-11-2016 10:36
asp:Label ID="lblSummary" runat="server"
Vừa qua, tại văn phòng quan sát viên thường trực của Toà Thánh cạnh các tổ chức Liên Hiệp Quốc bên New York đã triệu tập một cuộc họp hàng lãnh đạo các tôn giáo về đề tài: “Xác nhận trách nhiệm che chở: vai trò của giới lãnh đạo tôn giáo trong việc phòng ngừa các tội phạm tàn ác”.
Cuộc họp này đã được Văn phòng quan sát viên thường trực của Toà Thánh tổ chức cùng với Văn phòng đặc trách về Phòng ngừa diệt chủng của Liên Hiệp Quốc.  Phát biểu trong dịp này có Đức Hồng y Pietro Parolin Quốc Vụ Khanh Toà Thánh, và các vị lãnh đạo Hồi giáo, Do thái và các tôn giáo thiểu số, cũng như các giới chức liên hệ của Liên Hiệp Quốc liên quan tới trách nhiệm che chở người dân.
Hồng y PietroParolin.jpg

                  Đức Hồng y Pietro Parolin phát biểu tại cuộc họp

Sau lời chào mừng của Đức Tổng Giám mục Bernardito Auza, Quan sát viên thường trực của Toà Thánh cạnh các tổ chức của Liên Hiệp Quốc tại New York; tới phiên ông Simon Adams, Giám đốc điều hành Trung tâm toàn cầu của trách nhiệm che chở. Ông Adam Dieng, cố vấn đặc biệt của văn phòng Liên Hiệp Quốc đặc trách việc phòng ngừa diệt chủng, trình bày chiến thuật khích lệ các vị lãnh đạo tôn giáo là các tác nhân tích cực trong việc phòng ngừa các tội phạm tàn ác, đặt biệt ngăn chặn việc xúi dục bạo lực. Ông Bani Dugal, Giám đốc tổ chức Bahai quốc tế, Imam Yahya Pallavicini, của cộng đoàn hồi giáo Ialia, rabbi Arthurr Schneier, rabbi trường hội đường Park East New York cũng đã lần lượt lên tiếng.

Trách nhiệm che chở là một điều lệ quốc tế tìm bảo đảm cho luật lệ quốc tế không thất bại trong việc ngăn chặn các tội phạm tàn ác như: Diệt chủng, tội phạm chiến tranh, thanh lọc chủng tộc và các tội chống lại nhân loại. Luật này đã được các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc đồng thanh chấp nhận trong hội nghị hồi năm 2005 có sự tham dự của các quốc trưởng và chính quyền toàn thế giới.

Mục đích của cuộc họp nói trên là cống hiến cơ hội cho một cuộc thảo luận về hoạt động không thể thiếu, mà các vị lãnh đạo tôn giáo và các tổ chức quốc tế có thể  làm để phòng ngừa các tội phạm tàn ác, cũng như xây dựng các xã hội hoà bình.

Để cho cuộc họp đem lại nhiều kết quả, đã có một bảng câu hỏi được phân phát để mọi người cùng suy tư: Các vị lãnh đạo tôn giáo và các tác nhân có thể cộng tác với các chính quyền và các cơ cấu khác như thế nào để trợ giúp họ trong trách nhiệm che chở và thăng tiến đối thoại và tôn trọng lẫn nhau và chấp nhận sự khác biệt? Các vị lãnh đạo tôn giáo và các tổ chức tôn giáo cần những gì nơi các chính quyền và các tổ chức khác để chu toàn sứ mệnh là những người làm hoà bình? Các vị lãnh đạo tôn giáo và các tác nhân có thể góp phần vào việc phòng ngừa và chống lại việc xúi dục hận thù, đối nghịch và bạo lực như thế nào? Các vị lãnh đạo tôn giáo có thể được khích lệ lên tiếng thế nào, không chỉ khi cộng đoàn của mình bị nhắm tới, nhưng cả khi các cộng đoàn tôn giáo khác bị tấn công nữa? Các cộng đoàn tôn giáo có thể sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội để có thể làm vang lên diễn văn tích cực của mình và tích cực thăng tiến sự khoan nhượng như thế nào? Sau các tình hình bạo lực tàn ác, các vị lãnh đạo tôn giáo và các tác nhân có thể góp phần vào việc thăng tiến sự thật và sự hoà giải cần thiết cho việc chữa lành các xã hội bị chia rẽ như thế nào?

Những gì Đức Giáo hoàng Phaolô VI nói trước hàng lãnh đạo toàn thế giới, khi đến viếng thăm và phát biểu tại Liên Hiệp Quốc ngày mùng 4 tháng 10 năm 1965 tức cách đây 61 năm, vẫn còn rất thời sự. Ngài ca ngợi Liên Hiệp Quốc như là một tổ chức có sứ mệnh cao quý là làm cho mọi dân tộc trở thành anh em với nhau, tuy khác biệt nhưng bình đẳng với nhau. Nhưng không thể là anh em, nếu không khiêm nhường. Chính kiêu căng, ngạo mạn khơi dậy các căng thẳng và chiến đấu cho uy tín, cho sự thống trị, cho khuynh hướng thực dân, cho ích kỷ và bẻ gẫy tình huynh đệ… Tổng thống John Kennedy đã nói một câu đáng ghi nhớ: “Nhân loại phải chấm dứt chiến tranh, hay chiến tranh sẽ chấm dứt nhân loại”. Chỉ cần nhớ tới máu của biết bao triệu người đã đổ ra, biết bao nhiêu khổ đau, các tàn sát vô ích và đổ vỡ kinh hoàng làm nảy sinh ra giao kèo hiệp nhất quý vị, với lời thề là lịch sử tưong lai của thế giới phải thay đổi: không bao giờ chiến tranh nữa, không bao giờ chiến tranh nữa! Hoà bình, hoà bình phải hướng dẫn vận mệnh của các dân tộc và của toàn nhân loại… Quý vị dư biết rằng hoà bình không chỉ được xây dựng với chính trị và sự cân bằng các lực lượng  và các lợi nhuận, nhưng còn được xây dựng với tinh thần, các tư tưởng, và các công việc hoà bình nữa…. Nếu quý vị muốn là anh em, thì hãy buông khí giới. Không thể yêu thương với vũ khí trong tay…Hãy sử dụng các số tiền khổng lồ để mua và sản xuất khí giới cho các chương trình phát triển kinh tế và thăng tiến an sinh cho các dân tộc….”

Tuy nhiên, vì các lý do lợi lộc chính trị, địa lý chiến lược và kinh tế, nhất là các lợi nhuận của kỹ nghệ sản xuất chế tạo và buôn bán đủ mọi thứ vũ khí tối tân, đã có rất ít chính quyền lắng nghe các lời thỉnh cầu và cảnh cáo của các vị lãnh đạo tôn giáo. Các lời kêu gọi của Đức Gioan Phaolô II đã không đưọc lắng nghe trong chiến tranh Yougoslavie, chiến tranh vùng Balcan, chiến tranh tại Iraq, vùng Trung Đông. Các lời Đức Biển Đức XVI kêu gọi đã không được lắng nghe trong chiến tranh vùng Bắc Phi và Trung Đông nảy sinh sau mùa xuân Ả Rập. Và trong mấy năm qua Đức Giáo hoàng Phanxicô đã mạnh mẽ tố cáo “Đệ Tam Thế Chiến từng mảnh” và kêu gọi hoà bình cũng không được các cường quốc và các lực lượng lâm chiến lắng nghe.

Khi duyệt xét lịch sử thế giới chúng ta nhận ra đã có biết bao cuộc diệt chủng được biết đến cùng như không hề được biết đến và ghi trong sử sách. Điều đó đòi hỏi các tôn giáo phải nỗ lực nhiều hơn nữa, bởi trách nhiệm của các tôn giáo là ngăn ngừa các tội phạm tàn ác.

Hữu Hòa

In nội dung
Các tin đã đăng ngày:
 
Về đầu